Rùa bị suy dinh dưỡng thường được gây ra bởi việc cho ăn thức ăn quá đơn điệu, dẫn đến mất cân bằng các chất dinh dưỡng. Rùa cảnh bị suy dinh dưỡng thường có xương và khớp rùa lớn, mai và yếm rùa mềm. Trong một vài trường hợp rùa bị suy dinh dưỡng thì mai bị biến dạng, hai bên bị cuộn lên trên và một số con rùa có vết lõm trên mai rùa. Do đó, bạn cần phải chú ý đến sự cân bằng của dinh dưỡng rùa.

Mục lục
ẩn
1.
Nguyên nhân rùa bị suy dinh dưỡng

2.
Điều trị cho rùa bị suy dinh dưỡng

3.
Phương pháp nuôi rùa cảnh không bị suy dinh dưỡng

3.1.
Giữ nước bể nuôi sạch sẽ

3.2.
Đa dạng hóa thức ăn phòng tránh rùa bị suy sinh dưỡng

3.3.
Bổ sung thêm Vitamin, Canxi cho rùa cảnh

4.
Cách tăng sức đề kháng khi nuôi rùa cảnh

4.1.
Sàng lọc và nhân giống giống rùa có sức đề kháng tốt

4.2.
Hướng dẫn chăm sóc nuôi dưỡng rùa

5.
Phòng ngừa rùa bị suy dinh dưỡng bằng thuốc

5.1.
Vệ sinh hồ, bể nuôi rùa cảnh

5.2.
Trộn thuốc vào thức ăn cho rùa

Bệnh về dinh dưỡng không giống như các loại bệnh khác. Là loại bệnh khởi phát đột ngột. Đây là căn bệnh theo giai đoạn. Pet Mart đã có những chia sẻ cùng với các bác sĩ thú y về vấn đề này. Bài viết hôm nay chủ đề chính sẽ là nguyên nhân và cách ngăn rùa bị suy dinh dưỡng.

Nguyên nhân rùa bị suy dinh dưỡng

Nguyên nhân rùa bị suy dinh dưỡng thường do việc ăn uống hàng ngày không đúng cách. Ví dụ các bệnh về xương, còi xương, giòn xương đều do thiếu Canxi và Vitamin gây ra cả. Bệnh về dinh dưỡng không chỉ tồn tại ở người mà ở động vật cũng rất dễ mắc phải. Nhất là với những vật nuôi có chế độ ăn và sinh hoạt không phù hợp. Điển hình trong đó là rùa cảnh.

Khi chế độ thức ăn cho rùa thiếu Vitamin và Canxi, không được tắm nắng đủ cùng các chứng bệnh về gan hoặc thận thì rùa giống, rùa non rất dễ mắc phải bệnh này. Rùa bị suy dinh dưỡng sẽ có triệu chứng rất dễ nhận biết. Chủ nuôi có thể quan sát và nắm bắt được.

Hành động, tình hình ăn uống của rùa cảnh đều bình thường. Nhưng khi bạn nâng rùa trên tay, có thể cảm thấy phần mai rùa bệnh nhẹ hơn. Đồng thời với đó là các khớp ở tứ chi hơi sưng to lên. Nếu rùa bị suy dinh dưỡng nặng, các ngón chân, móng sẽ có hiện tượng rụng rời, mai rùa xuất hiện dị tật.

Điều trị cho rùa bị suy dinh dưỡng

Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng rùa bị suy dinh dưỡng, chủ nuôi cần đảm bảo cung cấp đủ ánh mặt trời mỗi ngày cho rùa. Ngoại trừ rùa Cá Sấu. Đối với những chú rùa có thói quen phơi nắng, nên đặt những vật nổi để chúng mài móng và phơi mai.

Xem thêm  11 cách nuôi chuột Hamster Winter White mắt 2 màu đỏ đen

Ít nhất mỗi tuần một lần, phơi nắng mặt trời (trừ ngủ đông), trước 10 giờ sáng hoặc sau 5 giờ chiều cho rùa bị suy dinh dưỡng. Chú ý điều chính thời gian khác nhau theo vùng. Một số khu vực có thể không được lịch thời gian này. Đặc biệt chú ý là không để nhiệt độ quá cao. Vào buổi trưa nắng mặt trời nhiệt độ có thể đạt 40 độ, rùa có thể bị chết vì nắng nóng.

Trong quá trình chăn nuôi hàng ngày, nên bổ sung Canxi cho rùa, dầu gan cá và một số chất dinh dưỡng cần thiết khác. Đối với rùa giống và rùa non, nên thường xuyên cho chúng ăn một ít tôm sống.

Ngoài ra, nguyên liệu làm thức ăn cho rùa nên được kết hợp giữa mồi động vật và mồi thực vật. Có thể cho chúng ăn một vài loại rau xanh thích hợp. Đối với những chú rùa bị suy dinh dưỡng nặng và mai rùa đã bị dị tật, bạn không thể khiến chúng hồi phục được. Vĩnh viễn mất đi giá trị thẩm mỹ của rùa. Tuy nhiên một vài tay buôn lại coi đó là hiếm lạ và nâng giá lên cao.

Bổ sung Vitamin D, Canxi, chỉnh sửa lại thực đơn cho rùa. Thức ăn kết hợp nhiều hơn, phơi nắng nhiều hơn. Nếu bệnh nghiêm trọng, hãy tiêm bắp bằng dung dịch Canxi Gluconate 10% (1ml/kg).

Phương pháp nuôi rùa cảnh không bị suy dinh dưỡng

Giữ nước bể nuôi sạch sẽ

Khi phát hiện ra rùa bị suy sinh dưỡng, cần thay nước kịp thời để khử trùng bể. Đảm bảo môi trường sống tốt cho rùa. Nếu môi trường không sạch sẽ có thể khiến rùa cảnh mắc thêm nhiều chứng bệnh khác. Có thể gây ảnh hưởng lớn về sức khỏe. Thậm chí có thể tử vong.

Đa dạng hóa thức ăn phòng tránh rùa bị suy sinh dưỡng

Rùa con mới sinh chủ yếu được nuôi bằng động vật tươi sống như Daphnia, bọ gậy, trùn chỉ, giòi… Sau đó chuyển dần thành thức ăn hỗn hợp nhân tạo. Có thể sử dụng thức ăn tổng hợp của rùa là chính. Kết hợp với thức ăn tươi như ốc sên, thịt ngao và các loại cá. Khi cho rùa ăn thức ăn tươi sống, thức ăn cần được khử trùng.

Quan trọng nhất trong việc nuôi rùa cảnh đó cần tuân thủ theo 4 nguyên tắc về thời gian, địa điểm, chất lượng và số lượng. Không sử dụng thức ăn hư hỏng hoặc nấm mốc, cho ăn nhiều bữa nhỏ. Lượng thức ăn đủ cho rùa ăn hết trong vòng 2 giờ và phải kịp thời loại bỏ thức ăn thừa còn sót lại.

Bổ sung thêm Vitamin, Canxi cho rùa cảnh

Trong quá trình nuôi dưỡng, chỉ sử dụng các nguồn thức ăn chính thôi thì vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu về dinh dưỡng của rùa cảnh. Rùa bị suy dinh dưỡng là chuyện thường thấy. Cần bổ sung thêm các loại thuốc dinh dưỡng như “Vitamin tổng hợp cho rùa” và “Vitamin C cho các loài dưới nước” vào thức ăn. Có thể trộn vào thức ăn tự làm và thức ăn tươi sống để ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng.

Hàm lượng dầu trong thức ăn được kiểm soát chặt chẽ dưới 5%. Hàm lượng dầu trong thức ăn vào mùa xuân và mùa thu là từ 4,5% đến 4,8% và vào mùa hè là từ 2% đến 3%. Thực tiễn đã chứng minh rằng thêm 1% dầu cá biển vào thức ăn có thể cung cấp các Axit béo thiết yếu cần thiết cho rùa để đảm bảo rằng Vitamin A và Vitamin D trong thức ăn không bị thiếu.

Xem thêm  Cách chăm sóc mèo sơ sinh mất mẹ chuẩn nhất

Bổ sung Canxi bằng cách sử dụng các chế phẩm Canxi như: Canxi Cacbonat, Canxi Lactate, Canxi Gluconate… hoặc có thể cho rùa ăn bột xương, bột vỏ trứng, bột vỏ và những thứ tương tự. Tất cả đều có giá trị như nhau trong việc tránh cho rùa bị suy dinh dưỡng.

Cách tăng sức đề kháng khi nuôi rùa cảnh

Một chú rùa khỏe mạnh có sức đề kháng tốt có thể ngăn chặn được nhiều bệnh tật. Trong đó bào gồm cả vấn đề rùa bị suy dinh dưỡng. Đặc biệt là vào thời gian chuyển mùa xuân thu. Sau khi rùa ngủ đông thường thường sẽ mắc bệnh hàng loạt, không kịp thời phát hiện và điều trị sẽ dễ dàng dẫn đến tổn thất khá lớn.

Nhưng có những trang tại nuôi dưỡng rùa lại có bình an vô sự hàng năm trời. Vậy bí quyết của họ là gì? Đó chính là rùa cảnh có sức đề kháng tốt. Vậy thì nên nâng cao sức đề kháng cho cơ thể rùa. Có nhiều cách để thực hiện việc này. Bao gồm:

Sàng lọc và nhân giống giống rùa có sức đề kháng tốt

Đây là cơ sở để nâng cao sức đề kháng cơ thể, đảm bảo không có rùa bị suy dinh dưỡng khi mới sinh ra. Ưu tiên lựa chọn những con rùa hoang dã khỏe mạnh hết sức có thể để làm rùa bố mẹ. Tuy nhiên, rùa hoang dã càng ngày càng ít. Thông thường người nuôi dưỡng có thể lựa chọn các rùa giống nuôi dưỡng theo phương pháp bán hoang dã để làm rùa bố mẹ.

Tuy nhiên, cố gắng hết sức tránh mua rùa thương phẩm. Nên lựa chọn rùa được nuôi dưỡng trong điều kiện thông thường để làm rùa bố mẹ. Khi nuôi rùa sinh sản cần chú ý tránh giao phối cận huyết, nhân cao chất lượng di truyền của giống rùa.

Rùa bố mẹ mua ở bên ngoài tốt nhất là mua rùa đực và rùa cái ở những nơi bán khác nhau. Sau khi rùa cái và rùa đực bố mẹ lần lượt giao phối thì tách ra nuôi riêng, không nuôi ghép với rùa của mình.

Rùa bố mẹ nên có cơ thể khỏe mạnh, ngoại hình hoàn chỉnh, màu sắc da bình thường, mai giáp rùa cứng rắn, đầu cổ, bốn chân vươn ra có lực. Đặc biệt là đôi mắt phải linh hoạt có thần. Lật mai lưng của rùa úp hướng xuống đất, yếm bụng ngửa lên trời, có thể nhanh chóng phản ứng lại lật mình linh hoạt, hoạt động bò di chuyển rất mạnh mẽ.

Tất cả những đặc điểm trên chứng tỏ đây là một con rùa khỏe mạnh. Nếu phát hiện rùa có vết thương hoặc là rùa bị suy dinh dưỡng, bệnh tật thì đều không thích hợp làm rùa bố mẹ. Không sử dụng rùa đã già để thực hiện nhân giống sinh sản.

Hướng dẫn chăm sóc nuôi dưỡng rùa

Sức đề kháng của cơ thể rùa yếu hay khỏe, ngoại trừ nguyên nhân do gen di truyền, thì còn có mối quan hệ mật thiết với sự chăm sóc nuôi dưỡng tốt hay xấu. Việc tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng có thể nâng cao sức đề kháng của cơ thể rùa, giảm bớt phát sinh bệnh tật.

Xem thêm  8 lời khuyên hữu ích cần biết khi tiêm phòng cho chó

Cho rùa ăn thức ăn có dinh dưỡng toàn diện, đa dạng hóa. Thông thường sử dụng thức ăn hỗn hợp nhân tạo dinh dưỡng toàn diện kết hợp với thức ăn tươi sống. Phương pháp cho ăn có khoa học thực hiện 4 đúng: Đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng lượng, đúng chất. Nếu làm tốt sẽ đảm bảo việc rùa bị suy dinh dưỡng là rất hiếm gặp.

Thường xuyên phân cấp, sàng lọc, mật độ nuôi dưỡng phải hợp lý. Tăng cường quản lý chất lượng nước, thay nước và khử trùng định kỳ thường xuyên. Trang trại nuôi rùa, hồ – bể nuôi rùa cảnh phải được dọn dẹp sạch sẽ định kì, duy trì vệ sinh sạch sẽ.

Trong trường hợp, trong nhà không có vị trí ánh sáng được chiếu vào, bạn nên lắp đèn UVB hay đèn sưởi để tạo nhiệt độ thích hợp giúp chúng sinh sống và phát triển tốt nhất. Rùa bị suy dinh dưỡng để lâu dài sẽ không thể điều trị được. Không nên chủ quan.

Phòng ngừa rùa bị suy dinh dưỡng bằng thuốc

Vệ sinh hồ, bể nuôi rùa cảnh

Bệnh tật, rùa bị suy dinh dưỡng thường phát sinh có tính mùa vụ. Trước và trong thời gian cao điểm rùa mắc bệnh, nên tiến hành phòng ngừa bằng thuốc là một biện pháp hiệu quả giảm bớt rùa mắc bệnh.

Dùng vôi sống, bột Canxi Hypochlorit, bột Axit Trichloroisocyanuric …để tiến hành vẩy rắc toàn bộ ao nuôi định kỳ, ao nuôi. Đây là nơi sinh sống nghỉ ngơi chủ yếu của rùa, sự tích tụ của thức ăn dư thừa và chất bài tiết của rùa làm cho chất nước trong ao nuôi xấu đi, mầm bệnh nảy sinh và sinh sản.

Vì thế, cần phải tiến hành khử trùng ao nuôi rùa, khống chế và tiêu diệt các mầm bệnh, cải thiện chất lượng nước, để tạo cho rùa một môi trường sinh thái tốt. Loại thuốc có tác dụng khử trùng ao nuôi rùa khá hiệu quả chính là vôi sống và bột Canxi Hypochlorit.

Sau khi vôi sống hoặc bột Canxi Hypochlorit được hòa tan thì ngay lập tức rải lên toàn bộ diện tích bề mặt nước. Vôi sống thông thường dùng 1kg/60m3 nước, bột Canxi Hypochlorit thông thường không đến 0.1kg/60m3.

Trộn thuốc vào thức ăn cho rùa

Xung quanh chỗ cho ăn treo túi thuốc, tạo thành khu vực khử trùng, khi rùa đến chỗ ăn tìm kiếm thức ăn thì sẽ đạt được mục đích phòng ngừa, khử trùng. Trộn các loại thuốc phòng bệnh rùa bị suy dinh dưỡng vào trong thức ăn rồi cho ăn.

Trên đây là những thông tin liên quan đến việc rùa bị suy dinh dưỡng. Tuy đây không phải là căn bệnh nghiêm trọng nhưng cũng có thể để lại tổn thương không thể cứu vãn cho rùa. Vì thế các chủ nuôi hãy để ý hơn trong quá trình nuôi dưỡng. Phòng bệnh hơn chữa bệnh chưa bao giờ là sai cả.

5/5 – (3 bình chọn)

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ 4 con!!!