Chim Manh Manh là một giống chim cảnh có ngoại hình khá đẹp. Ban đầu chúng được nuôi nhiều ở Nhật Bản và dần trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, chim Manh Manh có nhiều màu sắc đa dạng như trắng, xám, đỏ…
ẩn
Phân biệt chim Manh Manh trống mái
Thói quen sinh sản của chim Manh Manh
Chăm sóc chim non mới nở
Ngoài bộ lông bắt mắt, chúng cũng rất năng động và hót hay. Do đó nhu cầu nuôi loài chim này hiện đang tăng cao. Vậy cách nuôi Manh Manh sinh sản như thế nào? Cần lưu ý điều gì khi nuôi giống chim này?. Hãy cùng bác sĩ thú y tìm hiểu nhé.
Phân biệt chim Manh Manh trống mái
Điểm dễ nhận thấy nhất ở chim trưởng thành là chim trống thường có 2 bên má màu vàng nghệ. Trong khi đó chim mái không có đặc điểm này. Chim trống có màu lông sặc sỡ với nhiều vằn ở cổ và đốm trắng trên 2 cánh. Còn chim mái có bộ lông khá đơn điệu.
Tuy nhiên đặc điểm này chỉ có ở giống Manh Manh cơ bản. Còn đối với Manh Manh trắng thì rất khó phân biệt bởi chúng có ngoại hình tương tự nhau.
Về tiếng hót, chim trống có giọng hót nhiều âm điệu hơn và trong hơn. Chúng thường nhảy nhót và khá năng động. Còn chim mái thường chỉ hót theo một điệu đơn giản, ít thay đổi. Do đó đa số người nuôi thường chọn con trống để nuôi làm cảnh.
Thói quen sinh sản của chim Manh Manh
Theo các bác sĩ thú y, loài chim này có khả năng sinh sản rất tốt. Mùa sinh sản của chúng kéo dài từ mùa thu năm trước đến mùa xuân năm sau. Thông thường mỗi tháng chim mái đẻ một lứa. Sau 30 ngày chim non có thể tách đàn.
Để đảm bảo chim sinh sản tốt, thức ăn cho chúng rất quan trọng. Ngay từ cuối mùa hè, người nuôi cần cho chúng ăn các loại thức ăn bổ dưỡng. Trong đó hỗn hợp kê và lòng đỏ trứng được sử dụng phổ biến nhất. Đồng thời tiến hành làm ổ đẻ cho chim sinh sản.
Mỗi lứa chim mái đẻ 3-7 trứng, tối đa có thể lên tới 8-10 trứng. Khi chim đẻ xong và bắt đầu ấp, cần lập tức dừng cho ăn kê trứng. Để xác định trứng có được thụ tinh thành công hay không, bạn có thể soi qua ánh đèn hoặc ánh sáng mặt trời.
Việc soi trứng tiến hành sau khi chim đẻ khoảng 1 tuần. Nếu thấy mạch máu tụ quanh 1 điểm đen, tức là trứng thụ tinh thành công. Nếu trứng trong suốt nghĩa là trứng không có phôi hoặc phôi chết, nên vứt bỏ ngay.
Chăm sóc chim non mới nở
Sau khoảng 15 ngày, chim non bắt đầu nở. Lúc này chim bố mẹ cần được bổ sung nhiều canxi. Bạn có thể nghiền vỏ trứng hoặc mai mực thành bột trộn lẫn với thức ăn. Hoặc sử dụng các loại cám chim chuyên dụng có bán trên thị trường.
Khoảng hơn 20 ngày, chim non cứng cáp hơn và có thể rời khỏi tổ. Khoảng 30 ngày tuổi, chim có thể tự ăn. Đây là lúc ta có thể tách đàn cho chúng.
Trong trường hợp chim bố mẹ từ chối nuôi con hoặc nuôi kém, người nuôi cần thay thế chim bố mẹ để chăm sóc chúng. Thức ăn cho chim non gồm trứng gà, nước đường glucose 2%. Xay nhuyễn và cho vào xi lanh đút cho chim ăn.
Từ 1-7 ngày tuổi, chúng cần ăn 6-8 lần mỗi ngày. 8-14 ngày tuổi, cho chim ăn 5-6 lần mỗi ngày. Từ ngày 15 mỗi ngày cho ăn 3-4 lần.
Trên đây là những công việc quan trọng khi nuôi chim Manh Manh sinh sản. Chúc các bạn thành công!
Biên tập viên
Bài mới
- Tin tức23 Tháng tư, 202410 tips chụp ảnh thú cưng tại nhà siêu đơn giản, dễ thực hiện
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Khứu giác nhạy cảm của chó đánh hơi được bệnh ung thư
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Cách nuôi và huấn luyện chó Yorkshire Terrier
- Tin tức21 Tháng Một, 20245 mẫu chuồng nuôi chó cảnh thông dụng nhất hiện nay