Rùa Cá Sấu bỏ ăn và bị nhiễm bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Mặc dù là giống rùa cảnh được nuôi phổ biến nhất sau rùa Tại Đỏ nhưng số người có kinh nghiệm chăm sóc chúng không nhiều. Chính vì vậy, trong quá trình nuôi nhiều người không nhận thức được tình trạng sức khỏe của rùa Cá Sấu. Đặc biệt là tình trạng rùa Cá Sấu bỏ ăn sau đó bị nhiễm bệnh mà không hề hay biết.
ẩn
Tổng quan về rùa Cá Sấu
Rùa Cá Sấu ăn gì? Nguyên nhân rùa Cá Sấu bỏ ăn
Rùa Cá Sấu bỏ ăn do thay đổi môi trường sống
Rùa Cá Sấu bỏ ăn do nhiệt độ không thích hợp
Rùa Cá Sấu bỏ ăn do thực phẩm có vấn đề
Rùa Cá Sấu bị bệnh mắt trắng
Triệu chứng bệnh mắt trắng ở rùa
Điều trị bệnh mắt trắng cho rùa Cá Sấu
Phòng bệnh cho rùa Cá Sấu
Rùa Cá Sấu bị bệnh nấm
Triệu chứng bệnh nấm ở rùa
Cách điều trị cho rùa bị nấm
Rùa Cá Sấu bị bệnh phổi
Nguyên nhân rùa bị bệnh phổi
Cách điều trị bệnh phổi cho rùa
Lưu ý khi nuôi và mua rùa Cá Sấu làm cảnh
Môi trường sống của rùa
Phơi nắng cho rùa
Nhiều người cho rằng rùa ăn ít, tiêu hóa chậm nên việc bỏ ăn là việc bình thường. Tuy nhiên, đây lại là một dấu hiệu liên quan tới bệnh lý của chúng. Nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Chi tiết và cụ thể ra sao, mời bạn đọc theo dõi những phân tích quan trọng dưới đây của Pet Mart.
Tổng quan về rùa Cá Sấu
Rùa Cá Sấu có nhiều loại khác nhau, tuy nhiên nuôi phổ biến nhất hiện nay vẫn là rùa Cá Sấu Alligator Snapping Turtle. Loài rùa này được du nhập vào Việt Nam vào khoảng năm 2013. Cho đến nay, chúng ngày càng trở lên phổ biến và chúng trở thành loài bò sát cảnh được nuôi nhiều nhất ở nước ta.
Rùa Cá Sấu là rùa cảnh nước ngọt lớn nhất nặng nhất tại Bắc Mỹ. Nó được tìm thấy ở hầu hết các kênh, sông và hồ. Kích thước của chúng có sự khác nhau giữa con đực và con cái. Con đực có chiều dài của mai tầm 70cm, nặng khoảng 60kg. Con cái nhỏ hơn chỉ tầm 40cm và nặng khoảng 30kg.
Đây chỉ là số liệu trung bình, ở những môi trường khác nhau sẽ có sự phát triến khác nhau. Tuổi thọ củ chúng cũng tương đối cao, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuổi thọ của rùa hoang dã chưa được công bố. Nhưng có nhiều ý kiến cho rằng nó có thể sống đến 150 tuổi. Tuổi thọ của rùa Cá Sấu nhà nuôi thường là 20 – 70 tuổi.
Rùa Cá Sấu ăn gì? Nguyên nhân rùa Cá Sấu bỏ ăn
Rùa Cá Sấu bỏ ăn do thay đổi môi trường sống
Khi bước vào một môi trường mới, việc những con rùa Cá Sấu bỏ ăn, không ăn thức ăn là điều bình thường. Bởi vì chúng không quen với môi trường mới, không có cảm giác an toàn và không thèm ăn. Tại thời điểm này, tất cả những gì chúng ta có thể làm là chờ đợi.
Đợi cho đến khi nó quen thuộc với môi trường mới. Nhưng nếu bạn thực sự không cảm thấy yên tâm, bạn có thể đặt nó ở một nơi tối. Đảm bảo yên tĩnh để sống trong 2 ngày. Hoặc thậm chí lâu hơn vì rùa Cá Sấu thích ăn trong bóng tối. Điều này có thể thúc đẩy nó thích nghi với môi trường mới nhanh hơn.
Rùa Cá Sấu bỏ ăn do nhiệt độ không thích hợp
Nhiệt độ tối ưu để nuôi rùa cá sấu là từ 27 – 30°C. Nếu nhiệt độ quá thấp, rùa Cá Sấu bỏ ăn và có thể có hiện tượng ngủ đông. Khi ngủ đông chúng sẽ không ăn hoặc uống. Nếu rùa Cá Sấu bỏ ăn vì lý do này, bạn chỉ cần tăng nhiệt độ để làm nóng nước là được.
Rùa Cá Sấu bỏ ăn do thực phẩm có vấn đề
Rùa Cá Sấu là một động vật ăn thịt. Thức ăn cho rùa Cá Sấu chủ yếu là sinh vật sống. Nếu có điều kiện, tốt nhất là tìm một số loài cá hoặc giun đất sống cỡ nhỏ để dụ rùa Cá Sấu tự kiếm ăn. Mặc dù là một động vật ăn thịt nhưng thịt không phải là tất cả.
Ngoài thịt lợn, thịt cừu, thịt bò nạc tươi và các sinh vật sống thì rau và trái cây tươi, chúng đều có thể ăn được. Sự kết hợp của thịt và rau vẫn là hợp lí nhất. Bởi vì các loại thức ăn mà mỗi con rùa Cá Sấu yêu thích là khác nhau. Bạn phải để chúng tự chọn thức ăn. Nếu sức ăn của chúng không tốt, hãy cho chúng ăn một ít “đồ chua” và kích thích sự thèm ăn của chúng.
Trên thực tế, rùa cần phải ăn rất nhiều thứ để phát triển tốt. Nếu nó đột nhiên rùa Cá Sấu bỏ ăn vào bất cứ ngày nào, bạn phải tìm ra nguyên nhân. Bởi vì có rất nhiều lý do khiến rùa không ăn được. Cần giải quyết vấn đề tuyệt thực của rùa tốt nhất. Nếu các phương pháp trên không mang lại hiệu quả, bạn nên tìm đến bác sĩ thú y để giúp đỡ. Đặc biệt, không được tùy tiện cho rùa uống thuốc, điều này rất nguy hiểm.
Rùa Cá Sấu bị bệnh mắt trắng
Triệu chứng bệnh mắt trắng ở rùa
Rùa Cá Sấu Alligator bị bệnh có biểu hiện rõ ràng nhất là viêm mắt, hai mắt sưng đỏ. Giác mạc và niêm mạc mũi bị lở loét. Bên ngoài tròng mắt bị bao phủ một lớp màng nhầy màu trắng đục. Mắt rùa lờ đờ, không mở to như bình thường.
Những con rùa bị bệnh thường dùng chân trước để gãi mắt. Rùa hoạt động chậm và yếu, sức ăn giảm sút, rùa Cá Sấu bỏ ăn và không ham bắt mồi như trước. Rùa bị bệnh lâu này nếu không được điều trị có thể dẫn đến mù lòa.
Cơ thể rùa ngày càng yếu dần và chết do suy dinh dưỡng. Một số con rùa bị bệnh chỉ viêm một mắt khi bắt đầu bệnh. Nếu không có biện pháp nào được thực hiện, các triệu chứng sẽ sớm xuất hiện ở mắt còn lại.
Điều trị bệnh mắt trắng cho rùa Cá Sấu
Để điều trị bệnh cho rùa trước tiên cần cho ăn gan động vật nhiều hơn. Nhất là gan lợn, bò. Kết hợp điều trị bằng thuốc. Có 3 cách thường được người nuôi áp dụng:
- Điều trị bằng thuốc chứa thành phần Ethacridine lactate (như Rivanol). Pha thuốc với nước thành dung dịch tỉ lệ 1%. Cho rùa tắm mỗi ngày một lần, một lần 40 – 60 giây, liên tục trong 3 – 8 ngày.
- Cho rùa tắm trong nước pha dung dịch kháng sinh Nitrofurazone (hoặc Furazolidone). Nồng độ 20 mg/L với rùa mới sinh, 30 mg/L với rùa non và rùa trưởng thành. Ngâm mỗi ngày 1 lần, mỗi lần ngâm 40 phút, trong 3 – 5 ngày.
- Bôi thuốc mỡ Miconazole (Daktarin) mỗi ngày cho đến khi khỏi hẳn.
Lưu ý khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y nếu bạn không có chuyên môn về y tế.
Phòng bệnh cho rùa Cá Sấu
Để phòng bệnh mắt trắng, người nuôi cần duy trì môi trường nước phù hợp với rùa. Chú ý các điều kiện như nhiệt độ, ánh sáng… Nhất là trước và sau mùa đông hoặc khi chuyển mùa. Khi rùa mới mua về bắt đầu ăn. Nhằm tăng cường dinh dưỡng và tăng cường khả năng kháng bệnh cho rùa.
Khử trùng dụng cụ nuôi rùa, chuồng nuôi rùa, bể rùa, thức ăn… thường xuyên. Trước khi thả rùa vào bể, người nuôi cần ngâm bể với nước muối 10%. Ngâm trong 30 phút, rửa sạch bằng nước ngọt rồi mới thả rùa. Ngâm rùa trong dung dịch kháng sinh Penicillin hoặc thuốc tím (Kali Permanganat) giúp phòng bệnh và điều trị sớm.
Pha thuốc vào nước với nồng độ 20 mg/L cho rùa Cá Sấu mới sinh và nồng độ 30 mg/L cho rùa non và rùa trưởng thành. Thời gian ngâm rùa phụ thuộc vào nhiệt độ của nước. Nếu cần, ngâm một lần một ngày (40 phút) và ngâm trong 3 – 5 ngày.
Rùa Cá Sấu bị bệnh nấm
Triệu chứng bệnh nấm ở rùa
Bệnh nấm rùa, hay còn được giới chơi rùa gọi là “Thần Nấm”. Bệnh này người mới chơi thường khó nhận biết vì đôi khi nấm lên những vảy rất nhỏ. Nếu để lâu, nấm sẽ ăn sâu vào trong, nhẹ thì gãy móng, thủng mai, lở loét khắp người, nặng thì rùa sẽ bị chết.
Triệu chứng có thể nhận biết là rùa Cá Sấu bỏ ăn, ăn ít, kém hoạt bát. Bên cạnh đó trên người xuất hiện các đốm trắng nhỏ, càng về sau càng lan ra và thành các mảng trắng lớn hơn. Các loại thuốc có thể dùng được bao gồm:
- Tetracylin
- Xanh Methylen
- Tomax Genta
- Thuốc đỏ Povidon iodine hoặc Povidine.
Cách điều trị cho rùa bị nấm
Đầu tiên bắt con rùa lên, để ráo nước và vệ sinh sạch sẽ. Lấy tăm nhọn hoặc nhíp cạy vảy nấm, đào sạch hết chân nấm thì thôi. Sau đó dùng nhíp để gắp nấm. Với những vết nấm nhỏ mới lên và bé có thể dùng tay cạo
Sau đó lấy tăm bong ngoáy tai chấm thuốc đỏ vào khu vực bị nấm, để khô chừng 10 phút rồi bôi Tetracylin(có thể dùng Xanh Methylen, Tomax Genta cũng được). Sau khi bôi thuốc, để rùa vào hộp nhựa cho sưởi đèn từ 2 – 3 giờ hoặc sưởi nắng trong 1 giờ.
Sau đó có thể để cạn, khi cho ăn thì mới thả vào nước hoặc thả lại vào nước luôn. Nếu nuôi cạn thì nhanh khỏi hơn. Một ngày bôi thuốc 3 lần, hôm sau lại kiểm tra kỹ gắp nấm còn sót và bôi thuốc. Sau 2 – 3 ngày rùa sẽ khỏi. Trong quá trình chữa nấm, rùa Cá Sấu bỏ ăn nhưng không sao. Không nên lo lắng quá vì chúng nhịn mấy ngày cũng không sao.
Rùa Cá Sấu bị bệnh phổi
Nguyên nhân rùa bị bệnh phổi
Bệnh phổi ở rùa là căn bệnh khá phức tạp. Khả năng chữa khỏi là 50:50 vì ở Việt Nam chưa có thuốc đặc trị cho rùa. Nếu phát hiện càng sớm càng nhanh chữa khỏi. Rùa bị phổi có thể do bơi kém mà nuôi nước sâu bị đuối nước, do sốc nhiệt, do bị lạnh quá…
Triệu chứng nhìn rõ nhất lờ đờ, rùa Cá Sấu bỏ ăn, nổi lềnh phềnh trên mặt nước không lặn xuống được và leo lên cạn nằm, mắt mũi miệng chảy ra dịch trắng, mũi thở ra bong bóng, tiếng thở khò khè… Có thể dùng 1 trong hai loại thuốc Clorocid hoặc Klametin.
Cách điều trị bệnh phổi cho rùa
Khi thấy rùa bị nổi thì chớ vội giã thuốc. Nếu rùa mới chớm bị nổi, chưa có hiện tượng rùa Cá Sấu bỏ ăn và kém hoạt bát, chưa chảy dịch ở mũi miệng thì nên áp dụng cách sau: Tìm một hộp nhựa vừa phải, cho vào chút nước ấm 27 – 29 °C, cao khoảng 1cm là được.
Cho rùa vào đấy để nguyên 10 phút. Sau khi rùa đã quen nước, rót thêm nước ấm vào. Rót từ từ đều tay đến khi nào thấy nước ngang mai con rùa là được. Cho vào nước 1 cục đá đủ để rùa leo lên, thả vào nước chút muối và 1 cái lá bàng khô, cắm đèn sưởi rọi vào chỗ cục đá, đèn cách 30cm. Hoặc thò tay vào mà 4 – 5s sau mới thấy nóng là được.
Chú ý bật đèn 24/24. Giữ nước sạch và theo dõi 2 ngày. Nếu thấy rùa chìm dần được xuống đáy, hoạt bát hơn và chịu ăn thì là rùa đã qua nguy hiểm. Nếu rùa bị phổi nặng, tìm một hộp nhựa to hơn rùa một chút, đủ cao để rùa không trèo ra, cho rùa vào và đổ nước ngang mai và hòa thuốc Kalametin vào cho rùa uống . Rọi đèn sưởi vào hộp nhựa, bật 24/24. Nếu rùa có ăn thì bắt ra bể ăn riêng, tránh làm hỏng thuốc. Hôm sau thay nước, thả thuốc mới.
Lưu ý khi nuôi và mua rùa Cá Sấu làm cảnh
Môi trường sống của rùa
Khi nhận rùa được ship đường xa về, không được thả thẳng vào nước sâu. Tránh trường hợp rùa bị sốc nhiệt, ngợp nước hay rùa Cá Sấu bỏ ăn… Nên để rùa ở chỗ khô ráo, thoáng mát, yên tĩnh khoản 1 – 2 tiếng để rùa nghỉ ngơi, hồi sức. Sau đó cho nước nhẹ vừa ngập mai rùa tầm 1 buổi rồi mới thả rùa vào bể nước sâu.
Mực nước trong bể nuôi sẽ tùy thuộc loại rùa và size của rùa. Có loại có thể sống ở mực nước sâu, có loại nước nông… nhưng thường thì mực nước cao gấp 2 – 3 lần mai rùa là phù hợp cho hầu hết các loại rùa nước.
Nước nuôi rùa cần sạch sẽ, không có độc tố, nhiễm phèn, mặn, Clo. Không nên xả nước máy rồi cho thẳng rùa vào, trong nước máy chứa nhiều Clo rùa sẽ không sống nổi. Nếu nhà bạn dùng nước máy thì ít nhất bơm ra thùng chứa để trên 24 tiếng ngoài trời cho bay hết Clo rồi mới dùng đổ vào bể nuôi rùa.
Nếu khu vực bạn ở có lá bàng khô, thì nên cho 1 – 2 lá bàng khô (tùy bể lớn bé) vào bể nuôi. Lá bàng khô vừa có tác dụng làm giảm độ pH của nước vừa có tác dụng làm tăng sức đề kháng cho rùa. Đảm bảo chỗ nuôi rộng rãi, thoáng và nhiều ánh sáng tự nhiên.
Tránh setup quá nhiều đồ trang trí vào bể nuôi vì như vậy sẽ làm giảm diện tích để rùa bơi lội cũng như khó vệ sinh bể. Mà nước bẩn rùa dễ bị nhiễm bệnh. Setup chỗ cho rùa leo lên nằm nghĩ ngơi, phơi nắng bằng đá, gỗ lõi, máng leo…
Phơi nắng cho rùa
Nên cho rùa tắm nắng trong khoản từ 6 – 10 giờ sáng tùy theo mùa. Hoặc nếu bận không có thời gian thì tắm nắng buổi chiều sau 16 giờ. Tắm nắng đều đặn 1 lần/ngày hoặc ít nhất 3 ngày/lần cho rùa khỏe mạnh. Mỗi lần từ 20 – 30 phút tùy thuộc vào mức độ nắng.
Cho rùa ăn vùa đủ. Không phải lúc nào cũng cho ăn là tốt . Thức ăn là thịt cá, tôm, giun, rau quả…vừa miệng rùa. Nếu thức ăn to quá thì cắt nhỏ tránh rùa bị nghẹn. Cần đảm bảo cho ăn đa dạng thức ăn để rùa đầy đủ chất sẽ khỏe mạnh, mau lớn hơn.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân cách điều trị bệnh và khắc phục tình trạng rùa Cá Sấu bỏ ăn. Nếu chú rùa của bạn đang có những triệu chứng như trên thì hãy lưu ý nhé. Mọi thông tin cần hỗ trợ hãy gửi tin nhắn về cho chúng tôi. Chúc chú rùa của bạn luôn khỏe mạnh!
Biên tập viên
Bài mới
- Tin tức23 Tháng tư, 202410 tips chụp ảnh thú cưng tại nhà siêu đơn giản, dễ thực hiện
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Khứu giác nhạy cảm của chó đánh hơi được bệnh ung thư
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Cách nuôi và huấn luyện chó Yorkshire Terrier
- Tin tức21 Tháng Một, 20245 mẫu chuồng nuôi chó cảnh thông dụng nhất hiện nay