Cách nuôi sóc rừng (sóc Bông Thái) như thế nào để quấn chủ và sống khỏe là vấn đề mọi người chơi sóc cảnh đều quan tâm. Sóc rừng là loài thú cảnh nhỏ, dễ nuôi nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách, chúng có thể mắc bệnh và chết. Vậy cách cách nuôi sóc Bông Thái như thế nào? Xây dựng cách huấn luyện sóc rừng ra sao để cho gần gũi với con người hơn? Hãy cùng Pet Mart tìm hiểu nhé.
ẩn
Thông tin về sóc rừng – sóc Bông Thái
Môi trường nuôi sóc Bông Thái
Cách nuôi sóc rừng với thức ăn giàu dinh dưỡng
Kỹ thuật và cách nuôi sóc Bông Thái để không bị cào
Các bước cắt móng chân cho sóc
Lưu ý khi cắt móng cho sóc Bông Thái
Cách nuôi sóc rừng không bị bệnh
Nguyên nhân sóc Bông Thái bị tiêu chảy
Cách trị bệnh tiêu chảy ở sóc bông Thái
Một số bệnh thường gặp ở sóc bông Thái
Cảm cúm
Kén ăn
Thiếu Canxi
Những lưu ý trong cách huấn luyện sóc rừng
Thông tin về sóc rừng – sóc Bông Thái
Sóc bông Thái (hay sóc rừng) là loài sóc phổ biến ở bán đảo Đông Dương, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc. Tại Việt Nam, sóc bông Thái được mua bán nhiều để làm cảnh. Trong tất cả các cách nuôi sóc rừng, việc cho ăn và phòng bệnh cho sóc rất quan trọng.
Sóc bông Thái sống chủ yếu trên cây, do đó chúng cần một bộ móng dài và khỏe để bám vào các cành cây. Móng của sóc giúp chúng đứng vững và cầm nắm thức ăn tốt hơn. Tuy nhiên khi nuôi sóc bông Thái làm cảnh, bộ móng này lại gây phiền toái không nhỏ cho người nuôi.
Móng chân của sóc có thể cào xước đồ đạc trong nhà, quần áo, vải vóc. Sóc bông ở Việt Nam đa số được bắt từ tự nhiên, do đó chúng có thể gây nguy hiểm cho người nuôi mỗi khi tức giận. Vì thế, cắt móng chân cho sóc sẽ giúp bạn thoải mái hơn khi nuôi loài thú cưng này.
Môi trường nuôi sóc Bông Thái
Nơi nuôi dưỡng phải khô ráo, đông ấm hạ mát, nhiệt độ thích hợp cho phát triển. Khi nuôi sóc sinh sản nên duy trì trong khoảng 10°C đến 30°C, nhiệt độ nuôi dưỡng thích hợp nhất là ở khoảng 15°C, nhiệt độ tương đối duy trì ở khoảng 40% – 50%.
Do Sóc Bông không thể chịu được nhiệt độ quá cao, khi nhiệt độ cao hơn 35°C, có thể bị cảm nắng mà tử vong. Cho nên thời tiết mùa hè nhiệt độ cao nên chú ý thông thoáng, che đậy lồng nuôi.
Cách nuôi sóc rừng tốt nhất là duy trì nhiệt độ thích hợp, mùa thu đề phòng gió lạnh xâm nhập và tấn công, để tránh viêm xương khớp. Ngoài ra cách nuôi sóc Bông Thái không đòi hỏi ánh sáng quá mạnh, nếu như tiếp nhận tia sáng quá mạnh, thường sẽ xuất hiện hiện tượng bị xù lông và mất vẻ rực rỡ
Dọn dẹp loại bỏ phân và nước tiêu thường xuyên duy trì sự vệ sinh sạch sẽ của lồng nuôi, để có bộ lông sạch sẽ và có lợi cho sức khỏe của sóc Bông. Sáng sớm mỗi ngày cho ăn trước khi tiến hành dọn dẹp.
Dụng cụ nuôi dưỡng phải khử trùng định kỳ, mỗi tuần ít nhất phải cho sóc Bông tắm cát 1 lần, thùng tắm cát có thể đựng được 4 lít cát là hợp lý, cho thêm cát mịn vào trong thùng, mỗi lần tắm cắt khoảng 20 – 30 phút có thể tăng cường sức khỏe.
Cách nuôi sóc rừng với thức ăn giàu dinh dưỡng
Thức ăn của sóc Bông Thái được nuôi dưỡng nhân tạo cũng tương tự như các giống sóc cảnh khác. Các loại hạt vỏ cứng là thứ mà chúng thích nhất, nhưng cũng không thể chỉ cho chúng ăn một loại thức ăn duy nhất.
Sóc là động vật ăn tạp, thức ăn của chúng bao gồm các loại hạt vỏ cứng và côn trùng. Khi nuôi sóc cảnh, bạn có thể mua thức ăn viên dành riêng cho sóc, phối hợp với thức ăn thô như hồ đào, hạt dẻ, hoa quả… và côn trùng. Lưu ý không lấy côn trùng làm thức ăn chính.
Cách nuôi sóc rừng với thức thô sẽ có lạc, hạt hướng dương, cải thảo, cải dầu, lá cây dâu, trái cây. Mùa hè và mùa thu nên tăng thêm trái cây như dưa hấu, kiwi, đu đủ, cà chua, dưa chuột. Mỗi ngày chia làm 3 bữa. Đối với sóc con, mỗi ngày cần cho ăn 5 – 6 bữa để cung cấp đủ dinh dưỡng cho sóc con phát triển.
Cách nuôi sóc rừng con và sóc cái mang thai cần bổ sung nhiều thành phần động vật. Phổ biến nhất hiện nay là sâu bột, bọ cánh cứng, nhộng, giun… Sâu bột là thức ăn ưa thích của chim, chuột và thú cảnh nhỏ. Loại sâu này có hàm lượng dinh dưỡng cao và dễ tìm mua.
Kỹ thuật và cách nuôi sóc Bông Thái để không bị cào
Các bước cắt móng chân cho sóc
Đầu tiên bạn ôm sóc trong lòng, đồng thời vuốt ve để trấn an, giúp nó bình tĩnh hơn. Nhẹ nhàng cầm lấy một chân trước của nó. Nếu nó không hợp tác, bạn có thể bọc một chiếc khăn to để giữ nó đứng yên. Nếu có thể hãy nhờ một người khác hỗ trợ bạn.
Móng chân sóc cũng giấu ở trong đệm thịt tương tự như mèo. Do đó bạn có thể ấn nhẹ vào bàn chân để đẩy mỏng ra. Giữ thật chắc để đảm bảo nó đứng yên trong lúc đang cắt tỉa. Móng chân sóc có phần lõi ở bên trong gồm thịt và các mạch máu. Cần cẩn thận để tránh cắt vào phần này.
Chỉ cần cắt móng trước, móng chân sau để nguyên. Vì sóc bám vào cây chủ yếu bằng chân trước, do đó chân sau móng rất ngắn và không nguy hiểm. Nếu con sóc bạn nuôi phản ứng mạnh khi bị cắt móng, hãy dành cho nó thời gian để làm quen, không bắt ép nó.
Lưu ý khi cắt móng cho sóc Bông Thái
Móng chân của sóc sau khi cắt sẽ dài ra rất nhanh, đôi khi còn nhọn hơn trước khi cắt. Vì vậy, trung bình khoảng 4 – 5 ngày là bạn phải cắt móng cho chúng 1 lần. Lúc đầu có thể cắt mỗi ngày một ít, để cho nó làm quen với việc không có móng chân.
Thời gian đầu, có thể nó sẽ không cầm được thức ăn, hoặc trượt ngã khi leo trèo. Lúc này bạn cũng không cần quá lo lắng, sau vài ngày nó sẽ quen. Nếu bạn không muốn nó bị thương vì ngã từ trên cao, hãy nhốt nó trong lồng cho đến khi hoạt động bình thường.
Nếu bạn cắt nhầm vào phần lõi móng, phải lập tức cầm máu cho nó. Bạn có thể tìm mua bột cầm máu cho thú cưng tại các cửa hàng thú y, hoặc nhúng vào tinh bột ngô. Nếu quá 10 phút vẫn thấy máu chảy, cần lập tức đưa đến gặp bác sĩ thú y.
Cách nuôi sóc rừng không bị bệnh
Nguyên nhân sóc Bông Thái bị tiêu chảy
Sóc Bông Thái bình thường rất sinh động, nhưng nếu không chú ý phòng bệnh, chúng rất dễ bị đi ngoài. Bệnh này có thể làm sóc yếu đi rất nhanh và dễ chết. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy:
- Cách nuôi sóc rừng bằng thức ăn của người nhiều dầu mỡ, gia vị khiến khó tiêu, tiêu chảy.
- Thức ăn chưa sạch sẽ, bị nhiễm thuốc trừ sâu, vi khuẩn.
- Ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều nước như rau, hoa quả.
- Sóc con bị cảm lạnh hoặc uống sữa lạnh/sữa biến chất, hoặc sữa có thành phần không phù hợp.
- Sóc bị mắc viêm ruột cấp tính dẫn đến tiêu chảy.
- Rối loạn hệ vi sinh đường ruột dẫn tới tiêu chảy.
Cách trị bệnh tiêu chảy ở sóc bông Thái
Nếu phân nhão nhưng chưa lỏng, bạn có thể cho chúng uống một chút nước gạo để bổ sung nước. Đun nóng nước gạo, sau đó cho thêm một ít men vi sinh. Phương pháp này có thể áp dụng để trị bệnh dạ dày, qua đó chấm dứt triệu chứng tiêu chảy.
Nếu bệnh nặng hơn, sóc đi ngoài nhiều và phân lỏng. Hãy cho chúng uống một chút nước Oresol để bù lại lượng muối khoáng và nước đã mất. Sóc bị mất nước nhiều sẽ yếu dần và chết. Sau đó cho ăn thêm men vi sinh để trị dứt điểm.
Nếu nguyên nhân là do rối loạn vi sinh đường ruột, cách nuôi sóc rừng an toàn nhất là cho chúng ăn thuốc kháng sinh. Kết hợp với uống nước gạo. Nên đưa đến bác sĩ thú y để điều trị nếu bạn mới nuôi lần đầu và chưa có kinh nghiệm.
Một số bệnh thường gặp ở sóc bông Thái
Cảm cúm
Là bệnh nguy hiểm nhất với sóc Bông Thái, thường gặp ở sóc dưới 2 tháng tuổi. Dấu hiệu: chảy nước mũi hoặc mũi ướt. Nước mũi trong là thể nhẹ, chuyển sang màu trắng đục là thể nặng. Ở trường hợp nặng, có đến 50% sẽ bị viêm phổi và chết.
Kén ăn
Bệnh này có ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển của sóc. Nguyên nhân là do chế độ ăn không hợp lý, thức ăn không phù hợp với sóc bông.
Thiếu Canxi
biểu hiện là chân không thể đứng thẳng, sóc thường bò rạp người. Sóc không nhảy hoặc chỉ nhảy được một chút. Khi đưa thức ăn chúng không thể cầm chặt, thường xuyên đánh rơi. Không nên nhầm lẫn với việc sóc còn nhỏ không thể hoạt động linh hoạt.
Những lưu ý trong cách huấn luyện sóc rừng
Sóc rừng bản chất là động vật hoang dã, do đó chúng vẫn có thể trở nên hung dữ. Sóc có thể cắn người nếu bị kích động hoặc bất ngờ. Hơn nữa sóc rất năng động, không nên nhốt trong chuồng trong thời gian dài. Chúng cần được thả ra ngoài chơi và vận động vừa phải.
Không để chuồng sóc ở nơi nắng gắt để tránh cảm nắng, mất nước và sốc nhiệt. Không đưa sóc đến những nơi ồn ào, có nhiều người hoặc động vật. Sóc rừng rất nhát gan, nếu bị stress chúng sẽ bỏ ăn hoặc bị rối loạn tiêu hóa.
Không nuôi sóc ở nơi nhiều bụi, gần đường giao thông để tránh các bệnh về đường hô hấp, dị ứng, bệnh về da. Tránh đặt lồng sóc ở gần TV, tủ lạnh, đồ điện, những nơi ẩm ướt, tối tăm Socola và thực phẩm có chứa cafein là nguyên nhân gây hưng phấn quá mức ở sóc. Nghiêm trọng có thể dẫn tới tăng huyết áp, suy tim và tử vong. Cho sóc rừng ăn thịt gia súc như bò, gà, lợn… có thể gây viêm ruột, viêm dạ dày.
Như vậy, chỉ với một chút thông tin cơ bản về sóc rừng, bạn có thể đúc kết được thêm kinh nghiệm trong cách nuôi sóc rừng và thuần hóa chúng. Nếu muốn tìm hiểu nhiều hơn về các giống sóc cảnh, bạn có thể tham khảo các bài viết khác tại petmart.vn.
Biên tập viên
Bài mới
- Tin tức23 Tháng tư, 202410 tips chụp ảnh thú cưng tại nhà siêu đơn giản, dễ thực hiện
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Khứu giác nhạy cảm của chó đánh hơi được bệnh ung thư
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Cách nuôi và huấn luyện chó Yorkshire Terrier
- Tin tức21 Tháng Một, 20245 mẫu chuồng nuôi chó cảnh thông dụng nhất hiện nay