Cách nuôi Kỳ tôm hay rồng đất từ lâu đã trở thành mối quan tâm của nhiều người. Nuôi Kỳ tôm là thú chơi quen thuộc của người Việt. Phù hợp với những chủ cần tìm một vật nuôi có tính cách hiền hòa và yêu thích bơi lội, rồng đất sẽ là sự lựa chọn lý tưởng. Nếu bạn quan tâm tới loài thú cưng này, đừng bỏ lỡ bài viết ngay đây của Pet Mart nhé. Có rất nhiều cách nuôi rồng đất được chia sẻ từ các chuyên gia sẽ được bật mí ngay sau đây.

Mục lục
ẩn
1.
Thông tin tổng quan về Kỳ tôm (rồng đất)

2.
Đặc điểm ngoại hình của Kỳ tôm nuôi cảnh

2.1.
Kích thước

2.2.
Điểm nổi bật

3.
Cách nuôi Kỳ tôm kiểng trong chuồng nhân tạo

3.1.
Sử dụng bể cá

3.2.
Kích thước chuồng nuôi Kỳ tôm

4.
Cách nuôi rồng đất cảnh đảm bảo đủ dinh dưỡng nhất

4.1.
Thức ăn cho rồng đất

4.2.
Bổ sung Canxi cho rồng đất

5.
Cách nuôi Kỳ tôm sinh sản

6.
Cách nuôi Kỳ tôm không bị bệnh

6.1.
Sát trùng chuồng nuôi cho Kỳ tôm

6.2.
Vệ sinh cho Kỳ tôm

7.
Sai lầm trong kỹ thuật nuôi rồng đất

7.1.
Sai lầm trong việc lựa chọn thức ăn

7.2.
Không phơi nắng cho rồng đất

7.3.
Vấn đề kí sinh trùng trong cơ thể

7.4.
Bổ sung Canxi cho rồng đất sai cách

7.5.
Sai lầm về sự chênh lệch nhiệt độ

Thông tin tổng quan về Kỳ tôm (rồng đất)

  • Tên thường gọi: rồng đất.
  • Tên tiếng Anh: Chinese water dragon
  • Tên khác: Kỳ tôm
  • Phân bố: Đông Nam Á (bao gồm: Đông Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và miền Nam Trung Quốc).

Đặc điểm ngoại hình của Kỳ tôm nuôi cảnh

Kích thước

Kỳ tôm trưởng thành có vóc dáng khá lớn, đuôi dài hơn chiều dài cơ thể. Thân mình có thể dài tới 150mm (chưa tính đuôi) và phần đuôi dài trên 300mm. Màu sắc trên lưng Thằn lằn nước sẽ thay đổi tuỳ theo sự thay đổi của những điều kiện môi trường khác nhau.

Phần lưng có màu lục vàng hoặc màu xám hay màu nâu đen nhạt, có thể thay đổi màu sắc tuỳ theo hoàn cảnh và ánh sáng mạnh yêu của môi trường, thường có các chấm với viền màu vàng đen nhạt hoặc màu nâu và các đường hoa văn đứt đoạn nằm dọc.

Đầu khá nhỏ, thân mình dẹp. Gai lưng rất nhỏ, kích thước đồng đều, dựng thẳng, mũi nhọn hướng về phía sau. Vẩy ở phần cổ họng hình elip. Bờm trán và sống lưng nối liền nhau, phần bờm phía trước mọc trên lớp da nhăn nheo.

Bờm của con đực thường dài hơn của con cái, có hình mũi mác hoặc lưỡi liềm. Bờm lưng thưa hơn bờm ở đuôi. Rìa móng có các vảy hình răng cưa. Đuôi dẹt và khoẻ mạnh, được phủ bởi các vảy nhỏ, vảy ở dưới đuôi lớn hơn và dựng hơn so với phần sống đuôi.

Nếu biết cách nuôi rồng đất chuẩn, khi trưởng thành sẽ dài khoảng 90cm (giống đực), 60cm (giống cái). Rồng nhỏ dài khoảng 10 – 12cm. Ở rồng trưởng thành, riêng phần đầu dài 15cm, đuôi hơn 30cm. Thân dài hình bầu dục, màu xám, nâu nhạt hoặc đậm. Tùy theo hoàn cảnh nuôi dưỡng, cách nuôi Kỳ tôm và ánh sáng, chúng có thể thay đổi màu sắc.

Điểm nổi bật

Rồng đất có đầu nhỏ, thân dẹt. Vảy trên lưng và thân nhỏ, vảy cằm và hàm to. Dọc sống lưng có gai như răng lược, ở giống đực gai dài và nhiều hơn giống cái. Đuôi dài hơn thân. Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt, rồng đất có màu xanh biếc. Nếu môi trường xấu đi, chúng chuyển sang màu xanh thẫm. Hoặc khi tâm trạng chúng không tốt cũng sẽ đổi màu.

Xem thêm  Cách điều trị bệnh Rồng Nam Mỹ Iguana thường hay gặp

Khi lựa chọn nuôi rồng đất làm cảnh, bạn cần xem kĩ cặp mắt của chúng. Rồng khỏe mạnh sẽ có đôi mắt mở tròn, linh động. Không chọn mua những con mắt khép hờ hoặc nhắm, nhìn lờ đờ. Rồng nếu được bắt ngoài tự nhiên đôi khi sẽ đứt đuôi hoặc có vết thương. Điều này sẽ khiến sức khỏe chúng suy giảm, rất dễ tử vong.

Cách nuôi Kỳ tôm kiểng trong chuồng nhân tạo

Sử dụng bể cá

Kỳ Tôm có thể được nuôi trong bể cá. Đáy bể được phủ cát biển trắng. Khi thời tiết nóng, có thể đặt một chậu nước bên trong bể để chúng có thể uống nước và tắm. Khi nhiệt độ khoảng 10 – 20°C, nên đặt một miếng vải vào trong bể. Hãy để chúng bò lên đó. Vào ban đêm hãy đắp cho nó một mảnh vải khi đi ngủ để giữ ấm, tốt nhất là chọn vải cotton.

Cách nuôi Kỳ tôm tuy không khó khăn nhưng yêu cầu chủ nhân cần dành cho chúng thời gian. Đặc biệt khi mới nuôi chúng khi còn nhỏ, nên có cách nuôi Kỳ tôm, huấn luyện và dạy dỗ chúng để tính cách chúng hài hòa thân thiện hơn. Tránh việc sau này lớn lên chúng sẽ khó thuần hóa.

Trong tự nhiên, Kỳ tôm sống gần những nơi có nước. Vì thế khi nuôi loài bò sát này tại nhà cần tạo cho chúng một chỗ để leo trèo. Lớp nền chuồng nuôi tốt nhất là dùng vỏ cây, xơ dừa, mùn cưa, lá cây khô. Là loài động vật hoạt động nhiều, chúng cần có không gian rộng để thoải mái di chuyển.

Kích thước chuồng nuôi Kỳ tôm

Nếu chuồng nuôi quá nhỏ, rồng đất sẽ dễ va chạm xung quanh dẫn đến bị thương. Trường hợp nặng có thể nhiễm trùng. Chiều dài chuồng nuôi ít nhất phải gấp đôi chiều dài của chúng. Đề nghị sử dụng chuồng có kích thước ít nhất là 100*60*100cm. Chuồng không nên làm bằng thủy tinh, vì mắt của chúng không thể phân biệt được chất liệu này.

Kỳ tôm cần độ ẩm tương đối cao. Trong chuồng phải có máng nước đủ rộng để chúng bơi lội, giải khát. Tắm rửa có tác dụng hỗ trợ bài tiết và tiêu hóa thức ăn. Hơn nữa còn hạn chế mùi hôi trong chuồng. Kỳ tôm là một loài thằn lằn sống trên cây, vì thế có thể bài trí cành cây khô trong môi trường sống của chúng để chúng có thể leo trèo, bình thường cũng có thể cung cấp nơi cho chúng ngâm nước, bơi lội.

Chúng có bản tính tương đối hiếu động, vì vậy cố gắng cung cấp cho chúng nơi ở rộng một chút. Nếu không có thể sẽ thường xuyên phát sinh chuyện va đập, dẫn đến những vấn đề như tróc da… Còn con non cũng khá giống với Rồng Nam Mỹ, cho nên khi mua cần phải chú ý nhiều hơn, đừng nhầm lẫn giữa hai loài.

Cách nuôi rồng đất cảnh đảm bảo đủ dinh dưỡng nhất

Thức ăn cho rồng đất

Thức ăn của loài bò sát này bao gồm sâu bột, cá nhỏ và thịt nạc. Nước uống tốt nhất là sử dụng nước lạnh. Cách cho rồng đất uống nước là nhẹ nhàng đưa đầu nó vào bát nước. Lưu ý bát đựng nước nên sử dụng bát nông. Nếu thấy má của nó chuyển động có nghĩa là nó đang uống nước. Nếu nó lắc đầu có nghĩa là nó không muốn uống nước Lúc này bạn không cần phải cho nó uống nước ngay.

Về thức ăn cần phải lưu ý, có một số chủ nuôi thường xuyên sử dụng sâu bột làm thức ăn chính cho rồng đất, nhưng giá trị dinh dưỡng của sâu bột đối với thằn lằn mà nói vốn không phải rất cao, hơn nữa sâu bột sống khá dai. Sau khi rồng đất nuốt vào thì có khả năng chúng sẽ cắn hỏng các cơ quan bên trong cơ thể, dẫn đến trường hợp rồng đất không bị thương  bên ngoài mà không ăn thức ăn cho đến khi tử vong.

Xem thêm  Bổ trợ kiến thức cơ bản cho người nuôi cá mây trắng

Cách nuôi Kỳ tôm tốt nhất là cho ăn thức ăn có thịt lợn, thịt bỏ các loại hoa quả, dế mèn, châu chấu, các loại côn trùng thuộc bộ Cánh thẳng… Bình thường có thể cho ăn các loại động vật cỡ nhỏ như chim sẻ, chuột sữa hoặc là động vật có vú.

Có thể nuôi bằng sâu bột hoặc sâu gạo, 2 loại thức ăn này có bán rộng rãi với giá không quá cao. Không cần cho rồng đất ăn chuột, vì chuột không phải thức ăn của chúng. Nuôi rồng đất không cần chăm sóc quá kĩ, chỉ cần chuồng nuôi đủ lớn, có nước và sâu cho chúng là được. Ngoài ra chúng có thể ăn được các loại chim nhỏ hoặc chuột sơ sinh.

Bổ sung Canxi cho rồng đất

Trong trường hợp thông thường, rồng đất rất ít phát sinh trường hợp gãy xương, trừ phi là có nhân tố con người tác động hoặc là thiếu Canxi. Trường hợp này thông thường không cần đặc biệt hỗ trợ rồng đất bổ sung Canxi.

Bạn có thể cho thêm nhiều canxi vào trong thức ăn của chúng như xương chim, xương các loài động vật có vú, tuy nhiên có thể bổ sung một chút chất Canxi thích hợp để đề phòng điều không may.

Cách nuôi Kỳ tôm sinh sản

Cách phân biệt con đực và con cái trưởng thành rất đơn giản, ở con đực, các gai lưng phát triển hơn, thể hình to lớn hơn, các hoa văn rõ ràng hơn, trong khi các hoa văn của con cái thường mờ nhạt hơn. Chỉ cần có môi trường nuôi thích hợp là việc sinh sản của chúng cũng vô cùng thuận lợi.

Tuy nhiên các cá thể cũng cần đủ 2 tuổi hoặc đạt 60cm trở nên thì thích hợp sinh sản hơn. Thông thường Kỳ tôm không cần trải qua quá trình giảm nhiệt độ cũng có thể tiến hành giao phối và đẻ trứng, nhưng cũng cần duy trì mức nhiệt 20 – 23°C trong khoảng 2 tháng và cho chúng ăn mỗi tuần một lần. Cách nuôi Kỳ tôm sinh sản không có gì quá phức tạp.

Thời gian phơi nắng mặt trời giảm xuống dưới 10 tiếng, sau 2 tháng lại đưa về nhiệt độ ban đầu, các cá thể đực sẽ có hành vi tìm bạn tình, sau khi giao phối khoảng 2 tháng, con cái sẽ đào hố trên mặt đất để đẻ trứng.

Thông thường số lượng trứng khoảng 10 trái/ổ. Đưa trứng vào máy ấp trứng, duy trì nhiệt độ 28 – 30°C, thời gian ấp khoảng 55 – 70 ngày. Con non có thể ăn kiến, dế mèn và sâu bột. Chỉ cần nuôi với hoàn cảnh thích hợp. Chúng có thể sống tới trên 10 năm.

Cách nuôi Kỳ tôm không bị bệnh

Sát trùng chuồng nuôi cho Kỳ tôm

Kỳ tôm là động vật máu lạnh, vào ngày trời quá nóng chúng rất dễ mất nước. Hoặc ánh nắng khiến nhiệt độ cơ thể chúng tăng cao dẫn đến sốc nhiệt mà chết. Vì vậy, chỉ nên cho chúng phơi nắng trong vòng 1 giờ buổi sáng, từ 9 – 10 giờ. Và phải quan sát chúng thường xuyên. Có thể dùng đèn chiếu tia UVB 4 giờ 1 ngày để thay thế.

Ký sinh trùng là vấn đề người chơi nào cũng phải quan tâm. Đa số rồng đất tại Việt Nam bị săn bắt từ thiên nhiên, trong cơ thể chúng ít hay nhiều cũng mang theo ký sinh trùng. Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt, ký sinh trùng sẽ sinh sôi nảy nở. Gây ảnh hưởng đến sức khỏe của rồng.

Vì vậy, khi mới mua về nhà, bạn cần quan sát chất bài tiết của chúng có giun sán hay không. Nếu có phải lập tức sát trùng chuồng nuôi. Phải theo dõi trong vòng 2 tuần sau khi đưa về nhà. Bạn có thể tham khảo phương pháp rửa ruột cho rồng đất. Môi trường sống của chúng có nhiệt độ chênh lệch ngày đêm lên tới 10°C. Nhưng nhiệt độ tăng giảm đột ngột có thể khiến chúng bị khó tiêu hoặc cảm cúm… Vì thế phải cố gắng duy trì nhiệt độ chuồng nuôi ổn định.

Vệ sinh cho Kỳ tôm

Sau khi mua rồng đất về nên tắm rửa cho chúng, xem trong chất bài tiết mà chúng thải ra có kí sinh trùng hay không. Nếu như có cũng đừng tiêu diệt ngay lập tức, nên nuôi trong thời gian khoảng 2 tuần, khi rồng đất khỏe mạnh rồi mới tiến hành tẩy giun.

Xem thêm  Chim Vàng Anh được phân biệt giới tính bằng cách nào?

Cách nuôi Kỳ Tôm tốt nhất là dùng thuốc tẩy giun lặp hại 2 lần cách nhau. Nên là một tháng cho đến 1 tháng rưỡi thì tiến hành, nếu như sức khỏe không tốt thì cần chờ khoảng thời gian lâu hơn một chút. Kỳ tôm thuộc loài thằn lằn lưỡng cư, vì thế yêu cầu đối với độ ẩm của môi trường sống tương đối cao, tắm rửa có thể giúp chúng bài tiết và tiêu hóa thức ăn, cũng có thể tránh được người khác nói rằng rồng đất hôi bẩn.

Điều còn cần phải chú ý khi nuôi dưỡng chính là vấn đề chênh lệch nhiệt độ, Rồng Đất vẫn có thể thích nghi khá tốt với sự chênh lệch nhiệt độ, nhưng vẫn cần chú ý vấn đề này. Chênh lệch nhiệt độ quá lớn sẽ dễ dẫn đén xuất hiện các vấn đề liên quan không tốt ở rồng đất. Nếu cách nuôi Kỳ tôm không tốt sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của chúng.

Sai lầm trong kỹ thuật nuôi rồng đất

Sai lầm trong việc lựa chọn thức ăn

Rất nhiều bạn áp dụng cách nuôi Kỳ tôm với thức ăn sâu bột là chủ yếu. Nhưng không biết rằng giá trị dinh dưỡng của sâu bột không cao. Hơn nữa sâu bột sống rất dai nên sau khi Rồng Đất nuốt vào chúng sẽ cắn làm cho cơ quan nội tạng của rồng đất bị thương. Dẫn đến trường hợp rồng đất không bị thương bên ngoài nhưng lại không ăn cho đến chết.

Không phơi nắng cho rồng đất

Rồng đất là động vật biến nhiệt, khi ánh mặt trời chiếu xuống trực tiếp, phơi dưới ánh nắng mặt trời dễ làm cho chúng mất nước, thân nhiệt tăng quá cao sẽ dễ xảy ra hiện tượng đột tử. Cách nuôi Kỳ tôm đúng chuẩn là cần thường xuyên phơi nắng. Tắm nắng đúng là vào thời gian từ 9 – 10 giờ sáng, 1 tiếng là đủ, khi tắm nắng cần thường xuyên quan sát chúng đề phòng xảy ra hiện tượng đột tử. .

Vấn đề kí sinh trùng trong cơ thể

Phần lớn rồng đất nuôi dưỡng trong nhà cũng đều có nguồn gốc hoang dã, trong cơ thể dù ít hay nhiều cũng sẽ có kí sinh trùng. Đến được tay của chủ nuôi yêu quý bởi vì có được sinh dưỡng đầy đủ cũng sẽ khiến cho những kí sinh trùng này sinh sản và phát triển, ảnh hướng đến sứ phát triển khỏe mạnh của rồng đất.

Rồng Đất sau khi mua về nên được tắm rửa. Nếu như có cũng đừng tẩy giun ngay, nên nuôi khoảng 2 tuần đến khi rồng đất khỏe mạnh thì tiến hành. Tốt nhất là dùng thuốc tẩy giun 2 lần, nên cách nhau khoảng 1 tháng đến 1.5 tháng. Nếu như sức khỏe không tốt thì có thể kéo dài thời gian một chút.

Bổ sung Canxi cho rồng đất sai cách

Rồng đất rất ít khi gãy xương trừ phi nguyên nhân đến từ con người, hoặc là thiếu Canxi. Nếu có cách nuôi Kỳ Tôm ăn đúng cách thì không cần bổ sung thêm Canxi, bởi vì trong thức ăn của chúng có rất nhiều Canxi như xương chim, xương động vật có vú.

Sai lầm về sự chênh lệch nhiệt độ

Mặc dù rồng đất có thể chấp nhận nhiệt độ chênh lệch nhau khoảng 10°C, nhưng nếu như chênh lệch nhiệt độ lớn thường xuyên dễ dẫn đến suy dinh dưỡng, cảm lạnh… Vì vậy cần cố gắng tránh chênh lệch nhiệt độ quá lớn.

4.4/5 – (8 bình chọn)

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ 4 con!!!