Rùa Chân Đỏ (Red Foot Tortoise) có tên khoa học là Geochelone Carbonaria là một trong những giống rùa cảnh hot hiện nay. Chúng nổi bật nhờ màu sắc rực rỡ, vui mắt và rất dễ nuôi. Đối với những bạn trẻ ham mê thú cảnh độc đáo, rùa Chân Đỏ là một lựa chọn lý tưởng để bắt đầu. Vậy bạn đã biết cách nuôi và chăm sóc cho chúng khỏe mạnh hay chưa? Điều kiện sống của chúng là gì? Có khác so với rùa Da Báo hay không? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Pet Mart để có câu trả lời chính xác nhất nhé.

Mục lục
ẩn
1.
Đặc điểm cơ bản của rùa Chân Đỏ

1.1.
Phân bố

1.2.
Kích thước

2.
Nhiệt độ tốt nhất khi nuôi dưỡng rùa Chân Đỏ

3.
Có thể nuôi chung rùa Chân Đỏ không?

4.
Lựa chọn thức ăn cho rùa Chân Đỏ

5.
Kiểm soát lượng thức ăn của Rùa chân đỏ

6.
Một vài lưu ý trong cách nuôi rùa Chân Đỏ

Đặc điểm cơ bản của rùa Chân Đỏ

Phân bố

Rùa Chân Đỏ là giống rùa cạn được nuôi làm cảnh, là vật nuôi rất phổ biến ở Bắc Mỹ và châu Âu. Chúng sinh sống chủ yếu ở Colombia và khu vực Caribe. Chúng có nhiều vảy màu vàng, cam, đỏ sặc sỡ chạy dọc 4 chân, đầu và hai bên má. Kích thước trung bình của chúng khoảng 30 – 40cm. Là một trong những giống rùa có tuổi thọ khá cao, từ 50 – 60 năm.

Đây là một trong tám loài rùa cạn lớn. Chúng rất dễ nuôi, đặc biệt phù hợp với trẻ nhỏ. Là một trong số ít những loài rùa cực kỳ thông minh và có tính tương tác cao. Nó có thể phát triển khá nhanh trong thời gian rất ngắn. Rùa Chân Đỏ không khó nuôi và rất phù hợp với những người bắt đầu nuôi rùa.

Kích thước

Bởi vì là rùa cạn sống trong rừng rậm nên nó cần độ ẩm cao. Khi bạn nuôi nó, bạn cần đặt một chậu nước đủ để con rùa có thể ngâm cả cơ thể. Nếu bạn nhìn nó uống nước liên tục trong một thời gian dài thì cũng đừng sợ hãi. Bởi vì điều này rất đỗi bình thường, chỉ là chúng đang cảm thấy khát nước thôi.

Xem thêm  Hơn 90% người nuôi Rùa cảnh phạm phải sai lầm này

Rùa đực có kích thước lớn hơn so với rùa cái, nhưng không quá chênh lệch. Yếm rùa hơi lõm vào phía bụng. Khi rùa trưởng thành, hai bên hông rùa hơi hẹp. Từ trên nhìn xuống có thể thấy rõ hình giống như đồng hồ cát.

Rùa đực trưởng thành có phần đuôi to và dài hơn giống cái. Rùa Chân Đỏ đến khoảng 4 – 5 tuổi bắt đầu có thể sinh sản. Hàng năm rùa cái đẻ 2 – 4 lần, mỗi lần 5 – 15 trứng. Thời gian giao phối vào tháng 7 – 9 hàng năm, sau khoảng 4 tháng rùa con sẽ ra đời.

Nhiệt độ tốt nhất khi nuôi dưỡng rùa Chân Đỏ

Rùa Chân Đỏ đến từ vùng nhiệt đới, vì vậy nhiệt độ môi trường sinh sống của chúng khá cao. Chúng có thể sống ở ngoài trời vào mùa hè trừ khi nhiệt độ vượt quá 38°C hoặc dưới 21°C. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể thích nghi ở khoảng mười mấy độ. Nhưng tất nhiên là tốt nhất nếu bạn có khả năng thì hãy tăng nhiệt độ môi trường xung quanh. Có thể sử dụng đệm sưởi và đèn sưởi. Đây đều là những lựa chọn tốt.

Mọi loại rùa hầu như đều cần ánh nắng mặt trời. Và rùa Chân Đỏ cũng không ngoại lệ. Nếu rùa được tắm nắng, chúng sẽ ngày càng xinh đẹp và khỏe mạnh hơn. Để loài rùa này phát triển tốt nhất bạn cũng lên chú ý khi cho ăn. Nên cho ăn nhiều bữa và ít thức ăn. Điều này khiến chúng sẽ ăn hết thức ăn và được nghỉ ngơi một lúc rồi mới ăn tiếp.

Có thể nuôi chung rùa Chân Đỏ không?

Thường xuyên giữ sạch sẽ và gọn gàng là một trong những bí mật về sức khỏe của rùa. Nếu khả năng cho phép, nên nuôi nó ở ngoài trời. Dưới ánh sáng mặt trời và nhiệt độ tự nhiên. Chúng sẽ phát triển khỏe mạnh hơn. Ngoài trời có thể trồng cỏ và bể rùa có mái che.

Rùa Chân Đỏ có thể được nuôi cùng với những con rùa khác vì chúng thích thú với bất cứ với bất kì vật chuyển động nào. Nếu bạn nuôi rùa Chân Đỏ và rùa Chân Vàng với nhau, bạn sẽ thấy rằng rùa Chân Đỏ sống động, hoạt bát và tò mò hơn, nhưng không hung dữ như rùa Chân Vàng.

Lựa chọn thức ăn cho rùa Chân Đỏ

Thức ăn cho rùa Chân Đỏ chủ yếu là thực vật. Như hoa quả các loại (mận, đào, dâu tây, táo, khế, đu đủ, cà chua,…), củ cải đỏ, nấm, đậu các loại, cây cỏ. Hoặc các loại rau có màu xanh sẫm như bồ công anh, rau cải, cải xoăn… Ngoài ra hiện nay, trên thị trường đã có bán các loại thức ăn dành riêng cho rùa.

Xem thêm  Khoáng chất tốt cho chó con – Cách chăm sóc thú cưng không phải ai cũng biết

Ngoài các loại rau xanh nên bổ sung nguồn protein từ động vật. Thay đổi thức ăn thường xuyên, kết hợp nhiều loại để bổ sung dinh dưỡng cho rùa. Nếu cho rùa ăn rau chân vịt cần cẩn thận khi chế biến, vì trong loại rau này có mang muối thực vật, khi kết hợp với Canxi có thể khiến rùa bị khó tiêu. Sau đây là một vài loại thức ăn phù hợp với rùa Chân Đỏ:

  • Măng tây: Rất dễ tìm thấy trong siêu thị, bỏ đi bộ phận cọng rau nhiều nước, loại rau này sẽ trở thành thức ăn rất phù hợp với rùa non. Tuy nhiên không thích hợp ăn quá nhiều, hợp làm thức ăn bổ sung để thay đổi khẩu vị.
  • Bồ công anh: Thích hợp với đa số rùa núi, hàm lượng chất xơ thô khá cao. Là loại thức ăn lý tưởng của rùa núi, hơn nữa hoa của cây cũng có thể ăn được.
  • Lá nho: Lá nho khá phù hợp với giai đoạn quá độ của rùa núi nhỏ khi chúng có khả năng thích nghi với thức ăn có hàm lượng chất xơ thô cao, là một phần không thể thiếu trong thức ăn chính.
  • Cỏ Linh lăng: Được coi là vua trong những loại cỏ chăn nuôi, trong thành phố, rất khó gặp loại cỏ này. Chủ nuôi có thể mua hạt giống để tự gieo trồng, cung cấp thức ăn cho rùa. Đối với rùa có kích thước hơi lớn, hãy trộn thêm một chút cỏ khô vào thức ăn là phương pháp khá tuyệt vời.
  • Hoa quả: nho, lê, quả táo, quả đào, quả dứa, quả anh đào, quả xoài, quả đu đủ, bất cứ loại dưa quả nào, chuối tiêu, cà chua, các loại quả không có hoa, dưa hấu, quả dâu tằm, xuân đào…

Kiểm soát lượng thức ăn của Rùa chân đỏ

Tỷ lệ thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho rùa Chân Đỏ là các loại rau 85%, các loại hoa quả 10%, Protein động vật dạng cao cô đặc  lượng nhỏ 5% (Thức ăn cho rùa, thịt bò xay, bạn cũng có thể cung cấp một số loại thức ăn khô cho chó, cá mòi…)

Các loài rùa núi ăn chay thường có hệ tiêu hoá yếu, theo kinh nghiệm thông thường, muốn tiêu hoá tất cả thức ăn trong một lần, chúng phải dành khoảng thời gian chừng 3 ngày mà thậm chí còn lâu hơn. Do đó, không được cho rùa núi ăn quá nhiều, ăn quá nhiều khiến cân nặng tăng lên.

Cân nặng tăng chỉ chứng minh bạn nuôi rùa sống chứ chưa chắc đã đảm bảo bạn làm tốt. Điều quan trọng nhất khi nuôi rùa Chân Đỏ chính là việc kiểm soát lượng thức ăn. Đối với rùa từ 4 năm tuổi trở nên cho ăn 3 ngày/lần là hợp lí. Mỗi lần chỉ nên cho ăn vừa đủ no. Sau khi ăn no, rùa sẽ bơi quanh quanh một hồi hoặc nghỉ ngơi, lúc này bạn hãy thu dọn lại thức ăn thừa của chúng.

Xem thêm  Đồ dùng cần thiết phải có khi nuôi chó mèo

Một vài lưu ý trong cách nuôi rùa Chân Đỏ

  • Độ ẩm: là loài phân bố chủ yếu ở rừng nhiệt đời thường xanh, chúng cần độ ẩm cao để phát triển. Khi nuôi rùa trong nhà cần có hồ hoặc chậu nước đầy để rùa tắm rửa và giải khát. Nếu thấy chú rùa của mình vùi đầu dưới nước rất lâu mà không lên cũng đừng lo lắng. Vì chúng đều như vậy, giống như lúc nào cũng khát nước.
  • Nhiệt độ: tuy sống ở vùng nhiệt đới, nhưng chúng vẫn có thể tồn tại khi nhiệt độ xuống dưới 10°C. Tuy nhiên nếu có thể, hãy trang bị máy sưởi hoặc đèn sưởi để đảm bảo nhiệt độ ổn định.
  • Ánh nắng mặt trời: rùa Chân Đỏ cần được phơi nắng thường xuyên. Điều này giúp duy trì màu sắc và sức khỏe cho chúng.
  • Cho ăn: nên chia nhỏ các bữa ăn, mỗi bữa cho ăn không nhiều quá. Rùa sau khi ăn no thường tìm một chỗ để nghỉ ngơi.

Nội dung đáng được lưu ý là những loại rau củ có hàm lượng nước lớn như cải thảo hoặc là bắp cải hoặc là đu đủ sẽ dễ gây ra tiêu chảy. Và rùa Chân Đỏ không thể ăn các loại thức ăn chính của con người. Ví dụ như cơm và các loại bột mì, hoa quả thối hỏng cũng dễ làm cho rùa bị bệnh. Vì vậy đều không thể làm thức ăn cho rùa.

Thức ăn cho các loài bò sát ăn tạp cũng có thể cho rùa Chân Đỏ ăn. Bởi vì thông thường chúng có chứa lượng dinh dưỡng cân bằng và Canxi, Vitamin. Cố gắng thay đổi cho chúng nhiều loại thức ăn đa dạng. Đây mới là cách nuôi dưỡng rùa Chân Đỏ đúng đắn.

5/5 – (7 bình chọn)

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ 4 con!!!