Việc nuôi Vẹt cảnh đã không còn xa lạ đối với người chơi chim. Hiện nay có nhiều giống vẹt được nuôi làm thú cưng như vẹt Yến Phụng, Vẹt Xám Úc, Lovebird… Tuy nhiên trong quá trình nuôi dưỡng, Vẹt có thể bị bệnh trầm cảm. Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh trầm cảm ở Vẹt chính là rỉa lông. Việc rỉa lông không chỉ sẽ khiến cho Vẹt mấy đi vẻ đẹp bên ngoài. Hơn nữa còn có thể tạo thành tổn thương trên làn da của vẹt. Bên cạnh đó còn có một số triệu chứng nghiêm trọng hơn. Ví dụ như sẽ đâm đầu vào tường khiến mình bị thương. Chủ nhân cần phải phát hiện kịp thời. Vậy thì nguyên nhân chủ yếu khiến vẹt bị bệnh trầm cảm là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của petmart.vn.
ẩn
Vẹt bị bệnh trầm cảm do nhàm chán
Cảm xúc lo lắng khiến Vẹt bị bệnh trầm cảm
Trầm cảm khi tới mùa sinh sản và do môi trường xa lạ
Vẹt bị bệnh trầm cảm do nhàm chán
Nguyên nhân đầu tiên cũng là nguyên nhân phổ biến nhất là nhàm chán. Vẹt là một người bạn nhỏ hoạt bát hiếu động. Ví dụ như thời gian dài bị buộc ở cầu đứng, hoặc là luôn luôn bị nhốt ở trong lồng. Không có ai bầu bạn để có thể chơi hoặc là những thứ muốn chơi đều chơi chán rồi, nó sẽ bắt đầu cảm thấy nhàm chán.
Không có việc gì làm không có cái gì chơi thì làm như thế nào? Nếu như lúc này chú chim nhỏ đột nhiên phát hiện ra lông trên cơ thể mình dường như có chút gì đó hay ho. Việc nhổ lông hình như có hơi đau một chút, có hơi kích thích lại không quá đau đớn. Giống như chúng ta tự bóc vảy da trên vết thương của chúng ta vậy. Tiếp sau đó, chúng có thể tự nhổ trụi lông của mình.
Cảm xúc lo lắng khiến Vẹt bị bệnh trầm cảm
Tiếp theo là bởi vì cảm xúc lo lắng, chú Vẹt nhỏ đáng yêu đột nhiên phát hiện ra thời gian của chú nhân bên cạnh mình trở nên ít đi. Nó sẽ bắt đầu lo lắng căng thẳng. Giống như một số người trong trạng thái căng thằng sẽ tự chơi với ngón tay, tóc của mình. Chúng cũng sẽ bắt đầu rỉa lông của mình.
Ngoài ra những con Vẹt có cá tính tương đối hướng nội. Bởi vì thường thường sẽ có người lại muốn chơi với nó, trêu chọc nó, khiến cho cảm xúc của nó trở lên lo lắng, căng thẳng, và bắt đầu có động tác mổ lông thành thói quen.
Trầm cảm khi tới mùa sinh sản và do môi trường xa lạ
Khi đến mùa sinh sản, có một số con chim cũng sẽ có sự thay đổi của hooc-mon mà cảm xúc cũng sẽ trở nên căng thẳng. Chúng sẽ có hành vi rỉa lông. Nguyên nhân kiểu này chỉ cần qua thời gian động dục, thì tình trạng rỉa lông sẽ được cải thiện.
Cũng có thể để chúng thay đổi sang một môi trường xa lạ phải chịu áp lực một cách đột ngột. Ví dụ như có loài thú cưng khác hoặc loài chim khác ở trong đó. Điều này khiến chúng cảm thấy không còn được yêu thương và bị đe dọa. Vẹt lo lắng bất an, sinh ra cảm xúc căng thẳng. Từ đó phát sinh hiện tượng nhổ lông tự hại mình.
Thông thường đối với chim mà nói rỉa lông có ảnh hưởng không lớn tới sức khỏe của chúng. Chúng có khả năng sẽ khiến bộ lông của mình không đều nhau. Thậm trí là trụi và không có cách nào bay được.
Nếu như lông đều bị nhổ sạch từ tận gốc, thì lúc này nên giúp chúng bổ sung nhiều chất khoáng, vitamin và nguyên tố vi lượng hơn. Việc này giúp cho lông mới của chúng phát triển. Một số ít sẽ nhổ đến khi tróc da, chảy máu. Thậm chí là nhìn thấy xương, lúc này cần phải căn cứ vào tình trạng vết thương để làm sạch và khử trùng vết thương một cách hợp lý. Lúc cần thiết phải băng bó vết thương lại.
Biên tập viên
Bài mới
- Tin tức23 Tháng tư, 202410 tips chụp ảnh thú cưng tại nhà siêu đơn giản, dễ thực hiện
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Khứu giác nhạy cảm của chó đánh hơi được bệnh ung thư
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Cách nuôi và huấn luyện chó Yorkshire Terrier
- Tin tức21 Tháng Một, 20245 mẫu chuồng nuôi chó cảnh thông dụng nhất hiện nay