Tiêm phòng dại cho chó là việc cần làm đầu tiên mà chủ nuôi cần làm khi muốn nuôi thú cưng. Hiện nay việc nuôi chó đã dần trở nên phổ biến trong xã hội. Mỗi người lại nuôi vì mục đích khác nhau. Tuy nhiên, bất kể việc bạn nuôi chó nhằm mục đích gì thì việc quan trọng đầu tiên là quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho chúng một cách tốt nhất. Hãy cùng Pet Mart tìm hiểu những câu hỏi thường gặp từ chủ nuôi về việc tiêm dại cho chó bao gồm những gì nhé!
ẩn
Khi nào nên bắt đầu tiêm phòng dại cho chó?
Lưu ý khi tiêm
Lưu ý sau khi mua chó mới
Lưu ý chó đang mang thai
Phản ứng sau khi chích ngừa phòng dại cho chó là gì?
Tại sao tiêm phòng rồi chó vẫn có thể mắc dại?
Chó đã bị nhiễm dại sống được bao lâu?
Quá trình và các giai đoạn của virus gây bệnh
Nguy cơ lây nhiễm và truyền bệnh
Dấu hiệu và biểu hiện của bệnh
Cách nhận biết những biểu hiện ở chó bị dại
Thể dại điên cuồng
Thể dại câm
So sánh với bệnh dại ở mèo
Chẩn đoán sớm bệnh dại ở chó
Cách phòng tránh bệnh dại ở chó
Thời điểm tiêm phòng
Những vấn đề cần lưu ý
Khi nào nên bắt đầu tiêm phòng dại cho chó?
Để đảm bảo chó không ủ bệnh, sau khi mua về, bạn nên chờ 5-7 ngày trước khi tiến hành tiêm phòng. Vắc xin thường chứa virus đã suy yếu, nếu chó của bạn đã mang mầm bệnh, việc tiêm phòng có thể khiến tình trạng sức khỏe của chúng trở nên tồi tệ hơn.
Việc tiêm phòng bệnh dại cho chó là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của chó và cả con người. Tùy thuộc vào quy định và hướng dẫn của các cơ quan thú y mỗi khu vực, lịch trình tiêm phòng có thể khác nhau:
- Tiêm mũi đầu tiên cho chó con: Chó con thường được tiêm phòng bệnh dại lần đầu tiên khi chúng từ 6-8 tuần tuổi.
- Tiêm tiếp theo: Mũi tiêm tiếp theo (booster) thường được tiến hành sau 1 năm kể từ mũi tiêm đầu tiên.
- Tiêm định kỳ: Sau đó, chó cần được tiêm phòng định kỳ, có thể là mỗi năm hoặc mỗi ba năm, tùy thuộc vào loại vaccine và quy định tại khu vực cư trú. Tốt hơn hết nên tiêm nhắc lại mỗi năm 1 lần.
Chỉ tiêm một mũi vaccine cho chó không đảm bảo chó sẽ được bảo vệ hoàn toàn khỏi bệnh dại. Để chó có sự miễn dịch tốt và bền vững, bạn nên tuân theo lịch trình tiêm phòng đề xuất và tiêm các mũi nhắc lại định kỳ.
Nếu bạn không chắc chắn về lịch trình tiêm phòng hoặc muốn biết thông tin cụ thể hơn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y hoặc trạm thú y địa phương của bạn.
Lưu ý khi tiêm
- Tránh tiếp xúc: Nếu thú cưng mới đến và chưa hoàn thiện lịch tiêm phòng, hạn chế cho chúng tiếp xúc với thú cưng khác để tránh nguy cơ lây nhiễm.
- Tiêm sớm: Dù nhiều quan điểm cho rằng nên tiêm phòng dại sớm, nhưng tiêm quá sớm có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin và tăng nguy cơ phản ứng phụ.
- Chó mang thai: Không nên tiêm cho chó đang mang thai. Hãy lên kế hoạch tiêm ít nhất 2-4 tuần trước khi dự định cho chó sinh sản.
Lưu ý sau khi mua chó mới
Tiêm phòng dại cho chó quá sớm khiến cho miễn dịch bẩm sinh bị phá hủy. Chính bản thân vật nuôi vẫn chưa tạo đủ miễn dịch để phòng bệnh, từ đó dễ bị mắc các bệnh khác. Ngoài ra việc tiêm phòng quá sớm còn làm tăng nguy cơ bị phản ứng thuốc gây ra những sự cố tiêm phòng cho chó nguy hiểm. Không những không mang lại hiệu quả hơn nữa còn có thể gây ảnh hưởng cho chúng.
Tại sao không nên tiêm phòng cho chó mới mua về? Sau khi vừa mua chó, nên chờ khoảng 5 – 7 ngày để chắc chắn rằng chúng không bị ủ bệnh nào. Như bài viết đã nói ở trên, vaccine được điều chế từ virus đã được làm suy yếu. Nếu chó của bạn đã ủ bệnh từ trước đó, việc tiêm vaccine càng khiến cho chúng bị ốm nặng hơn.
Sau khi đón thú cưng về nuôi, nếu chúng vẫn chưa được tiêm đầy đủ vacxin theo quy định thì không nên cho đi chơi và tiếp xúc với những vật nuôi khác. Việc này nhằm làm giảm các nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm.
Lưu ý chó đang mang thai
Không nên tiêm phòng dại cho chó có bầu vì phần lớn vacxin dại cho chó đều được chế từ virus còn sống. Có thể gây ảnh hưởng đến chó con con trong bụng. Nên lên kế hoạch tiêm vacxin dại cho chó ít nhất 2 – 4 tuần trước khi có bầu. Cuối cùng, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y là bước không thể bỏ qua khi lập kế hoạch tiêm phòng cho thú cưng của bạn.
Phản ứng sau khi chích ngừa phòng dại cho chó là gì?
Việc tiêm vaccine cũng giống như đưa vật thể lạ vào cơ thể. Đối với một số vật nuôi, cơ thể sẽ xảy ra phản ứng nguy hiểm của hệ miễn dịch. Đặc biệt nếu đó là lần đầu tiên tiếp nhận vật thể lạ. Phần lớn vật nuôi thường có các triệu chứng như mặt sưng, khó thở, thở dốc. Nghiêm trọng hơn là nổi các điểm xuất huyết trên người hoặc đi tiểu ra máu. Những triệu chứng trên có thể xảy ra trong 24h đầu sau khi tiêm vacxin.
Tình trạng phản ứng vắc xin có thể can thiệp được. Nếu nghi vật nuôi bị phản ứng vacxin thì nên nhanh chóng báo lại cho bác sĩ. Ngoài ra, sau khi tiêm mũi đầu, chủ nuôi nên để vật nuôi ở lại bệnh viện trong khoảng 15 – 30 phút đầu để theo dõi tình trạng phản ứng vacxin. Nếu không phát hiện thấy bất cứ các triệu chứng như kể trên thì có thể đưa vật nuôi về và tiếp tục theo dõi trong khoảng 24h.
Bạn cũng chú ý là sau khi tiêm phòng cho chó không nên tắm cho chúng trong vòng 7 ngày. Trong thành phần của vacxin có virus đã được làm suy yếu hoặc virus đã chết. Vaccine khi tiêm vào không thể gây bệnh cho vật nuôi vì virus trên đã bị làm giảm khả năng gây bệnh. Tuy nhiên vẫn có thể gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch trong cơ thể vật nuôi.
Một số vật nuôi có thể bị ốm sau khi tiêm vaccine do phản ứng từ chính cơ thể. Ví dụ như ủ rũ, ăn ít đi, sốt nhẹ… Vì vậy nên ngừng tắm và bất cứ các hoạt động có thể khiến cho vật nuôi bị ốm trong vòng 1 tuần sau khi tiêm vaccine.
Tại sao tiêm phòng rồi chó vẫn có thể mắc dại?
- Do chó: vắc xin chỉ giúp ngăn ngừa bệnh ở một mức độ. Tuy nhiên nếu vật nuôi của chúng ta bị ốm, sức đề kháng suy giảm thì cũng có thể bị lây nhiễm bệnh.
- Do mầm bệnh: Mầm bệnh cũng là những sinh vật sống, có khả năng tự tiến hóa thành các chủng khác. Nếu vật nuôi của chúng ta bị lây nhiễm chủng bệnh mới mạnh hơn trước hoặc bị lây nhiễm với số lượng nhiều cũng có thể gây bệnh.
- Do vacxin dại: Do tiêm phòng dại cho chó sớm hơn so với quy định, sai sót trong quy trình sản xuất vaccine hoặc bảo quản không đúng cách. Tiêm vaccine đã hết hạn hoặc sai sót trong quy trình tiêm vaccine…
Chó đã bị nhiễm dại sống được bao lâu?
Chó bị dại, một vấn đề đáng lo ngại, thường xuất hiện khi chó bị nhiễm virus dại thuộc họ Rhabdovirus. Virus này có cấu tạo ARN và được bảo vệ bởi một lớp bao ngoài. Nhưng bạn có biết chó bị dại sống được bao lâu sau khi nhiễm bệnh?
Quá trình và các giai đoạn của virus gây bệnh
Bệnh có 2 giai đoạn chính: thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ phát bệnh. Trong thực tế, nhiều con chó mắc bệnh dại có thể biểu hiện cả 2 dạng lâm sàng này một cách xen kẽ nhau. Thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, bị kích động. Sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt.
- Thời gian ủ bệnh tồn tại trong cơ thể: Virus có thể ẩn nấp trong cơ thể chó từ 2 đến 8 tuần trước khi xuất hiện dấu hiệu bệnh. Có thể thay đổi từ 7 ngày đến nhiều tháng tùy thuộc loài, độc lực của virus và vị trí vết cắn. Đa số bệnh phát ra trong vòng 21 – 30 ngày sau khi con vật nhiễm virút. Ở chó thời gian này trung bình là 10 ngày. Những triệu chứng này thường không bị phát hiện hoặc bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Đó là lý do tại sao việc chẩn đoán bệnh trong giai đoạn này là cực kì khó khăn. Và cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ thú y.
- Thời gian phát bệnh sau khi bị cắn: Một câu hỏi thường gặp là sau khi bị chó dại cắn, người bị cắn sẽ mất bao lâu để phát bệnh? Câu trả lời là nếu virus được truyền qua nước bọt từ vết cắn, thì chỉ trong vòng 10 ngày, bệnh có thể bắt đầu xuất hiện. Thường được chia làm 2 thể là thể dại điên cuồng và thể dại câm (bại liệt).
Nguy cơ lây nhiễm và truyền bệnh
Chó không được tiêm phòng thường có nguy cơ cao bị nhiễm. Đặc biệt, những chú chó thích lang thang, tiếp xúc với các động vật bị nhiễm sẽ dễ dàng bị lây nhiễm. Quá trình truyền bệnh thường diễn ra khi chó bị dại cắn chó khỏe mạnh, qua đó truyền virus có trong nước bọt vào vết thương.
Dấu hiệu và biểu hiện của bệnh
Ngay sau khi bị nhiễm, virus sẽ xâm nhập mô cơ và có thể tồn tại ở đó trong nhiều ngày hoặc thậm chí là nhiều tháng mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Virus dại tác động mạnh vào hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng như rối loạn thần kinh trung ương, viêm não, và liệt não. Điều này khiến chó trở nên điên dại và cuối cùng sẽ chết.
Trong khoảng 1-3 tháng tiếp theo, virus sẽ lan rộng, tấn công tủy sống và não. Để virus di chuyển đến hệ thần kinh trung ương mất từ 12-180 ngày. Khi virus đã xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng. Virus có thể xuất hiện trong nước bọt, nước mắt, sữa mẹ, và nước tiểu của thú nuôi. Thú nuôi nhiễm bệnh thường sẽ chết trong vòng 4-5 ngày.
Cách nhận biết những biểu hiện ở chó bị dại
Chó bị bệnh dại có 2 thể lâm sàng là thể điên cuồng và thể liệt. Sau thời gian ủ bệnh từ 3 – 5 ngày chó dại thường bỏ ăn. Những thói quen hàng ngày của con vật bị thay đổi. Sự thể hiện vui mừng hay hung dữ của chúng sẽ diễn ra quá độ trong vòng vài giờ đến vài ngày.
Sau đó là giai đoạn lên cơn, con vật luôn vận động, tiếng kêu khàn, sủa kéo dài rồi rướn cao lên thành tiếng rú ghê rợn. Những kích thích nhỏ đều làm nó lên cơn điên dại. Thường chồm vào người, súc vật hoặc đồ vật chung quanh và cắn phá dữ dội.
Chó dại thường bỏ nhà, chạy rông và gặp bất kỳ ai cũng cắn. Sau vài ngày, nó phờ phạc, gầy mòn, kêu thất thanh rồi bị liệt và chết trong vòng 7 ngày. Trái lại, có nhiều trường hợp chó dại lên cơn nhưng không hung dữ, lánh người, chỉ nằm im 1 chỗ, nước bọt chảy nhiều, chó không sủa và chết trong vòng 3 – 5 ngày.
Thể dại điên cuồng
Thể dại điên cuồng chỉ chiếm khoảng 1/4 các trường hợp chó dại, số còn lại là thể dại câm.
- Thời kỳ tiền lâm sàng: Chó có xu hướng trốn vào góc tối, hành vi kín đáo, thường sủa một cách vô hướng và có dấu hiệu bồn chồn.
- Thời kỳ điên cuồng:
- Chó dễ bị kích thích, cắn sủa người lạ dữ dội. Quá vồ vập khi chủ gọi, chỉ cần có tiếng động nhẹ cũng nhảy lên sủa từng hồi dài.
- Vết thương nơi bị cắn ngứa, chó liếm hoặc tự cắn, cào đến rụng lông, chảy máu.
- Chó bỏ ăn, nuốt khó, sốt, mắt đỏ ngầu, dãn đồng tử. Con vật có biểu hiện khát nước, muốn uống nhưng không nuốt được.
- Chó bắt đầu chảy nước dãi, sùi bọt mép, tỏ vẻ bồn chồn, cảnh giác, sợ sệt. Cắn vu vơ hay giật mình. Đi lại không có chủ định, trở nên hung dữ (2 – 3 ngày sau khi phát bệnh).
- Con vật bỏ nhà đi và thường không trở về. Trên đường đi gặp vật gì lạ nó cũng cắn gặm, ăn bừa bãi, tấn công chó khác và cả người.
- Thời kỳ bại liệt:
- Chó bị liệt, không nuốt được thức ăn, nước uống. Liệt hàm dưới và lưỡi nên trễ hàm, thè lưỡi ra ngoài, nước dãi chảy ra. Chân sau liệt ngày càng rõ.
- Chó chết trong khoảng từ 3 – 7 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên. Do liệt cơ hô hấp và do kiệt sức vì không ăn uống được.
Thể dại câm
Là dạng bệnh không có các biểu hiện lên cơn dại điên cuồng như thường thấy. Chó chỉ có biểu hiện buồn rầu. Chó có thể bị bại ở một phần cơ thể, nửa người hoặc 2 chân sau nhưng thường là liệt cơ hàm, mồm luôn hé mở, hàm trễ xuống, lưỡi thè ra. Nước dãi chảy lòng thòng, con vật không cắn, sủa được, chỉ gầm gừ trong họng.
Quá trình này tiến triển từ 2 – 3 ngày. Nói chung, thể dại câm tiến triển nhanh hơn thể dại điên cuồng. Thông thường chỉ từ 2 – 3 ngày vì hành tủy của con vật bệnh bị virus tác động làm rối loạn hệ tuần hoàn và hô hấp sớm hơn.
Lưu ý thêm, khi con vật đã bị dại thì trong tuyến nước bọt và các dây thần kinh đều có virus dại. Các bộ phận khác cũng có thể chứa virus gây bệnh dại ở chó nên rất nguy hiểm. Do đó, tuyệt đối không nên tiếp xúc trực tiếp và không dùng làm thức ăn cho người, gia súc.
So sánh với bệnh dại ở mèo
Mèo ít bị mắc bệnh dại hơn chó (chỉ 2 – 5%) vì mèo quen sống một mình. Bệnh dại ở mèo cũng tiến triển như ở chó. Mèo bệnh hay núp mình vào chỗ vắng, bóng tối. Hay kêu, bồn chồn, không nằm yên một chỗ. Khi người chạm vào thì nó cắn mạnh và cào, gây nên vết thương sâu tạo điều kiện cho virus dại xâm nhập.
Chẩn đoán sớm bệnh dại ở chó
Hiện nay, việc chẩn đoán bệnh dại ở chó bao gồm các phương pháp sau:
- Phương pháp chuẩn đoán lâm sàng: Đầu tiên, nếu thú nuôi của bạn bị nghi là đã nhiễm bệnh dại thì việc đưa thú đến bác sĩ thú y là cần thiết, ở đây bác sĩ sẽ giữ cho vật nuôi của bạn cách ly trong lồng khóa khoảng 10 ngày và tiến hành chẩn đoán lâm sàng kết hợp với theo dõi các triệu chứng, lịch sử thói quen của thú, thái độ của thú đối với chủ nuôi và cả với những động vật khác.
- Xét nghiệm máu – ELISA: Đây cũng là một phương pháp dùng để chuẩn đoán bệnh dại. Tuy nhiên đây lại là phương pháp không được sử dụng nhiều cho lắm.
- Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp: là thử nghiệm chính xác nhất để chẩn đoán – nhưng bởi vì nó đòi hỏi phải có mô não vì vậy phương pháp này chỉ có thể được thực hiện sau khi con vật đã chết.
Cách phòng tránh bệnh dại ở chó
Thời điểm tiêm phòng
- Tiêm lần đầu cho chó con được 4 tuần tuổi.
- Nếu chó mẹ đã được tiêm phòng thì tiêm cho chó con vào lúc chó được 3 tháng tuổi. Sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.
Những vấn đề cần lưu ý
- Phải thường xuyên xích chó, nuôi chó trong nhà, không được thả rông ngoài đường. Khi dắt chó ra nơi công cộng phải có người dắt và theo dõi, không để chó đi lang thang ngoài đường. Vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi.
- Khi phát hiện chó có những biểu hiện bất thường, bỏ ăn hoặc ăn ít, sốt cao, hung dữ khác thường thì nên đưa thú tới các cơ sở thú y gần nhất.
- Khử trùng những khu vực xung quanh thú bị nghi/bị bệnh dại (đặc biệt là với nước bọt). Pha loãng dung dịch thuốc tẩy gia dụng theo tỉ lệ 1:32 (150g/ 4 lít). Chó chết do mắc bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại phải đem chôn hoặc đốt xác.
- Bệnh dại là một căn bệnh cực kì nguy hiểm và tiến triển với tốc độ rất nhanh. Gây ra nhiều cái chết thương tâm cho thú nuôi. Nguy cơ rất cao gây nguy hiểm cho chủ nuôi và các thành viên trong gia đình. Thậm chí là ảnh hướng đến rất nhiều người.
Do đó để bảo vệ cho thú nuôi của bạn, cho gia đình và cả chính bạn trước căn bệnh dại nguy hiểm, việc phòng bệnh là phương án tối ưu nhất mà bạn nên áp dụng.
Biên tập viên
Bài mới
- Tin tức23 Tháng tư, 202410 tips chụp ảnh thú cưng tại nhà siêu đơn giản, dễ thực hiện
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Khứu giác nhạy cảm của chó đánh hơi được bệnh ung thư
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Cách nuôi và huấn luyện chó Yorkshire Terrier
- Tin tức21 Tháng Một, 20245 mẫu chuồng nuôi chó cảnh thông dụng nhất hiện nay