Bị chuột Hamster cắn có sao không? Bị chuột Hamster cắn chảy máu có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi mà nhiều người nuôi chuột đang đau đầu. Có thể bạn nghĩ rằng Hamster là một loài vật nhỏ, có bị cắn cũng không sao. Nhưng trên thực tế, cũng giống như chó mèo, chuột Hamster có thể mang theo những mầm bệnh nguy hiểm mà bạn không hề biết.

Mục lục
ẩn
1.
Nguyên nhân chuột Hamster cắn người

1.1.
Chuột Hamster cắn người do giật mình

1.2.
Chuột Hamster cắn có sao không khi đang mang thai

1.3.
Bị chuột Hamster cắn chảy máu do nhầm với đồ ăn

2.
Bị chuột Hamster cắn có sao không?

3.
Bị Hamster cắn chảy máu có sao không? Cần phải làm gì?

4.
Chuột Hamster cắn có bị gì không? Không nên làm gì?

5.
Lý do chuột Hamster cắn chuồng

5.1.
Chuột Hamster cắn chuồng do chưa quen với cuộc sống mới

5.2.
Chuột Hamster cắn chuồng do khẩu phần ăn thiếu hạt

5.3.
Chuột Hamster cắn chuồng do muốn gây sự chú ý

6.
Tác hại của việc chuột Hamster gặm cắn lồng

Ngoài việc cắn người, một số con có thể cắn cả lồng sắt. Điều này có thể gây nhiều nguy hại cho chúng. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu khi bị chuột Hamster cắn có sao không và cách phòng tránh qua bài viết dưới đây của Pet Mart nhé.

Nguyên nhân chuột Hamster cắn người

Chuột Hamster ngày nay đã trở thành 1 trong nhiều giống thú kiểng được nuôi phổ biến, giá rẻ. Chúng nhỏ nhắn đáng yêu, dễ thương và tinh nghịch. Hamster thường được nuôi theo đàn hoặc cặp trong các chuồng hoặc lồng nuôi nhỏ.

Có đủ không gian để chúng có thể chơi đùa. Một số thường được ưa chuộng như chuột Hamster Robo, Bear, Winter White… Tuy nhiên, có một vấn đề thường hay gặp phải đó là tình trạng chuột Hamster hay cắn bậy. Rất nhiều thông tin đưa ra khiến nhiều người lo lắng không biết khi bị chuột Hamster cắn có sao không? Có bị nguy hiểm tới tính mạng và gây chết người giống như bệnh dại ở chó mèo hay không?

Xem thêm  Chuột lang đẻ mấy con và Guinea Pig mang thai bao lâu?

Chuột Hamster cắn người do giật mình

Đa phần chuột cắn người là do bị giật mình, do đó khi chúng đang nghỉ ngơi, bạn không nên làm phiền chúng. Nếu muốn ôm chuột lên, bạn có thể dùng thức ăn cho chuột Hamster để thử xem chúng có sẵn sàng hay không. Nếu chúng không phản ứng, tốt nhất bạn nên để chúng một mình.

Vậy trong trường hợp này, bị chuột Hamster cắn có sao không? Còn tùy vào vết thương gây ra, nếu chúng cắn do giật mình có thể khiến bạn bị xước da. Nên hãy rửa sạch vết cắn của chúng là tốt nhất.

Chuột Hamster cắn có sao không khi đang mang thai

Nếu chuột đã quen thuộc với chủ mà tự nhiên lại trở nên hung dữ. Bạn cần kiểm tra tình trạng sức khỏe của chúng. Chuột mắc bệnh có thể cắn người nếu bị chạm vào chỗ đau. Chuột cái mang thai cũng sẽ rất hung dữ nếu có chuột đực hoặc người lạ xuất hiện.

Bị chuột Hamster cắn chảy máu do nhầm với đồ ăn

Chuột Hamster không nhìn rõ, chúng sử dụng khứu giác để điều hướng. Vì lý do này, bạn dễ bị nhầm lẫn với một miếng thức ăn ngon. Nếu bạn định đặt tay vào chuồng Hamster hoặc chạm vào chúng, hãy nhớ luôn luôn rửa tay thật sạch. Không để mùi lạ dính lên tay.

Khi bị chuột cắn, bạn không nên quăng chuột ra xa. Không tỏ ra hung dữ hoặc đánh mắng chúng. Ném chuột ra xa có thể làm nó bị thương, ảnh hưởng đến tâm lý. Chuột Hamster sẽ trở nên nhát gan hơn, rất khó làm quen lại như cũ. Khi bị chuột Hamster cắn chảy máu hãy bình tĩnh để xử lý vết thương nhé.

Bị chuột Hamster cắn có sao không?

Khi nuôi chuột Hamster, việc bị chúng cắn là không thể tránh khỏi. Lý do của hành vi này có thể do bị làm phiền khi đang ngủ, tiếp xúc với người hoặc vật lạ, bị stress lâu ngày… Cần phải hiểu rằng, chuột cũng như chó mèo, chúng cũng có bản năng tự vệ khi bị đe dọa.

Nếu gặp phải trường hợp này đầu tiên bạn phải tiến hành xử lý vết thương. Nếu vết thương không chảy máu, không có vết rách thì không cần quá lo. Có thể chú chuột chỉ cắn vì tò mò, hoặc nghĩ tay bạn là thức ăn của nó.

Bị Hamster cắn chảy máu có sao không? Cần phải làm gì?

Nếu có chảy máu, trước tiên hãy nặn máu ở vết thương ra. Sau đó rửa sạch bằng xà phòng trong khoảng 10 phút. Nếu hôm sau vết thương bị sưng đỏ và đau, bạn cần tới ngay bệnh viện.

Xem thêm  Giống chó Great Pyrenees: dòng dõi canh giữ các lâu đài

Kiểm tra vết thương trong một hai ngày đầu để chắc chắn rằng vết thường không bị sưng lên, trường hợp vết thương bị sưng bạn có thể cần dùng kháng sinh.

Chuột Hamster cắn có bị gì không? Không nên làm gì?

Vậy, bị Hamster cắn chảy máu có sao không, có nguy hiểm không? Hamster cắn có bị gì không? Theo các bác sĩ thú y, bạn có thể mắc bệnh dại, viêm phổi, uốn ván, dịch hạch… nếu không được tiêm phòng.

Nếu bạn không may bị chuột Hamster cắn, nó có thể gây đau đớn. Hamster có răng dài có thể đâm thủng da. Khi bị chuột cắn đừng cố vùng vẫy để thoát khỏi hàm răng của chúng.

Thay vào đó chỉ cần hạ nó xuống lồng. Nếu nó không tự động nhả ra thì hay cho nó ăn cái gì đấy. Cũng đừng kêu la và hét vào mặt Hamster. Bạn sẽ khiến chúng hoảng sợ hơn. Nó có thể lại bạn nặng hơn.

Lý do chuột Hamster cắn chuồng

Chuột Hamster cắn chuồng do chưa quen với cuộc sống mới

Ngoài việc cắn người, nhiều con Hamster có thói quen cắn lồng sắt. Lý do có thể do chưa quen thuộc với hoàn cảnh mới, điều này thường xảy ra với chuột mới mua ở cửa hàng về. Việc cắn lồng sắt là biểu hiện của việc bị áp lực hoặc sợ hãi. Vậy chuột Hamster cắn có sao không? Khắc phục thế nào?

Lúc này bạn nên xem lại vị trí đặt lồng có ở nơi đông người qua lại hay không. Việc thường xuyên có người hoặc động vật qua lại có thể gây stress cho Hamster. Có thể phủ một tấm vải che kín lồng, một thời gian sau nó sẽ quen với môi trường mới.

Chuột Hamster cắn chuồng do khẩu phần ăn thiếu hạt

Ngoài ra, nếu chế độ ăn của chuột không có các loại hạt cứng, răng chúng sẽ mọc dài ra rất nhanh. Vì thế chúng cần có vật gì đó để mài răng. Để phòng tránh, bạn nên chuẩn bị các loại hạt có vỏ hoặc đồ chơi để chuột mài răng.

Chuột Hamster cắn chuồng do muốn gây sự chú ý

Tại sao Hamster cắn chuồng? Chuột Hamster cắn có sao không? Trong sinh hoạt hàng ngày, chắc chắn có chủ nuôi sẽ phát hiện Hamster của mình thích gặm thanh sắt của lồng. Thậm chí là gặm say sưa, vui không biết mệt. Vậy nguyên nhân do đâu? Liệu có hại cho Hamster hay không?

Chuột Hamster cắn chuồng là biểu hiệu chúng muốn nói với chủ nhân một nhu cầu nào đó. Ví dụ như đòi thức ăn hoặc muốn ra ngoài chơi. Đặc biệt, một hoạt động nào đó duy trì trong một thời gian dài sẽ hình thành thói quen. Nếu ngày nào đó chủ nuôi quên mất, Hamster sẽ dùng những cách như gặm lồng để “nói” ra suy nghĩ của mình.

Xem thêm  Cách lựa chọn thức ăn cho Nhím kiểng dinh dưỡng nhất

Biểu hiện chuột Hamster cắn có sao không? Bình thường nếu chủ nhân mỗi ngày thường cho Hamster ăn sau khi tan làm, nếu hôm nào đó quên mất, Hamster đói quá sẽ không ngừng gặm lồng. Thậm chí càm bát ăn đi đi lại lại. Tạo tiếng ồn để thu hút sự chú ý của chủ.

Do đó nên kịp thời cho ăn, cũng có thể trộn thêm sữa bột cho thú cưng, bổ sung dinh dưỡng. Cũng có trường hợp chủ nuôi thường thả Hamster ra ngoài chơi, đến khi không được ra ngoài, chúng cũng sẽ không ngừng gặm lồng.

Tác hại của việc chuột Hamster gặm cắn lồng

Hành vi chuột Hamster cắn có sao không? Nếu cắn chuồng mãi có nguy hiểm gì? Rất nhiều Hamster không được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của mình. Đặc biệt khi chúng cảm thấy cô đơn trống trải. Vào ban đêm cũng sẽ mài răng vào khung lồng tạo tiếng ồn lớn. Dù có ảnh hưởng tới giấc ngủ của chủ nhân hay không, những hành động này đều không tốt cho sức khoẻ của Hamster.

Chuột Hamster cắn có sao không Khi răng phát triển? Hamster gặm lồng sắt sẽ bị thương. Nếu răng gãy chúng sẽ mài răng, ảnh hưởng đến việc ăn uống của Hamster. Hơn nữa thanh kim loại có độ cứng rất mạnh, va chạm như vậy rất dễ kiến Hamster tổn thương não.

Đối với cách làm vừa không an toàn, không khỏe mạnh này của Hamster, bạn cần dùng mọi cách để ngưng tình trạng “kéo đàn ban đêm” này của chúng. Đa số Hamster gặm lồng là một cách thể hiện nhu cầu của chúng.

Việc chuột Hamster cắn có sao không còn phụ thuộc vào nguyên nhân và hậu qua sau hành vi. Chủ nuôi nếu phát hiện tình trạng này, chủ cần chú ý xem có quên việc gì hay không? Không nên để hình thành thói quen xấu, nên sớm sửa đổi.

4.2/5 – (20 bình chọn)

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ 4 con!!!