Ngày càng có nhiều người nuôi rùa, đặc biệt là một số trẻ em cũng đã gia nhập hội những người yêu thích và nuôi rùa. Nhiều người có ấn tượng rằng rùa có thể sống một trăm năm tuổi. Thực tế không phải như vậy. Rùa cũng rất yếu đuôi. Nó cũng rất dễ bị bệnh và chết. Dưới đây là một số mẹo mà Bác sĩ thú y đã thống kê được để các bạn có thể tham khảo.

Mục lục
ẩn
1.
Những điều cần chú ý khi nuôi rùa

2.
Phòng ngừa và điều trị các bệnh thông thường

2.1.
Cảm lạnh

2.2.
Viêm ruột

2.3.
Bệnh nấm

Những điều cần chú ý khi nuôi rùa

Rùa là một động vật thay đổi nhiệt độ. Khi nhiệt độ trên 15 độ, chúng có thể hoạt động bình thường và ăn một lượng lớn thức ăn, còn khi nhiệt độ dưới 10 độ C, chúng sẽ chuyển sang trạng thái ngủ đông. Chúng thường sống ở sông, hồ, đầm lầy, hồ chứa nước và núi, đôi khi chúng cũng lên bờ. Trong môi trường tự nhiên, rùa ăn giun, ốc, tôm và cá nhỏ, chúng cũng ăn thân và lá của cây.

Thức ăn của rùa rất đa dạng, chẳng hạn như gạo, lúa mì, đậu Hà Lan, cá nhỏ, tôm, côn trùng và ốc sên. Các loại thực phẩm yêu thích nhất của chúng là cá nhỏ, ốc, ngô và gạo. Việc cho ăn phải được thực hiện theo đặc điểm sinh trưởng của rùa. Nói chung, cần phải ấn định thời gian, địa điểm, chất lượng và số lượng.

Xem thêm  Hướng dẫn nuôi sóc và khắc phục tình trạng rụng lông đuôi

Phòng ngừa và điều trị các bệnh thông thường

Cảm lạnh

Rùa bị bệnh di chuyển chậm, mũi sủi bọt và miệng thường xuyên mở, có thể coi là cảm lạnh.

Cách điều trị: Bạn có thể sử dụng thuốc cảm cúm và Metamizol hòa tan vào nước và tiêm 0,2 ml gentamicin vào chân sau của rùa, hoặc tiêm 10.000 đơn vị penicillin. Rùa có trọng lượng từ 0,5 kg trở lên có thể tăng liều lên đến 50.000 đơn vị mỗi lần tiêm. Thông thường, cho rùa uống thuốc và tiêm liên tục trong 3 ngày là bệnh có thể được chữa khỏi.

Viêm ruột

Bệnh này do ô nhiễm nước hoặc thức ăn biến chất dẫn đến nhiễm vi khuẩn đường ruột mà phát bệnh. Triệu chứng là đầu rùa bị bệnh thường nhìn xung quanh, phân dính máu đỏ và cực kỳ hôi thối, chán ăn, sụt cân.

Điều trị: thay nước và cho mồi tươi nhiều lần trong ngày; tiêm chlortetracycline hoặc chloramphenicol cho con rùa bị bệnh, mỗi lần 0,5 ml, rùa có trọng lượng từ 0,5 kg trở lên có thể tăng lên 1 ml. Thực hiện liên tục trong 3 ngày và thêm một lượng nhỏ chloramphenicol hoặc Furazolidone vào mồi.

Bệnh nấm

Bệnh này là do da rùa bị nhiễm nấm mốc sau khi bị thương, phần biểu bì bị hoại tử có màu đỏ và trắng, trong trường hợp nghiêm trọng có thể nhìn thấy nấm mốc.

Điều trị: Trong quá trình vận chuyển, nuôi và chuyển bể, thao tác nên cẩn thận để tránh làm tổn thương rùa. Nếu phát hiên một con rùa bị thương trước khi cho vào bể, hãy sử dụng thuốc mỡ xanh malachite 1% hoặc thuốc mỡ sulfa bôi lên vùng bị thương. Sau khi phát hiện ra rùa bị bệnh, cần cách ly kịp thời và khử trùng bằng nước vôi có nồng độ từ 20% đến 30%. Bôi thuốc tím gentian toàn thân con rùa bị bệnh, liên tục trong 7 ngày. Có thể thêm một lượng nhỏ bột oxytetracycline vào thức ăn, liên tục trong 3 ngày.

5/5 – (1 bình chọn)

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ 4 con!!!