Vẹt Parrotlet là một dòng vẹt cảnh cỡ nhỏ, rất hiền và khá thông minh. Đặc biệt có khả năng bắt chước âm thanh khá hay. Parrotlet có ưu điểm là trầm tính, ít gây ồn ào, phù hợp với các bạn nữ. Khi nuôi giống vẹt này, việc lựa chọn thức ăn rất quan trọng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của petmart.vn để có thêm kinh nghiệm nuôi dưỡng Parrotlet nhé.
ẩn
Thực phẩm cho vẹt Parrotlet
Bổ sung vitamin cho vẹt
Lưu ý khi nuôi vẹt sinh sản
Thực phẩm cho vẹt Parrotlet
Theo các bác sĩ thú y, vẹt nuôi dưỡng trong gia đình đa số đều gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng. Một phần nguyên nhân là do thức ăn không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của chim. Nguyên nhân khác là do vẹt kén ăn mà dẫn đến suy dinh dưỡng. So với các dòng chim nhỏ khác như Yến Phụng, Lovebird, Parrotlet yếu hơn và khó nuôi hơn một chút.
Thức ăn chính của Parrotlet là các loại ngũ cốc tổng hợp (lúa mì, bo bo, hạt kê, hạt láng, hạt dưa, hạt lanh…). Ngoài ra còn có cám cho chim nhân tạo, kết hợp với các loại thực phẩm tươi, như ngô, cà rốt, đậu Hà Lan, bắp cải, bí đỏ, đậu nành… (không cần nấu chín).
Bổ sung vitamin cho vẹt
Để bổ sung vitamin, bạn có thể cho vẹt Parrotlet ăn thêm các loại rau mầm và hoa quả tươi. Nếu có thời gian, bạn có thể ép các loại rau quả thành nước và cho uống hàng ngày. Cách làm này có thể cân bằng nhu cầu dinh dưỡng của chim.
- Vitamin C (tăng cường khả năng miễn dịch): Chuối tiêu, dâu tây, táo, lá bạc hà.
- Beta-Caroten (phòng ngừa bệnh về hô hấp): củ cải đỏ, táo, cam, mầm đậu.
- Vitamin B (tốt cho mắt, da, lông của chim): kê, trứng, khoai tây, sữa chua.
- Magie (giảm bớt di chứng ở chim do căng thẳng và áp lực gây ra): củ cải đỏ, bông cải xanh, rau chân vịt, chanh rừng và một lượng ít muối ăn.
- Canxi (hỗ trợ sự phát triển của xương): Sữa bò, rau màu xanh đậm, cam,sữa chua, quả óc chó, một ít rau mùi.
- Kali (hỗ trợ sự trao đổi chất của tế bào): Chanh, chuối tiêu, cần tây, táo, nho, bột quế.
- Kẽm (phòng tránh suy giảm tuyến yên và tuyến tụy): Nho, táo, rau chân vịt, rau mùi.
Ngoài những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của vẹt Parrotlet, những thực phẩn thiên nhiên này cũng ít gây tác dụng phụ đối với chúng.
Lưu ý khi nuôi vẹt sinh sản
Đối với vẹt Parrotlet mùa sinh sản của chúng có thể bắt đầu từ mùa đông nếu nuôi dưỡng trong phòng được giữ ấm. Parrotlet trưởng thành khi được khoảng 10 tháng tuổi, lúc này chúng đã sẵn khả năng để sinh sản.
Lưu ý tính cách của loài chim này rất nhạy cảm và khá hung dữ. Nhất là những con vẹt mái. Nếu ghép đôi thất bại, chúng có thể đánh nhau dẫn đến bị thương. Ngoài ra vẹt Parrotlet không chung thủy cả đời với bạn đời, có thể tách ra rồi ghép lại đôi mới.
Phương pháp ghép đôi: thả chim mái vào lồng trước mấy ngày để nó quen thuộc với môi trường. Sau đó mới thả chim trống. Đứng từ xa quan sát trạng thái của cả 2 con. Để đảm bảo chúng không tranh cãi gay gắt hoặc đánh nhau. Chỉ cần phát hiện bất kì dấu hiệu nguy hiểm nào thì cần tách chúng ra ngay lập tức.
Trước khi đẻ trứng, vẹt mái sẽ có hiện tượng sưng tấy xung quanh hậu môn. Ngoài ra lượng chất thải sẽ tăng hơn bình thường. Trung bình mỗi lứa vẹt mái đẻ 4-7 quả trứng, cách 1 ngày đẻ 1 trứng cho đến khi hết lứa. Thông thường sau khi đã đẻ được 2 hoặc 3 trứng, vẹt mái mới bắt đầu ấp trứng.
Biên tập viên
Bài mới
- Tin tức23 Tháng tư, 202410 tips chụp ảnh thú cưng tại nhà siêu đơn giản, dễ thực hiện
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Khứu giác nhạy cảm của chó đánh hơi được bệnh ung thư
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Cách nuôi và huấn luyện chó Yorkshire Terrier
- Tin tức21 Tháng Một, 20245 mẫu chuồng nuôi chó cảnh thông dụng nhất hiện nay