Bạn có quan tâm tới tuổi thọ của chuột Hamster không? Và những yếu tố nào ảnh hưởng tới tuổi thọ của chuột Hamster? Muốn kéo dài tuổi thọ Hamster thì làm cách nào? Bài viết hôm nay, Pet Mart sẽ cùng bạn đọc đi tìm hiểu tuổi thọ trung bình của chuột Hamster và tuổi thọ của chuột Hamster theo từng giống loài khác nhau.

Mục lục
ẩn
1.
Tuổi thọ của chuột Hamster theo từng giống

1.1.
Tuổi thọ của chuột Hamster Bear

1.2.
Tuổi thọ của chuột Hamster Winter White

1.3.
Tuổi thọ của chuột Hamster Robo

1.4.
Tuổi thọ của chuột Hamster Campell

2.
Tuổi thọ trung bình của chuột Hamster là bao nhiêu?

3.
Các yếu tố ảnh hưởng tới tuổi thọ của Hamster

3.1.
Chế độ chăm sóc

3.2.
Quá trình sinh sản

3.3.
Tai nạn

4.
Cách kéo dài tuổi thọ Hamster

Tuổi thọ của chuột Hamster theo từng giống

Tuổi thọ của chuột Hamster Bear

Chuột Hamster Bear (hay Syrian Hamster, Hamster vàng) là loài Hamster được nuôi làm thú cưng phổ biến nhất ở Việt Nam cũng như thế giới. Với ưu điểm là giá rẻ và bộ lông nhiều màu sắc, Hamster Bear dễ dàng chiếm được cảm tình của những người yêu thú cưng.

Tuy nhiên nhiều bạn trẻ vẫn còn mơ hồ về cách chăm sóc loài thú cưng này và tuổi thọ của Hamster Bear là bao lâu. Theo các nghiên cứu mới nhất, tuổi thọ của chuột Hamster Bear là 1,5-3 năm, tối đa là 5 năm. Chuột Hamster trưởng thành và bắt đầu ghép cặp vào lúc 2 tháng tuổi. Chuột Hamster không khó nuôi, nhưng chúng rất dễ mắc bệnh và chết nếu không được quan tâm chăm sóc.

Xem thêm  Hướng dẫn cách nuôi Sóc bụng đỏ đúng cách

Tuổi thọ của chuột Hamster Winter White

Chuột Hamster Winter White rất dễ chăm sóc.Trọng lượng có chúng thay đổi rất nhiều qua từng giai đoạn phát triển khác nhau. Đối với giống đực nặng khoảng 19 – 45gr. Đối với con cái nặng khoảng 19 – 36gr.

Trong điều kiện nuôi trong gia đình làm thú cưng, nếu được chăm sóc tốt có thể nặng hơn. Tuổi thọ của chuột Hamster Winter White vào khoảng 3 năm. Tuy nhiên chúng vẫn có thể sống lâu hơn nếu được chăm sóc tốt.

Tuổi thọ của chuột Hamster Robo

Chuột Hamster Robo có chiều dài trung bình dưới 2cm khi sinh và 4,5 – 5cm khi trưởng thành. Chúng có cân nặng 20 – 25g. Hiện nay, chúng là một trong những giống chuột Hamster được nuôi nhiều nhất. Với hình dáng nhỏ nhắn, tính cách thân thiên, đáng yêu nên chúng rất được lòng các chủ nhân.

Chúng cũng giống như các loại chuột Hamster khác. Thức ăn của chúng là các loại hạt ngũ cốc, rau củ quả… Chuột Hamster Robo thường được nuôi dưỡng và chăm sóc trong cách chuồng nhựa hoặc thủy tinh trong suốt. Bên trong có thể có cầu trượt, lâu đài, vòng chạy… giúp chúng vui chơi và vận động.

Tuổi thọ trung bình của chuột Hamster Robo từ 3 – 3,5 năm. Mặc dù đây chỉ là tuổi thọ trung bình, nhưng nó vẫn có thể thay đổi. Có những chú chuột có tuổi ngắn hơn. Nhưng cũng có những chú chuột Hamster sống lâu hơn.

Tuổi thọ của chuột Hamster Campell

Theo các bác sĩ thú y, chuột Hamster Campell có tuổi thọ trung bình là gần 2 năm. Chúng có thể sống tới 2 năm nếu được chăm sóc tốt. Đa số chuột đực sống lâu hơn chuột cái. Những con chuột cái sinh sản ít hoặc không sinh sản thường sống lâu hơn do ít gặp các bệnh về đường sinh dục.

Trên thực tế, chuột Hamster bắt đầu lão hóa khi được gần 1 tuổi. Khi được hơn 1 tuổi, các dấu hiệu tuổi già xuất hiện rõ ràng hơn. Ví dụ như lông chuột không còn sáng bóng như trước, lông hay rụng, da nhăn. Chuột đi lại chậm hơn, ít chơi đồ chơi.

Xem thêm  Nuôi ếch Pacman có cần phải cho chúng ngủ đông hay không?

Lúc này chế độ ăn của chúng rất quan trọng. Chuột Hamster già cần ăn các loại hạt mềm và nhỏ hơn. Thường xuyên bổ sung rau xanh, táo và cà rốt để chuột có đủ Vitamin và nước.

Tuổi thọ trung bình của chuột Hamster là bao nhiêu?

Tuổi thọ trung bình của chuột Hamster so với những giống thú cưng khác có thể ngắn hơn. Ví dụ như chó, mèo, thỏ… Tuy cuộc sống của chúng không dài, nhưng lúc nào chúng ta cũng nhận thấy năng lượng của chúng. Chúng sống rất vui vẻ. Theo các giống, thì tuổi thọ trung bình của chuột Hamster Robo là cao nhất. Còn lại vòng đời của chuột Hamster thường là 2 – 3 năm. Hoặc cũng có thể hơn.

Các yếu tố ảnh hưởng tới tuổi thọ của Hamster

Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của Hamster có thể kể đến việc chăm sóc của chủ nhân, quá trình sinh sản, tai nạn do người hoặc động vật, nhiễm độc, nhiễm bệnh, chế độ ăn…

Rất nhiều yếu tố có thể dễ dàng khiến chúng tử vong. Do đó khi nuôi chuột Hamster, hãy đảm bảo bạn sẽ chăm sóc tốt cho chúng. Hamster không giống như chó mèo, chúng hoàn toàn phụ thuộc vào việc chăm sóc của bạn.

Chế độ chăm sóc

Chuột Hamster rất dễ mắc bệnh nếu chuồng nuôi chúng không được vệ sinh thường xuyên. Ngoài ra, khẩu phần ăn cũng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của chúng. Thức ăn không sạch sẽ, bị hư hỏng rất dễ mang theo mầm bệnh. Trị bệnh cho chuột Hamster rất mất thời gian.

Quá trình sinh sản

Hamster có kích thước nhỏ nhưng rất mắn đẻ. Một con chuột cái mỗi lần có thể sinh tới hơn 10 con non. Do số lượng quá đông, chuột mẹ không thể chăm sóc hết cho con. Hơn nữa việc đẻ quá dày cũng làm giảm tuổi thọ Hamster cái.

Xem thêm  Tổng hợp các Pet Shop cửa hàng thú cưng ở Vũng Tàu

Tai nạn

Tai nạn là một trong những nguyên nhân gây nên cái chết của chuột Hamster. Tai nạn có thể do người, động vật khác hoặc do bản thân chúng. Do đó không nên cho trẻ con hoặc chó mèo tiếp xúc với chuột Hamster. Hoặc nếu cho chuột Hamster ra ngoài chuồng chơi cần chú ý tới những con vật khác. Đặc biệt là mèo, chó…

Cách kéo dài tuổi thọ Hamster

Với những phương pháp đơn giản dưới đây, chú chuột của bạn sẽ có được một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc nhất. Đồng thời tuổi thọ trung bình của chuột Hamster cũng được nâng lên đáng kể

  • Không cho chuột Hamster ăn thức ăn của người. Nhất là các món có nhiều muối, nhiều gia vị, dễ gây béo phì cho chuột
  • Nếu không quá bẩn, không cần tắm cho chuột bằng nước
  • Không để Hamster dưới ánh nắng trực tiếp, Hamster chịu nóng rất kém. Mùa hè phải chuyển chúng vào nơi thoáng mát.
  • Tìm hiểu kĩ giống và tập tính của các loại Hamster, không nuôi chung lồng nếu khác giống.
  • Nếu không nuôi sinh sản, không nên nuôi theo cặp đực cái.
  • Tìm hiểu chuột Hamster Bear ăn gì, không dùng thức ăn không rõ nguồn gốc hoặc hư hỏng.
  • Không dùng đũa tre, que kem cho chuột mài răng.
  • Không dùng giấy báo, giấy vụn làm lót chuồng. Mực in và chất tẩy trắng giấy dễ gây dị ứng cho chuột.
  • Chuồng nuôi cần có đồ chơi để chuột vận động, không nuôi chuột trong lồng quá chật.
4.3/5 – (9 bình chọn)

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ 4 con!!!