Bệnh ở rùa cảnh nếu không kịp thời phát hiện có thể khiến chúng chết đi rất nhanh chóng. Đặc biệt là những người nuôi rùa cảnh đắt tiền sẽ gây ra những tổn thất về kinh tế và tinh thần.
ẩn
Bệnh thối mai, thối da ở rùa
Bệnh viêm phổi ở rùa
Rùa bị bệnh cảm cúm
Rùa bị khó sinh
Bệnh Herpes ở rùa Sulcata
Rùa bị đuối nước
Bệnh ở rùa gây ra sự gầy ốm
Bệnh gan nhiễm độc ở rùa
Gan rùa bị nhiễm độc do thuốc
Nguyên nhân
Phòng ngừa
Rùa Sulcata, rùa Tai Đỏ chết đột ngột do gan nhiễm mỡ
Nguyên nhân
Triệu chứng bệnh ở rùa
Phòng tránh và điều trị
Một số hiện tượng, bệnh của rùa nước khác
Rùa bò lê lết
Rùa bị đột tử
Rùa tự cắn đuôi
Để tránh được rủi ro, bạn cần quan tâm và chăm sóc chúng nhiều hơn. Có nhiều bệnh ở rùa thậm chí còn gây ra những cái chết cực kỳ nhanh chóng. Có thể đọc bài viết dưới đây của Pet Mart để thấy rõ hơn.
Bệnh thối mai, thối da ở rùa
Rùa có yêu cầu về nước cao hơn rất nhiều so với những động vật thủy sinh khác. Có trường hợp chủ nuôi không tin, dùng nước xanh lục nuôi rùa, lại không kiểm soát chất lượng nước cho tốt. Kết quả rùa bị thối da, thối mai nghiêm trọng. Trong quá trình trị liệu lại không quan tâm thỏa đáng, cuối cùng dẫn đến cái chết cho rùa.
Bệnh viêm phổi ở rùa
Căn cứ theo nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở rùa cảnh có thể phân thành vi khuẩn, nấm, virus, Mycoplasma, Chlamydia. Loại viêm phổi thường gặp nhất là viêm phổi do vi khuẩn.
Khi điều trị cho rùa bị viêm phổi nhất định phải làm rõ xem nguyên nhân gây bệnh. Sau đó mới tiến hành dùng thuốc thì mới có thể khiến cho rùa hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Rùa bị bệnh cảm cúm
Rùa chọn sinh sản trong khoảng thời gian không nóng cũng không lạnh vào tháng 6 – 9 hàng năm. Điều này cho thấy chúng sợ lạnh hơn là nóng. Nếu thể chất của rùa kém, nhất là những cá thể vừa mua về, không cẩn thận rất dễ nhiễm cảm mạo, nếu không phát hiện kịp thời rất dễ dẫn đến viêm phổi và tử vong.
Rùa bị khó sinh
Có thể nguyên nhân gây bệnh ở rùa do quá mập, hoặc cũng có thể do mắc bệnh trong mùa đông, hoặc do tử cung mở không đủ lớn. Rùa hộp hay các loài Rùa cạn rất dễ gặp tình trạng khó sinh. Nếu trứng rùa thối trong bụng rùa, nhất định sẽ dẫn đến tử vong.
Bệnh Herpes ở rùa Sulcata
Herpes virus là một trong những loại virus đa dạng nhất trên thế giới với hàng ngàn chủng khác nhau trong cùng nhóm. Gần như mọi dạng sống trong đó có người hay các loại rùa cảnh đều mang virus đặc hữu của loài.
Bệnh ở rùa này có triệu chứng chảy nước dãi liên tục, sưng tấy mồm miệng họng, có vết loét và không thể ăn uống. Nổi mụn đơn lẻ hoặc thành cụm trên da và niêm mạc. Lờ đờ mệt mỏi, hay nhắm mắt và ngủ nhiều. Nếu không điều trị thì chết rất nhanh.
Rùa bị đuối nước
Rùa non rất khó lật mình, điều này sẽ khiến chúng đuối nước. Với những cá thể đã từng bị đuối nước, chủ nuôi bắt buộc phải để ý đến vì sẽ có lần 2, lần 3… Khi Rùa cái được chuyển vào bể mới, gặp quá nhiều rùa đực hoặc rùa đực quá mạnh mẽ cũng rất dễ gây hiện tượng đuối nước khi giao phối và dẫn đến tử vong.
Bệnh ở rùa gây ra sự gầy ốm
Chức năng tiêu hóa của rùa Hộp ba vạch khá yếu, nếu cho ăn quá nhiều có thể gây ra hiện tượng trao đổi chất bất thường. Có trường hợp chủ nuôi đã nuôi qua 2 chú rùa nhưng vẫn không nuôi cho chúng béo lên được, cho ăn nhiều một chút, không cẩn thận là rùa tử vong ngay.
Bệnh gan nhiễm độc ở rùa
Đây là tình trạng gan bị nhiễm độc trực tiếp hoặc do các bệnh khác gián tiếp khiến gan bị nhiễm độc. Trong trường hợp này, bệnh ở rùa này sẽ có biểu hiện chậm chạp, lười ăn, rùa bỏ ăn, gầy ốm… Để phòng ngừa gan nhiễm độc, chủ yếu nằm ở hai phương diện thực phẩm và vệ sinh.
Nên làm tốt công tác kiểm tra sức khoẻ định kì cho rùa cảnh. Đồng thời chú ý đến vệ sinh môi trường và vệ sinh thực phẩm. Định kì làm công tác dọn dẹp, khử độc cho chuồng nuôi và các vật dụng. Đảm bảo nhiệt độ ổn định, tránh để lúc nóng lúc lạnh.
Giữ thực phẩm tươi ngon, không chất độc hại. Nếu rùa có biểu hiện ốm, cần lập tức tiến hành cách li để tránh truyền nhiễm. Phương pháp điều trị chủ yếu vẫn phải dựa vào thuốc, cần có phương án điều trị cụ thể, chuyên nghiệp.
Gan rùa bị nhiễm độc do thuốc
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh ở rùa là do sử dụng thực phẩm hoặc thuốc không hợp lí. Chủ yếu do ăn phải các chất gây hại cho gan. Có thể sử dụng thuốc quá liều, dùng không đúng cách. Trong trường hợp này, rùa sẽ có biểu hiện hoạt động thất thường. Ví dụ như không ngừng xoay vòng vòng trong nước. Còn xuất hiện hiện tượng lười ăn, bỏ ăn…
Phòng ngừa
Bệnh ở rùa do “ăn nhầm thuốc” gây ra nhưng thực ra rất dễ phòng ngừa. Chỉ cần bạn có hiểu tường tận về thuốc là có thể tránh được tình trạng sai lầm khi sử dụng. Đối với việc ảnh hưởng của thuốc, ngoài gan, thận còn có thể bị ảnh hưởng.
Do đó không phải tất cả thuốc đều sẽ được gan xử lí, mà gan cũng có mức độ chịu đựng nhất định. Bạn cũng có thể sử dụng những loại thuốc được tổng hợp qua thận để làm giảm áp lực của gan. Khi sử dụng thuốc, nhất định cần dựa vào hướng dẫn cụ thể của bác sĩ thú y.
Đảm bảo hiệu quả của thuốc, tránh xảy ra những rắc rối. Thông thường dùng thuốc 3 ngày sẽ ngưng 1 ngày. Liều lượng thuốc mỗi lần cũng cần đảm bảo phù hợp. Trong lúc cho rùa uống thuốc cần chú ý quan sát, đảm bảo kịp thời ngừng thuốc và xử lí nếu có vấn đề phát sinh.
Rùa Sulcata, rùa Tai Đỏ chết đột ngột do gan nhiễm mỡ
Nguyên nhân
Do ăn quá nhiều thực phẩm giàu mỡ, Protein và Cholesterol trong thời gian dài, khiến gan phải chịu áp lực quá lớn. Đây cũng được gọi là bệnh béo phì. Thực ra không chỉ với rùa, người và các động vật khác đều có khả năng mắc bệnh này.
Triệu chứng bệnh ở rùa
Triệu chứng bệnh vô cùng rõ ràng, chủ yếu gồm tứ chi béo mập, mất thăng bằng, hành động chậm chạp, trôi nổi trên mặt nước. Đồng thời cũng có biểu hiện bỏ ăn. Loại bệnh này do ăn nhiều mỡ quá mà thành. Chính vì vậy người nuôi chú ý đừng nên ăn uống quá tốt.
Phòng tránh và điều trị
Thông thường nên cho rùa ăn thịt một cách hợp lí. Các loại thịt giàu Protein như thịt lợn, ăn quá nhiều sẽ gây áp lực về lượng mỡ. Nên đảm bảo thức ăn đa dạng, đồng thời cũng định kì cho ăn các loại rau quả.
Mỗi bữa không nên cho ăn quá nhiều, no 7 phần là đủ. Cần tăng cường vận động, có thể rèn luyện bằng cách để rùa cõng nhiều thứ trên lưng di chuyển hoặc để chúng lặn sâu hơn.
Mỗi giống rùa lại có những đặc điểm tính cách, môi trường sống và thức ăn khác nhau. Bạn có thể tham khảo các bài viết cụ thể về chi tiết hơn về rùa Tai Đỏ, rùa Cá Sấu, rùa Da Báo… để rõ hơn.
Một số hiện tượng, bệnh của rùa nước khác
Rùa bò lê lết
Rùa được nuôi trong bể gốm trơn nhẵn hay trong bể kính cũng khá phổ biến, nếu lớn lên trong môi trường ít ma sát như bể kính, nền đá hoa, động tác bò của Rùa cũng sẽ trở nên “kì dị”, ví dụ như trượt bằng phần yếm bụng.
Rùa bị đột tử
Vào những ngày nóng đỉnh điểm, thấy rùa khác lớn nhanh, chủ nuôi liền chỉnh nhiệt độ lên hơi cao một chút, cho ăn thức ăn nhiều Protein, sau đó liền phát hiện: Rùa hôm nay còn khỏe, có khi ngày mai đã chết mất rồi.
Rùa tự cắn đuôi
Hiện tượng này khá phổ biến ở rùa giống, rùa sau khi cách ly. Hơn nữa khi cắn đứt rồi rất dễ lại lặp lại.
Biên tập viên
Bài mới
- Tin tức23 Tháng tư, 202410 tips chụp ảnh thú cưng tại nhà siêu đơn giản, dễ thực hiện
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Khứu giác nhạy cảm của chó đánh hơi được bệnh ung thư
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Cách nuôi và huấn luyện chó Yorkshire Terrier
- Tin tức21 Tháng Một, 20245 mẫu chuồng nuôi chó cảnh thông dụng nhất hiện nay