Bất luận là người nuôi dưỡng chuyên nghiệp hay là những người chơi rùa cảnh, thì chữa bệnh cho rùa đều không thể xem là một chuyện nhẹ nhàng, nghiên cứu nguồn gốc của nó, rất nhiều bệnh phổ biến đều do rùa bị thiếu loại dinh dưỡng nào đó gây ra.

Mục lục
ẩn
1.
Bệnh lở loét da

2.
Bệnh mềm mai ở rùa non

3.
Màng mắt, thị lực giảm sút

Những người nuôi rùa chữa bệnh cho rùa nhiều năm nói rằng, ngoại trừ rùa được vận chuyển đường dài ra, tuyệt đại đa số rùa phát bệnh đều là do nhân tố thức ăn và môi trường, trong đó trường hợp vì thiếu hụt một số chất dinh dưỡng nào đó mà phát bệnh cũng vô cùng phổ biến. Hãy cùng tìm hiểu với Bác sĩ thú y nhé.

Bệnh lở loét da

Lở loét da là vấn đề thường gặp nhất trong quá trình nuôi dưỡng rùa. Thông thường chúng ta thường quy kết nguyên nhân gây ra bệnh lở loét da là do các vấn đề như chất nước, chênh lệch nhiệt độ… Nhưng vẫn còn một nguyên nhân quan trọng nữa chính là thiếu Vitamin A.

Hấp thụ một lượng Vitamin A thích hợp là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của rùa. Vitamin A thường tồn tại trong thực vật và gan động vật, vì thế, phương pháp cho ăn tôm cá truyền thống sẽ dễ thiết hụt vitamin A, đây cũng là nguyên nhân cho ăn tôm cá truyền thống sẽ dễ mắc bệnh lở loét da, nhưng hấp thụ quá nhiều vitamin A cũng sẽ dẫn đến trạng thái trúng độc.

Xem thêm  Phòng ngừa và điều trị Rùa bị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp

Vì thế cho ăn thức ăn chứa vitamin A tự nhiên có thể cải hiện hiệu quả tình trạng này. Thực vật chứa hàm lượng vitamin A tự nhiên cao như bí đỏ, tảo xoắn,… qua quá trình nấu chín càng có lợi cho hấp thu và sử dụng.

Bệnh mềm mai ở rùa non

Trong quá trình nuôi dưỡng sẽ gặp hiện tượng một phần yếm của rùa non bị mềm, thông thường có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một là suy dinh dưỡng, thiếu hụt protein thiết yếu và chất khoáng; hai là do rùa non bị viêm ruột mãn tính trong thời gian dài, dẫn đến hấp thụ kém. Nếu như xuất hiện triệu chứng mềm mai nhiều, phần nhiều là do suy dinh dưỡng gây ra.

Có thể thông qua việc đổi mới thức ăn, chú ý thức kết hợp thức ăn, đồng thời cũng chiếu lượng UVB thích hợp, thúc đẩy hấp thu chất Canxi. Đối với những con rùa non bị mềm mai nặng, đòi hỏi phải cách ly nuôi dưỡng riêng, duy trì nhiệt độ ổn định ở khoàng 28oC, tăng cường dinh dưỡng và số lần cho ăn thích hợp.

Màng mắt, thị lực giảm sút

Trong khi theo dõi quan sát phát hiện rùa cắn thức ăn không chuẩn, trường hợp thị lực giảm sút ngoại trừ nhiễm vi khuẩn ra thì cũng có khả năng là thiếu vitamin A.

Cải thiện bằng cách cho ăn thức ăn có hàm lượng vitamin A phong phí. Chú ý đến cân bằng dinh dưỡng, tăng cường vượt mức một số loại thức ăn như bí đỏ…Để nâng cao tỷ lệ hấp thu kiến nghị nên luộc hoặc hấp bí đỏ lên.

5/5 – (1 bình chọn)

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ 4 con!!!