Các bệnh của ếch cảnh hiện nay có nhiều diễn biến phức tạp, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Một số bệnh của ếch phổ biến như: ếch bị bệnh đỏ chân, ếch bị bệnh vẹo cổ, ếch bị bệnh đường ruột… Vậy làm cách nào để có thể nhận biết được những dấu hiệu ếch bị bệnh và điều trị cho chúng. Tất cả đã được Pet Mart ghi chép đầy đủ nôi dung trong bài viết dưới đây.
ẩn
Ếch bị bệnh đỏ chân
Nguyên nhân ếch bị bệnh đỏ chân
Triệu chứng của ếch bị bệnh đỏ chân
Phương pháp điều trị cho ếch bị bệnh đỏ chân
Sử dụng kháng sinh
Tắm thuốc cho ếch bị bệnh đỏ chân
Phương pháp uống
Phương pháp tiêm
Bôi thuốc cho ếch bị bệnh đỏ chân
Ếch bị bệnh đường ruột
Bệnh của ếch gây chướng hơi
Ếch bị bệnh vẹo cổ, phù mắt
Bệnh của ếch do nhiễm trùng nấm mốc
Ếch bị bệnh phù chân
Bệnh của ếch kiểng do trùng bánh xe
Bệnh bong bóng trên ếch cảnh
Bệnh của ếch do thiếu Vitamin
Ếch bị bệnh mủ gan
Ếch bị bệnh đỏ chân
Nguyên nhân ếch bị bệnh đỏ chân
Đây là bệnh tổng hợp của việc nhiễm trùng nhiều loại vi khuẩn. Trong vòng đời ếch Pacman thì bệnh chân đỏ rất nguy hiểm. Tỷ lệ tử vong của ếch bị bệnh đỏ chân rất cao. Nó khiến cho những người nuôi ếch cảnh vô cùng lo lắng.
Thông thường, nguyên nhân gây bệnh của ếch là vì nơi nuôi dưỡng bẩn. Nước bể nuôi không sạch sẽ, mật độ nuôi dưỡng và sinh sản quá lớn. Hoặc do bên ngoài cơ thể ếch có vết thương. Do lây nhiễm nhiều loại vi khuẩn và nấm gây ra. Bệnh này một năm bốn mùa đều có thể phát sinh. Hơn nữa thời gian phát bệnh của ếch nhanh, truyền nhiễm mạnh, tỷ lệ tử vong cao. Là một trong những loại bệnh tật nghiêm trọng nguy hại cho ếch Pacman.
Triệu chứng của ếch bị bệnh đỏ chân
Các triệu chứng chính của ếch bị bệnh đỏ chân là ở phần da má trong chân sau, dưới bụng có nốt, đốm xuất huyết, dày đặc hình thành một mảng màu đỏ. Đầu ngón chân ếch phát sinh lở loét, phần cơ bụng, cơ ở chân, đùi có vết xuất huyết dạng sợi hoặc dạng đốm. Giải phẫu kiểm tra phát hiện lá lách sưng lớn, gan, thận có lúc có xuất hiện đốm xuất huyết hoặc vết xuất huyết.
Phương pháp điều trị cho ếch bị bệnh đỏ chân
Sử dụng kháng sinh
Tốt nhất nên tập trung những con ếch bị bệnh chân đỏ trong một bể hoặc ao nuôi. Dùng 500 – 1000 IU của bất kỳ loại kháng sinh nào như Streptomycin, Erythromycin, Chloramphenicol, Oxytetracycline, Tetracycline và Gentamicin tắm cho ếch bị bệnh.
Thời gian ngâm tắm là 30 – 60 phút. Trong trường hợp bệnh của ếch nghiêm trọng, mỗi kg ếch được tiêm lại bất kỳ loại kháng sinh nào nêu trên. Mỗi lần 40.000 – 50.000 IU (0.4-0.5mg). Mỗi ngày một lần, cho đến khi khỏi hoàn toàn.
Gentamicin, Kanamycin, Streptomycin, Oxytetracycline, Tetracycline, Erythromycin là những thuốc có độ nhạy cao đối với mầm bệnh chân đỏ ở ếch. Có thể dùng cách tiêm vào khoang bụng kết hợp với ngâm tắm Gentamicin.
Đây là phương pháp chữa bệnh của ếch cảnh hiệu quả nhất. Ngâm tắm cho ếch bị bệnh đỏ chân kết hợp với uống Oxytetracycline để chữa trị mang lại hiệu quả khá tốt. Trước khi phát bệnh dùng thuốc phòng ngừa thì hiệu quả tốt hơn so với việc dùng thuốc khi đã phát bệnh.
Tắm thuốc cho ếch bị bệnh đỏ chân
Ở giai đoạn đầu phát bệnh có thể đưa ếch bệnh vào trong nhà. Mỗi con ếch bị bệnh đỏ chân được ngâm trong 15 – 30 phút với 8g dung dịch Đồng Sunfate trên 1m³. Hoặc ngâm với dung dịch Sulfazone 20% trong vòng 24 giờ. Hoặc sử dụng 100ml dung dịch muối Glucose 25%, 400.000 IU (0.25g) Kali Penicillin, ngâm trong 3 – 5 phút.
Phương pháp rắc: mỗi m³ nước dùng 0.05 – 0.1g Norfloxacin hoặc 1.5g đồng Sunfat hoặc 1.5 – 3g ngũ bội tử thụ (cây muối) rắc khắp quanh ao nuôi. Hoặc dùng vi khuẩn thiên địch để làm cho nước ao nuôi có nồng độ 0.6ppm, rắc khắp ao nuôi.
Phương pháp uống
Dùng 100 ml dung dịch muối Glucose 25% cộng với 0.25g Kali Penicillin. Cho vào trong khoang của ống Xilanh, mỗi 200 – 250g ếch bệnh cho uống 2ml.
Phương pháp tiêm
Khi tình trạng bệnh nghiêm trọng, mỗi kg ếch bệnh có thể sử dụng 0.08g Gentamicin, dung dịch Glucose 10% tiêm vào khoang bụng. Mỗi ngày một lần cho đến khi được chữa khỏi.
Bôi thuốc cho ếch bị bệnh đỏ chân
Bệnh của ếch có thể bôi bằng thuốc mỡ Erythromycin vào những chỗ tổn thương trên bề mặt cơ thể. Điều này có một tác dụng nhất định. Nói chung, đầu tiên dùng nước muối ăn 10% -15% lau những chỗ bị bệnh. Sau đó, sử dụng Kali Permanganat được ngâm với nồng độ 30g/m3 nước trong 5 – 10 phút. Đồng Sunfat nồng độ 1.5g/m3 nước, vẩy rắc khắp ao nuôi.
Sau đó, hợp chất Sulfamethoxazole với liều 200 mg/ kg trọng lượng cơ thể trộn vào trong thức ăn cho ăn. Liều lượng giảm một nửa từ ngày thứ hai đến thứ bảy. Norfloxacin được dùng với liều 30 – 50 mg/kg trọng lượng cơ thể.
Tiến hành cho ăn một lần một ngày, liên tục trong năm ngày. Oxytetracycline là 3 – 6g/m³ nước, ngâm trong 30 – 60 phút. Mỗi ngày một lần, dùng liên tục trong 2 – 3 ngày. Doxycycline được cho ăn với liều 30 – 50 mg/kg trọng lượng cơ thể. Hai lần một ngày, liên tục trong 3 – 5 ngày. Chú ý Penicillin, Furazolidone, Sulfadiazine, thuốc tím, Calcium hypochlorite… không hiệu quả đối với bệnh chân đỏ. Không nên sử dụng.
Ếch bị bệnh đường ruột
Ếch bị bệnh đường ruột sẽ xuất hiện các hiện tượng bỏ ăn, yếu và luôn khép mắt. Khi bạn chạm vào chúng, chúng sẽ co lại. Các bệnh của ếch về đường tiêu hóa hầu hết đều từ miệng mà ra. Đừng để ếch cảnh ăn một số thực phẩm hư hỏng.
Làm sạch thức ăn mỗi ngày và dọn dẹp sạch tàn dư thức ăn còn lại. Thay nước 2 ngày/lần. Bạn có thể cho êch uống viên nấm men mỗi sáng và tối, mỗi lần 1/2 viên sẽ trợ giúp ếch tiêu hóa, sẽ có hiệu quả sau 3 ngày. Sau khi ếch bị bệnh đường ruột hồi phục sức khỏe, cần chú ý hơn tới việc lựa chọn thức ăn cho chúng.
Bệnh của ếch gây chướng hơi
Bệnh của ếch do thức ăn bị ôi thiu, nguồn nước bị dơ cũng làm ếch bị trướng hơi sình bụng. Khi bị trướng hơi thấy bụng ếch phồng lên, nằm yên một chỗ, vận động khó khăn. Một số con có hậu môn lòi ra, ruột bị sưng, mỏng và có màu đỏ. Trong ruột có dịch lỏng có lẫn một ít thức ăn.
Cần vệ sinh kỹ môi trường nuôi. Cho ăn thức ăn đảm bảo vệ sinh, chất lượng. Không nên cho ăn quá dư thừa, thức ăn có hàm lượng Protein cao, dễ tiêu hoá, không bị ẩm mốc… Sau khi cho ăn no phải dọn sạch thức ăn thừa, vệ sinh sạch sẽ.
Định kỳ trộn các men (enzymes) tiêu hoá vào thức ăn của ếch (2-3g men Lactobacillus trong 1 kg thức ăn). Thay nước thường xuyên và giữ nước nuôi sạch. Khi thấy ếch bị bệnh thì ngưng cho ăn trong 1 – 2 ngày, làm vệ sinh môi trường nuôi. Trộn vào thức ăn Anti-Red và Trimesul, V 200 cho ăn liên tục 5 ngày.
Ếch bị bệnh vẹo cổ, phù mắt
Bệnh của ếch được gây ra bởi vi khuẩn Pseudomonas sp. Khi ếch bị bệnh mắt có mủ ở mí mắt, mắt bị viêm sưng, trắng đục. Thông thường xảy ra trên một mắt trước rồi sau đó lây qua mắt còn lại làm mù cả hai mắt. Cột sống bị biến dạng làm cho cổ quẹo, thân hơi cong nghiêng, ếch không bơi lội được bình thường mà chỉ xoay tròn hoặc nằm ngửa bụng, không ăn và chết sau vài hôm.
Phòng bệnh của ếch bằng cách trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn để phòng vi khuẩn xâm nhập. Cô lập ao nuôi bị bệnh, nếu bị nặng thì bỏ để khỏi lây lan sang ao nuôi khác. Điều trị cho ếch bị bệnh vẹo cổ bằng cách loại bỏ những con đã mắc bệnh.
Sau đó khử trùng ao nuôi bằng Iodine (PVP Iodine) liều lượng 5 – 10ml/mét khối nước hoặc dùng Vetindine (3-7 ml/mét khối) nước tạt khắp nơi trong ao/bể sau 6 giờ thay nước và bón vôi bột (10g/mét khối) xử lý liên tục 3 – 4 ngày. Nếu bệnh của ếch bị nhẹ có thể tắm bằng nước muối 2% trong vòng 10 phút. Trộn thuốc kháng sinh với thức ăn để đề phòng vi khuẩn xâm nhập những con còn lại hoặc hủy hết ếch đang nuôi trong hồ bị bệnh.
Bệnh của ếch do nhiễm trùng nấm mốc
Lý do khiến ếch cảnh bị nấm mốc là do cơ thể có vết thương. Và sau đó xuất hiện những đốm nấm tựa như sợi do nhiễm trùng nấm mốc gây ra. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể sử dụng thuốc tím (Kali Pemanganat) có bán tại các hiệu thuốc 1% để giải quyết.
Ếch bị bệnh phù chân
Như tên gọi, bệnh của ếch do nhiễm vi khuẩn sau khi bị thương ở chân và khiến chân phù lên như khối u. Đồng thời, bệnh sẽ đi kèm với việc mất cảm giác ngon miệng, cuối cùng sẽ khiến ếch chết do suy dinh dưỡng. Bạn nên ngâm chân của ếch bệnh trong dung dịch thuốc tím 30mg/L trong khoảng 15 phút đồng thời cho ăn 1,5 viên Tetracycline hai lần một ngày, liên tục trong 3 ngày.
Bệnh của ếch kiểng do trùng bánh xe
Bệnh do ký sinh trùng Trichodina ký sinh trên da ếch ở giai đoạn nòng nọc khi trời nắng nóng, có gió đông. Khi đó da ếch tiết ra nhiều chất nhờn tạo ra những điểm màu trắng bạc, ếch sẽ bỏ ăn và chết hàng loạt. Bệnh của ếch được điều trị bằng cách dùng dung dịch sunfat đồng liều lượng 0,5 – 0,7g/mét khối. Phun toàn bộ bể nuôi sau 6 giờ thì thay nước. Tắm cho ếch với liều lượng 1 – 2g/mét khối trong vòng 10 – 15 phút, hay tắm trong nước muối 2 – 3% trong vòng 10 – 15 phút.
Bệnh bong bóng trên ếch cảnh
Ếch kiểng bị bệnh sẽ phù lên thành một quả bóng, chúng không thể bơi hoặc lặn trong nước, chỉ có cái bụng nổi lên trên mặt nước và cuối cùng sẽ khiến ếch tử vong. Bệnh gây ra bởi nước bị nhiễm bẩn, ếch nuốt chửng lượng lớn các bong bóng được tạo ra bởi quá trình lên men. Điều này đòi hỏi chủ nuôi phải thay thế nguồn nước 3 ngày/lần và làm sạch thức ăn còn lại trong bể nuôi. Đồng thời, đặt êch bị bệnh vào thùng keo và đổ đầy nước cao 20 cm, để chúng từ từ xả khí ra khỏi bụng.
Bệnh của ếch do thiếu Vitamin
Bong da là căn bệnh gây ra do thiếu Vitamin và các nguyên tố vi lượng, bệnh của ếch này sẽ có hiện tượng bong da và tắc mạch máu ở lưng. Bạn chỉ cần thêm đúng lượng Vitamin và nguyên tố vi lượng vào thức ăn là được rồi!
Để trở thành một chủ sở hữu đạt yêu cầu, việc đảm bảo rằng sức khỏe của vật nuôi là ưu tiên hàng đầu, chúng ta phải chú ý quan sát nhiều hơn trong quá trình nuôi dưỡng hàng ngày và cố gắng hết sức tránh để thú cưng bị bệnh.
Ếch bị bệnh mủ gan
Bệnh của ếch do vi khuẩn Edwardsella gây ra (thường xảy ra trên cá tra) với triệu chứng có những đốm trắng li ti trên gan ếch khi giải phẫu. Ếch bệnh thường bỏ ăn, ốm, ít hoạt động. Bệnh này có thể trị bằng cách trộn kháng sinh Enrofloxacin với các loại sản phẩm giải độc gan (Sorbitol) có bán trên thị trường theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bệnh của ếch tuy có thể gây nguy hiểm đến tính mạng những vẫn còn cơ hội cứu sống nếu điều trị kịp thời. Khi nuôi dưỡng và chăm sóc ếch cần chú ý quan sát những dấu hiệu lạ. Đồng thời quan tâm tới việc lựa chọn thức ăn cho ếch cảnh, đảm bảo môi trường sinh thái cho ếch khi nuôi trong chuồng.
Biên tập viên
Bài mới
- Tin tức23 Tháng tư, 202410 tips chụp ảnh thú cưng tại nhà siêu đơn giản, dễ thực hiện
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Khứu giác nhạy cảm của chó đánh hơi được bệnh ung thư
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Cách nuôi và huấn luyện chó Yorkshire Terrier
- Tin tức21 Tháng Một, 20245 mẫu chuồng nuôi chó cảnh thông dụng nhất hiện nay