Nuôi rùa núi vàng từ lâu đã không còn xa lạ gì với những người chơi thú cảnh độc lạ. Rùa núi vàng là một loài rùa thuộc họ Rùa núi (Testudinidae), phân bố ở Đông Nam Á và một phần Nam Á. Đây là một trong những loại rùa cảnh đẹp nhất hiện nay. Chúng được ưa chuộng do giá khá mềm, dễ nuôi và vẻ ngoài bắt mắt.

Mục lục
ẩn
1.
Thức ăn cho rùa núi vàng

2.
Chuồng nuôi rùa núi vàng

3.
Môi trường nuôi rùa núi vàng

Trong bài viết này, Bác sĩ thú y sẽ giới thiệu một số kinh nghiệm nuôi giống thú cưng đáng yêu này.

Thức ăn cho rùa núi vàng

Thức ăn cho rùa núi vàng

Rùa núi vàng chủ yếu ăn thực vật. Các loại thức ăn của chúng bao gồm rau dưa và hoa quả các loại. Trong điều kiện nuôi nhốt, chúng cần được cho ăn theo tỷ lệ 7:3 (rau nhiều hơn hoa quả). Khi mới mua rùa về nhà, có thể cho chúng ăn cà chua hoặc dưa chuột, táo.

Tuy rùa núi vàng rất thích ăn táo, nhưng nếu ăn nhiều chúng rất dễ mắc chứng khó tiêu. Trước khi cho rùa ăn cần rửa sạch để phòng ngừa mầm bệnh và hóa chất độc hại.

Mỗi ngày cho rùa ăn một lần. Đầu xuân và cuối thu, khi nhiệt độ không khí xuống thấp có thể cho ăn 2 ngày 1 lần. Cho dù chúng có thèm ăn cũng nên cho ăn ít một, không cho quá nhiều.

Xem thêm  Heo kiểng mini ăn gì và điểm tên những thực phẩm có hại

Chuồng nuôi rùa núi vàng

Chuồng nuôi rùa núi vàng

Có thể nuôi rùa trong bể cá hoặc hộp. Nếu nuôi rùa trong hộp, không cần thành hộp quá cao nhưng phải đủ rộng để rùa thoải mái vận động. Chiều dài và rộng tốt nhất nên gấp ba lần chiều dài của rùa.

Nền bể nuôi rùa có thể lựa chọn cát tự nhiên đã tiêu độc hoặc thảm lá mục. Giấy báo hoặc các loại giấy vụn thuận tiện cho việc làm vệ sinh. Lá mục và cát phải được phơi nắng 2-3 giờ đến khi tiêu độc hoàn toàn rồi mới dùng.

Ánh sáng là một yếu tố quan trọng cần chú ý khi nuôi rùa. Là loài động vật biến nhiệt, rùa núi vàng cần sưởi nắng để làm ấm cơ thể. Người nuôi có thể sử dụng đèn tia tử ngoại để chiếu sáng, giúp bổ sung vitamin D3 cho chúng. Lý tưởng nhất là dùng ánh sáng tự nhiên.

Môi trường nuôi rùa núi vàng

Môi trường nuôi rùa núi vàng

Rùa núi vàng thích sống ở nơi ấm áp, vì vậy cần chú ý kiểm soát nhiệt độ chuồng nuôi. Nhiệt độ ban ngày cần duy trì trong khoảng 25-30°C. Ban đêm là 20-25°C.

Tuy rùa núi vàng là một loài rùa cạn, nhưng khi thiết kế chuồng nuôi phải có một bể nước. Vì chúng cần thường xuyên tắm rửa, uống nước. Quan trong nhất là giúp chúng thả lòng, kích thích rùa đi vệ sinh. Bể không cần quá sâu nhưng phải đủ lớn để chúng có thể nằm ở bên trong.

Xem thêm  Top các thương hiệu thức ăn cho chó nhỏ được yêu thích nhất 2021

Nếu bạn đang quan tâm: cách nuôi rùa núi vàng, cách làm chuồng nuôi rùa núi vàng, kỹ thuật nuôi rùa núi vàng, cách nuôi rùa núi vàng sinh sản. Hãy comment bên dưới để được tư vấn đầy đủ và chi tiết nhất nhé.

✚ petmart.vn

4.5/5 – (10 bình chọn)

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ 4 con!!!