Rắn Ngô (rắn Corn snake) tên khoa học là Pantherophis Guttatus. Là loài rắn cảnh khá phổ biến và rất dễ thuần hoá. Rắn Ngô rất đẹp, nhiều màu sắc, về cơ bản chúng khá phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ của con người. Đối với những bạn mới muốn mua rắn Ngô về nuôi cần tìm hiểu thông tin về đặc điểm, thói quen, cách chăm sóc… chúng từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau.
ẩn
Giới thiệu về rắn Ngô có độc không?
Môi trường sinh sống của rắn Ngô
Thức ăn của rắn Ngô
Cách cho rắn Ngô ăn
Cách nuôi rắn Ngô trong hộp và chuồng
Chuẩn bị chuồng cho rắn Ngô
Lót chuồng cho rắn Ngô
Ánh sáng
Cách nuôi ghép rắn Ngô
Cách nuôi rắn Ngô sinh sản
Độ tuổi sinh sản của rắn Ngô
Chọn rắn cái và rắn đực sinh sản
Chăm sóc trứng sau khi đẻ
Những điều cần chú ý khi Rắn Ngô sinh sản
Chăm sóc rắn Corn Snake lột xác
Nguyên nhân rắn Corn Snake khó lột xác
Hỗ trợ rắn Ngô lột xác an toàn
Chăm sóc rắn Ngô bị nôn mửa kéo dài
Rắn Ngô bị nôn do tâm lý
Rắn Ngô bị nôn do chế độ ăn uống
Cách xử lý khi rắn ngô bị nôn
Chăm sóc rắn Ngô bị bệnh và có vết thương ngoài
Rắn Ngô bị nhiễm trùng hô hấp
Vết thương ngoài
Rắn Ngô bỏ ăn
Những điều cần chú ý khi nuôi dưỡng rắn Ngô
Chú ý về thức ăn
Chú ý về nhiệt độ
Chú ý vệ sinh chuồng trại
Cách lựa chọn rắn Ngô làm cảnh
Rắn Ngô baby giá rẻ nhất bao nhiêu tại TP.HCM?
Tuy nhiên, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc tìm kiếm thông tin thông qua bài viết tổng hợp về rắn Ngô dưới đây của Pet Mart. Chắc chắn bạn sẽ thành công trong việc nuôi rắn Ngô cảnh sau khi đọc xong bài viết này.
Giới thiệu về rắn Ngô có độc không?
Rắn Ngô có nguồn gốc ở Hoa Kỳ, Trung Mỹ và các quần đảo trên biển Caribe. Chúng sinh sống chủ yếu ở các khu rừng, đầm lầy và vùng ngập nước. Loài rắn này khá hiền lành và không có nọc độc. Chúng rất phù hợp để nuôi làm cảnh trong gia đình.
Giống như Thằn Lằn Da Báo, rắn Ngô cũng có nhiều ưu điểm như chăm sóc nuôi dưỡng đơn giản. Tính cách ôn hòa, màu sắc cơ thể sinh đẹp đa dạng… Vì thế chúng mới có thể là loài động vật nhận được sự chú trọng của nhiều người. Tuy nhiên ưu điểm lớn nhất của rắn Ngô chính là chúng có thể được nhân giống dễ dàng nhất trong điều kiện nuôi dưỡng nhân tạo.
Những năm gần đây cùng với việc các loại rắn làm thú cưng càng ngày càng phổ biến trên thị trường. Người nuôi dưỡng dần dần cũng có quy mô nhất định. Khi đã biết cách nuôi rắn Ngô, chủ nuôi chuyển sang nhân giống chúng.
Ngày càng không ngừng có những tin tức nhân giống thành công được lan truyền. Điều này khiến cho người ta phấn khích không thôi. Nhưng đối với rất nhiều người có sở thích mới bắt đầu gia nhập con đường ngày mà nói, nhân giống rắn Ngô như thế nào vẫn là một vấn đề khiến người ta hiếu kì.
Môi trường sinh sống của rắn Ngô
Điều đầu tiên cần chú ý khi nuôi rắn Ngô làm cảnh là tạo cho chúng một môi trường sống phù hợp. Giúp cho chúng có thể phát triển tốt nhất. Đối với rắn Ngô, thay đổi môi trường sẽ khiến chúng cảm thấy xa lạ. Chúng cần một thời gian nhất định để thích nghi.
Chuồng nuôi rắn Ngô cần có kích thước lớn hơn 1,5 lần so với cơ thể rắn. Chúng rất nhạy cảm với những thay đổi môi trường. Vì vậy cần tạo một nơi yên tĩnh, có nước sạch và chỗ để chúng trú ẩn. Khi mới mua rắn Ngô về nhà, người nuôi không nên động chạm vào chúng quá nhiều. Cũng không nên cho rắn ăn ngay lập tức.
Để chúng ở nơi yên tĩnh ít nhất 3 – 5 ngày, hạn chế sự xuất hiện của người lạ. Sau khi rắn đã quen với hoàn cảnh mới, bạn có thể cho chúng ăn. Rắn Ngô có thể nhịn đói rất lâu, không cần quá lo lắng. Rắn Ngô thích sống ở những nơi ấm áp.
Nếu muốn sưởi ấm cho chuồng nuôi rắn, bạn nên dùng đệm sưởi. Có lợi cho rắn hơn so với đèn sưởi. Nhưng cần điều chỉnh nhiệt độ vừa phải, tránh cho rắn bị bỏng. Nếu bạn đặt tay mà thấy nóng, tức là nhiệt độ quá cao.
Thức ăn của rắn Ngô
Trong môi trường hoang dã bất luận là bò trườn hay là trèo thì tốc độ của chúng đều tương đối nhanh. Căn cứ bào những loại rắn khác nhau và kích thước cơ thể khác nhau mà nói thì nhu cầu thức ăn của chúng cũng không đồng nhất. Nhưng trong trường hợp thông thường thì thức ăn của chúng có côn trùng, trứng chim, các loài ếch nhái. Các loài động vật có vú lớn nhỏ khác nhau.
Còn trong điều kiện nuôi dưỡng trong nhà, thức ăn được sử dụng phổ biến nhất là chuột non. Chuột non có thể dùng cách đông lạnh để bảo quản. Khi sử dụng chỉ cần rã đông thì có thể cho ăn rồi. Thể tích thức ăn không nên quá lớn. Nếu không thì sẽ dễ tạp thành áp lực cho rắn.
Có người thích cho các loài rắn ăn chuột sống. Thực ra đây vốn không phải là một cách hay. Các loại gặm nhấm khi vật lôn kịch liệt với các loài rắn rất dễ gây ra tổn hại cho rắn. Thậm chí sẽ cắn chết một số loài rắn. Vì vậy cách tốt nhất vẫn đên giết chết các loại gặm nhấm trước rồi mới cho rắn ăn.
Cách cho rắn Ngô ăn
Giống như tất cả các loài bò sát, rắn cũng là một loài động vật biến nhiệt. Nhiệt độ cơ thể của nó cúng biến đổi theo sự thay đổi của nhiệt độ môi trường bên ngoài. Sự thay đổi của nhiệt độ môi trường rất dễ gây ra ảnh hưởng tới sự thèm ăn của chúng.
Các loài rắn hoang dã cho dù sau 1 năm được nuôi dưỡng cũng vẫn lưu giữ lại thói quen sinh tồn trong tự nhiên. Vào mùa đông, cho dù nhiệt độ môi trường nuôi dưỡng không hề hạ xuống đến giới hạn đòi hỏi phải ngủ đông. Thì chúng vẫn sẽ lựa chọn bước vào thời gian ngủ đông.
Khi cho ăn, có thể lấy rắn Ngô ra khỏi bể nuôi rắn và đặt trong hộp thông gió, điều này không chỉ cho phép nó tập trung ăn, mà còn tránh cho chúng vô tình ăn phải thảm lót trong bể. Trong việc lựa chọn thức ăn, nên cho chúng ăn các loài gặm nhấm được nuôi dưỡng nhân tạo để ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng, còn thực phẩm đông lạnh thì an toàn hơn với rắn ngô so với các sinh vật có cánh.
Cứ 5 – 7 ngày thì có thể cho rắn non ăn 1 lần và rắn trưởng thành có thể được cho ăn hai tuần một lần. Lượng thức ăn mỗi bữa ăn thường tương đương với kích thước của dạ dày rắn. Quá nhiều thức ăn có thể khiến chúng không thể tiêu hóa trong vài ngày, điều này rất nguy hiểm đối với Rắn Ngô.
Về nước uống, rắn Ngô cần được trang bị một khay nước đủ lớn thuận tiện khi chúng lột da có thể ngâm mình trong nước để làm mềm da. Khí Clo có trong nước máy có hại cho rắn Ngô, loại bỏ Clo trước khi sử dụng hoặc cung cấp trực tiếp nước đóng chai. Nước cất thiếu các khoáng chất cần thiết cho rắn và do đó không phù hợp. Để giữ nước sạch, mỗi tuần nên thay nước ít nhất 2 lần.
Cách nuôi rắn Ngô trong hộp và chuồng
Chuẩn bị chuồng cho rắn Ngô
Rắn Ngô rất giỏi “trốn chạy”, vì thế khi chuẩn bị bể nuôi cần đảm bảo chắn chắn có nắp đậy Hơn nữa khi đậy nắp thì không có khe hở. Rắn Ngô trưởng thành có thể nuôi trong chuồng có thể tích khoảng 80 lít, còn rắn Ngô nhỏ có thể nuôi trong chuồng có thể tích 40 lít hoặc 20 lít.
Chuồng nuôi cũng có thể sử dụng chiếc hộp nuôi khá đơn giản, cao rộng, thông gió nhưng phải chắc chắn. Bắt buộc phải thêm nắp đậy có chốt chắc chắn, để đề phòng chúng bò ra ngoài. Trong hộp nuôi có thể sắp xếp một số cành cây, cung cấp cho chúng chỗ leo trèo, khi lột da có thể hỗ trợ chúng loại bỏ lớp da cũ.
Duy trì nhiệt độ bên trong bể là điều rất quan trọng đối với sự sống sót của rắn Ngô. Vì vậy cần có một lò sưởi kiểm soát nhiệt độ thông minh cho bể nuôi rắn. Rắn Ngô thích nằm ở những nơi ấm áp sau khi ăn và điều này giúp tiêu hóa thức ăn.
Do đó, lò sưởi có thể được đặt ở một vị trí nhất định dưới đáy bể nuôi và duy trì ở nhiệt độ tối ưu khoảng 28°C. Điều này có thể cung cấp cho rắn khu vực nóng và lạnh khác nhau, cho phép nó tự do lựa chọn khu vực chỗ ngồi phù hợp.
Lót chuồng cho rắn Ngô
Sử dụng mạt gỗ mà chuột và thỏ sử dụng, rải lớp dày khoảng 1 – 2cm, có thể chuẩn bị một hang đá để chúng ẩn nấp. Nhưng như vậy sẽ gây cản trở cho việc nỗ lực thuần hóa nó của bạn. Cần bố trí một máng kiên cố để cung cấp cho chúng nước uống và tắm rửa. Ngoài ra chuẩn bị đèn đỏ dùng vào ban đêm với công suất thấp.
Hoặc có thể dùng cỏ nhân tạo hoặc giấy báo, chỉ cần có thể đảm bảo sạch sẽ dễ dàng dọn dẹp là được. Chú ý rằng không nên sử dụng vụn bào của gỗ thông. Chất dầu ở trong vụ bào gỗ thông có độc. Đặc biệt là khi chúng rơi vào trong nước uống thì sẽ gây tổn hại cho rắn Ngô.
Trước khi đưa Rắn Ngô về nhà thì phải làm tốt tất cả các công tác chuẩn bị, cần phải chuẩn bị hộp nuôi rắn, thêm thiết bị tăng nhiệt, khay nước, cùng với chuột non kích thước thích hợp để làm thức ăn. Đừng đợi đến sau khi mua chúng đem về nhà mới suy nghĩ đến những điều này.
Ngoài ra, có thể đặt một số đồ trang trí vào trong bể nuôi, gỗ thô và thực vật giả không độc hại có tác dụng rất tốt.Thực vật thật có thể thu hút côn trùng và gây hại cho rắn. Vì vậy không khuyến khích mọi người làm như vậy. Nếu bạn muốn sử dụng các vật liệu tự nhiên, hãy thử một số loại đá nham thạch đẹp, không chỉ giúp tăng cường tính thẩm mỹ mà còn giúp cho rắn Ngô lột da.
Ánh sáng
Có những cửa hàng thú cưng sẽ nói với bạn rằng rắn của bạn sẽ cần có tia UV để tổng hợp vitamin. Nhưng việc phơi nắng thường xuyên không giống nhau giữa các loài bò sát, rắn là loài động vật thích hoạt động vào trước sáng sớm và sau hoàng hôn, trong môi trường sống tự nhiên, đều sẽ không tiếp xúc với tia UV. Đương nhiên cũng không có cái gì mà cần thiết duy trì sự sống như người ta nói. Chúng có thể lấy được các thành phần dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn.
Cách nuôi ghép rắn Ngô
Rắn Ngô là động vật tương đối độc lập, trong trường hợp thông thường, chúng sẽ sống độc lập. Chỉ khi đến mùa giao phối chúng mới tìm kiếm đối tác cho mình. Nếu như đồng thời nuôi ghép nhiều loại rắn thì dễ rất dễ gây ra vấn đề rắn ăn rắn.
Nuôi chung những loài rắn khác nhau trong cùng một hộp thì càng tuyệt đối nên tránh. Rắn Ngô con sẽ không quá để ý nơi sống quá nhỏ, kích thước 40x20x50cm là đủ. Điều quan trọng chính là phải có không gian của riêng mình, đừng thường xuyên tìm kiếm bạn bè cho chúng.
Cách nuôi rắn Ngô sinh sản
Độ tuổi sinh sản của rắn Ngô
Thông thường rắn con được nuôi từ 6 tháng đến 2 năm là đã có khả năng sinh sản. Vào mùa sinh sản mỗi năm, một con rắn đực sẽ giao phối với vài con rắn cái. Mặc dù rắn cái chỉ chấp nhận giao phối một lần nhưng tinh trùng được lưu giữ trong xoang tiết thực của rắn cái. Nó có khả năng thụ tinh trong 3 năm. Vì thế rắn đực, cái tỉ lệ là 1:8 là được.
Tháng 3 đến tháng 5 hàng năm là mùa giao phối sinh sản của loài rắn này. Mỗi năm đẻ trứng một lần, mỗi lần rắn cái đẻ từ 30 – 40 trứng. Thời gian ấp trứng khoảng 60 – 65 ngày. Trứng nở vào khoảng tháng 7 đến tháng 9.
Giới tính của rắn con giống như đại đa số động vật bò sát được quyết định bởi nhiệt độ. Nhiệt độ cao tỉ lệ đực nhiều. Nhiệt độ thấp tỷ lệ con cái cao. Tuổi thọ kéo dài từ 12 – 15 năm. Theo tìm hiểu của bác sĩ thú y cao nhất là 23 năm.
Chọn rắn cái và rắn đực sinh sản
Đối với rắn Ngô cái, nếu như muốn dùng để nhân giống, nên chọn rắn Ngô cái không dưới 200g trở lên. Đối với rắn đực thì tiêu chuẩn này có thể nới lỏng thích hợp một chút. Nhưng thể trọng của cá thể đực ít nhất cũng đạt 150g trở lên.
Không khuyến khích sử dụng những con giống thể trọng dưới tiêu chuẩn để tiến hành nhân giống. Bởi vì các chức năng sinh lý của rắn Ngô có cân nặng dưới mức tiêu chuẩn đều còn chưa phát triển hoàn toàn. Không có cách có được cơ thể ổn định mức độ nguyên số và dinh dưỡng cần thiết để đạt hiệu quả.
Chẳng những vì hình thành vỏ trứng dẫn đến lượng canxi trong máu giảm xuống đột ngột. Mà cũng rất có khả năng do sự xử lý không kịp thời của chủ nuôi mà dẫn đến bò sát thường xuyên mắc bệnh còi xương. Đồng thời, rắn Ngô không đủ cân nặng trái ngược lới các thể to hơn nặng hơn thì trong quá trình nhân giống cũng được chứng minh rằng dễ xuất hiện các vấn đề như kẹt trứng…
Thảm lót tốt nhất cho rắn đẻ trứng là Vermiculite. Một loại đất trồng cây được dùng phổ biến hiện nay. Bởi vì Vermiculite có tính hấp thu nước tốt. Duy trì độ ẩm thích hợp trong thời gian dài. Không dễ xuất hiện nấm mốc, cũng sẽ không làm bẩn trứng rắn Ngô.
Chăm sóc trứng sau khi đẻ
Khi trứng nở, phải xử lý Vermiculite trước một lần. Dùng nước sôi khử trùng một lần, rồi đem phơi nắng 1 – 2 ngày. Nếu như trứng rắn đã đẻ rồi không có thời gian làm thì có thể lược bỏ bước này. Trực tiếp cho Vermiculite vào nồi rang một lần. Đừng lo bẩn sau đó rửa sạch nồi là được. Vermiculite có thể trộn một chút xơ dừa giữ ẩm. Nhưng để vào trong hộp thì nhớ rằng loại bỏ nước thừa trong Vermiculite, quá ẩm thì sẽ gây độc.
Khi trứng rắn mới được sinh ra, dùng bút đánh dấu ở mặt trên hoặc bút chì đánh dấu nhẹ nhàng. Chú ý đừng làm vỡ trứng. Sau đó chuyển trứng vào trong Vermiculite. Chú ý chỉ cần vùi một nửa, mặt hướng lên vẫn phải hướng lên. Nếu lật ngược lại sẽ khiến rắn chết ngạt trong trứng.
Sau đó cứ cách 2 – 3 ngày đều cần tưới nước vào hộp nhựa đựng Vermiculite. Hộp nhựa đựng Vermiculite nhất định phải có nắp và cạnh bên thông gió. Đậy nắp hộp lên, đặt hộp vào trong một thùng nhỏ. Thùng này sẽ không đậy nắp. Lấy khăn lông hoặc vải xô che phủ lên. Đảm bảo độ ẩm. Nhiệt độ bắt buộc từ 26°C trở lên. Độ ẩm 75% trở lên, khoảng 80 – 90% là được. Trong hộp phải giữ lại chỗ để đặt nhiệt kế đo nhiệt độ, độ ẩm.
Ngoài ra một biện pháp duy trì độ ẩm có thể dùng hoặc không. Nếu như bạn không duy trì được nhiệt độ cao thì hãy dùng. Mua một miếng bọt biển lớn đặt vào trong thùng điều chỉnh. Đặt bọt biển lên trên hộp. Thường xuyên vẩy nước vào trong thùng, sâu 1cm là được. Đừng để nước sâu có thể ngập vào trong hộp.
Những điều cần chú ý khi Rắn Ngô sinh sản
Đối với việc sinh sản của rắn Ngô thì cần phải bắt đầu chuẩn bị từ khi rắn còn nhỏ. Rắn con đặc biệt là rắn đực, nhất định không thể vỗ béo. Phải kéo dài thời gian sinh trưởng. Thúc đẩy tuyến sinh dục của cơ thể phát dục hoàn toàn khỏe mạnh. Khi đến thời kì sinh sản, tốt nhất là trước khi bước vào thời gian nhiệt độ thấp, xúc tiến ham muốn giao phối.
Thời gian nhiệt độ thấp qua đi thì đem rắn đực thả vào thùng nuôi của rắn cái. Nhìn thấy hai con có ý giao phối, thì đừng làm phiền. Đợi sau khi chúng giao phối vài lần xác định giao phối thành công thì lấy rắn đực ra nuôi riêng. Rắn cái đẻ trứng xong xuôi phải kịp thời bổ sung thức ăn dinh dưỡng.
Cố gắng ít chạm vào trứng. Cứ cách mỗi tuần kiểm tra một lần là được. Nhưng đừng động vào hộp và trứng. Chỉ xem xem trứng có ung hỏng móp méo thì lấy ra kịp thời. Định kì cách 2 tuần soi trứng một lần. Trứng không có tia máu có khả năng là chết rồi phải chuẩn bị lấy ra.
Chăm sóc rắn Corn Snake lột xác
Nguyên nhân rắn Corn Snake khó lột xác
Không giống như các động vật thông thường, lớp da bên ngoài của rắn kiểng không duy trì tăng trưởng cùng kích thước cơ thể. Chúng buộc phải thay một lớp da mới. Lột xác là quá trình da cũ bong tróc và thay vào đó là lớp da mới với đầy đủ tính đàn hồi. Nói chung, việc lột xác là thể hiện phát triển của rắn. Nhưng nếu trong các hoạt động hàng ngày, da rắn bị mòn, chúng cũng có thể lột xác.
Triệu chứng của khó lột xác là lớp da cũ không thể bong ra hoặc chúng bong ra một cách rời rạc. Nguyên nhân chính là độ ẩm trong chuồng nuôi quá thấp. Đặc biệt là ở miền Bắc vào mùa đông, trong nhà có lò sưởi, không khí sẽ vô cùng khô hanh.
Hơn nữa nếu lớp da cũ vẫn còn lưu lại trên thân, rắn Corn Snake sẽ bị tổn thương. Lớp da này sẽ hút nước từ cơ thể rắn, không những ảnh hưởng đến vẻ ngoài của chúng mà còn có thể khiến chúng bị mất nước. Chưa kể đến phần da này còn có thể chứa vi khuẩn, khiến rắn bị nhiễm nấm mốc.
Đối với lớp da chết không rụng đúng cách này, bạn có thể sử dụng loại băng dính yếu. Dính lên lớp da chết trên người rắn để loại bỏ chúng. Cần lưu ý rằng trong 1 tuần đầu tiên bắt đầu quá trình lột xác, bạn không được vào “giúp đỡ” chúng. Lớp da cũ bị lột đi quá sớm sẽ khiến da mới sưng phồng nghiêm trọng.
Hỗ trợ rắn Ngô lột xác an toàn
Mọi người đều biết rằng rắn sẽ lột xác, điều này là thử thách mà rắn phải đối mặt nhiều lần sau khi trưởng thành. Có thể cứ cách mấy tháng rắn Ngô lại lột xác một lần. Trước khi rắn lột xác, chủ nhân sẽ phát hiện màu sắc xinh đẹp của chúng sẽ dần dần nhạt, mắt có màu xám hoặc màu lam.
Trước khi lột xác 3 hoặc 4 ngày, mắt chúng sẽ hồi phục bình thường, nhưng chủ nhân sẽ quan sát thấy chúng thường xuyên cọ xát cơ thể vào các vật thể, điều này chứng tỏ rắn bắt đầu lột xác rồi. Chủ nhân còn có thể lót khăn ẩm hoặc rêu ẩm vào trong ổ để giúp chúng làm mềm da. Sau khi thay da non, chủ nhân nên kiểm tra để đảm bảo chắc chắn da non sạch sẽ để phòng ngừa chúng gây ra rắc rối.
Rắn Ngô thông thường sẽ không quá đắt tiền, chủ nuôi thú cưng có hứng thú có thể thử cho ăn. Sau khi đưa chúng về nhà, bạn bắt buộc phải cho chúng thời gian thích ứng trước, sau đó mới cho chúng ăn một bữa ngon.
Sau khi cho ăn 2 ngày, bạn có thể vuốt ve nó và chơi với nó một cách vui vẻ. Nhưng phải nhớ cho chúng ăn để hiểu chúng hơn và bảo vệ chúng, và cảm nhận tiết tấu sinh động và sự thu hút đặc biệt của chúng, giống như mọi sinh vật khác vậy, tôn trọng chúng và chung sống một cách hòa bình.
Chăm sóc rắn Ngô bị nôn mửa kéo dài
Rắn Ngô bị nôn do tâm lý
Một trong số các nguyên nhân chính gây nên hiện tượng trên là do tâm lý của rắn. Thông thường rắn được bán ở các cửa hàng thú cưng đều có kích thước rất nhỏ. Đa số chúng là rắn con mới nở, sức đề kháng yếu, tinh thần cũng nhạy cảm.
Sau khi trải qua thời gian dài di chuyển, sức khỏe của chúng sẽ suy giảm mạnh. Hơn nữa, trong quá trình này chúng thường không được cho ăn hoặc uống. Chỉ cần được cho ăn hơi nhiều một chút sẽ lập tức bị khó tiêu, dẫn tới nôn mửa.
Rắn sau khi cho ăn cần được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Chúng thường tìm nơi ấm áp để tiêu hóa thức ăn. Thông thường quá trình này sẽ kéo dài khoảng 1 tuần. Ngay rắn ăn xong, bạn tuyệt đối không được đụng chạm, cầm nắm trên tay hoặc có hành động khiến chúng giật mình. Vì bản năng của loài rắn là nôn thức ăn ra để chạy trốn khi cảm thấy sợ hãi.
Rắn Ngô bị nôn do chế độ ăn uống
Thức ăn của rắn Ngô chủ yếu là chuột bạch hoặc động vật nhỏ như ếch nhái, thằn lằn. Những loại thức ăn như cá, trứng, động vật lớn không thích hợp cho chúng. Nếu con mồi quá lớn, rắn sẽ phải nôn ra do chúng không thể tiêu hóa.
Khoảng cách giữa các bữa ăn quá gần hoặc không đều cũng sẽ khiến rắn bị khó tiêu. Bạn nên căn cứ vào kích thước con mồi của chúng để tính toán thời gian hợp lý. Kích thước con mồi của rắn rất quan trọng. Nên lựa chọn những loại mồi có cùng kích cỡ. Nếu con mồi to, hãy cho rắn ngô thêm thời gian để tiêu hóa, tránh gây quá tải cho dạ dày của chúng.
Cách xử lý khi rắn ngô bị nôn
Sau khi rắn bị nôn, bạn tuyệt đối không được cho ăn tiếp. Vì dạ dày và đường ruột của rắn ngô đã bị tổn thương. Cổ họng của rắn cũng trở nên yếu ớt do ma sát với thức ăn và dịch ruột. Hãy cho chúng thời gian để ổn định, tránh bị viêm ruột.
Rắn ngô có thời gian trao đổi chất và tiêu hóa rất dài. Chúng cần thời gian để phục hồi chức năng đường ruột. Thông thường phải sau 7-10 ngày chúng mới có thể ăn tiếp.
Lúc này bạn hãy cho rắn ngô ăn những thức ăn mềm và có kích thước vừa phải với miệng của chúng. Nên giảm lượng thức ăn ít hơn bình thường khoảng 25%.
Đối với rắn non chỉ ăn được chuột sơ sinh, bạn hãy cho rắn ăn 1 tuần 1 lần. Mỗi lần cho ăn nửa con chuột, như vậy trong vòng 3 tuần sau đó. Hết 3 tuần hãy quan sát cẩn thận, nếu thấy chúng không có vấn đề gì có thể cho ăn như cũ.
Chăm sóc rắn Ngô bị bệnh và có vết thương ngoài
Rắn Ngô bị nhiễm trùng hô hấp
Nhiễm trùng hô hấp thường gặp ở rắn Corn Snake là nhiễm trùng đường hô hấp trên. Rất ít khi gặp trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Thông thường do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân chủ yếu do nhiệt độ môi trường thấp, thông hơi kém hoặc độ ấm quá cao.
Các triệu chứng chính gồm: Há miệng, khó thở, hắt hơi, lưng rắn gập cong về sau, nước bọt tiết nhiều, chảy nước mũi. Đảm bao môi trường nuôi dưỡng chỉ có thể phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp trên. Nếu chú rắn Corn Snake đáng thương của bạn bị mắc bệnh này, hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ thú y nhé.
Vết thương ngoài
Rắn Corn Snake được nuôi trong nhà không gặp nhiều nguy hiểm như rắn trong tự nhiên. Do đó rắn Corn Snake nuôi trong nhà thường sẽ không bị thương. Nếu chúng vô tình bị thương như bị cắt phải hoặc bị thương do ma sát, chủ nuôi có thể dùng nước xà phòng pha loãng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch vết thương. Sau đó dùng khăn giấy nhẹ nhàng lau khô, sau đó bôi một lớp thuốc mỡ kháng sinh mỏng.
Hầu hết các loại kháng sinh dùng cho người đều an toàn với rắn Rắn Corn Snake. Tuy nhiên hãy cẩn thận với các loại thuốc có thành phần gây tê. Khi bị thương nặng, sau khi khỏi bệnh sẽ khiến chúng khó lột xác. Do đó rắn cần sự giúp đỡ của bạn để loại bỏ lớp da “cứng đầu” kia. Hơn nữa hãy nhớ rửa sạch tay và đeo găng tay cao su khi xử lý các vết thương cho rắn cưng nhé.
Rắn Ngô bỏ ăn
Nhiều người mới chơi chưa có kinh nghiệm thường không hiểu tại sao chú rắn của mình lại bỏ ăn. Rất nhiều người không biết rắn ngô ăn gì, nên cho chúng ăn một cách rất tùy tiện. Thức ăn của chúng là thằn lằn, chuột hoặc chim nhỏ. Không nên cho chúng ăn thịt gia súc, cá hoặc trứng.
Trong những ngày đầu rắn Ngô bỏ ăn là chuyện bình thường. Sau vài ngày chúng quen dần sẽ bắt đầu kiếm mồi. Khi cho rắn ăn không nên đứng bên cạnh để xem. Nếu bị làm phiền chúng sẽ lập tức bỏ ăn do trong tự nhiên khi ăn mồi, rắn rất dễ bị tấn công.
Nếu rắn không chịu ăn, bạn có thể đợi qua 48 giờ lại cho chúng ăn một lần nữa. Nên thay đổi thức ăn thường xuyên. Nếu rắn còn nhỏ, bạn có thể cho chúng ăn chuột sơ sinh. Rắn nhỏ mỗi bữa ăn 1 con chuột, rắn trưởng thành mỗi bữa cho ăn 2 con. Mỗi lần ăn cách nhau 7-10 ngày.
Sau khi ăn 48 giờ, bạn không nên quấy rầy nó. Tăng nhiệt độ chuồng nuôi lên 2-3 độ sẽ giúp chúng tiêu hóa tốt hơn. Nếu có hiện tượng nôn mửa lập tức dừng cho chúng ăn và bổ sung vitamin. Đồng thời cung cấp nước sạch cho chúng.
Khi nuôi rắn Ngô làm cảnh, bạn không cần chơi đùa với chúng hàng ngày. Vì rắn không giống như chó mèo, chúng chỉ cần một nơi ấm áp và yên tĩnh là có thể phát triển khỏe mạnh. Không nên thường xuyên bắt rắn ra xem xét. Nếu bị kích thích chúng sẽ rất dễ chết.
Những điều cần chú ý khi nuôi dưỡng rắn Ngô
Chú ý về thức ăn
Có thể cho ăn chuột bạch nhỏ, nhưng tốt nhất thường xuyên cho chứng ăn những loài động vật nhỏ khác như ếch nhái…
Rắn Ngô có kích thước khác nhau cũng sẽ có yêu cầu khác nhau đối với hộp nuôi dưỡng, diện tích hộp nuôi dưỡng phải tương đương ¾ chiều dài cơ thể rắn, đương nhiên có thể cố gắng lớn một chút, như vậy chỉ có lợi chứ không có hại cho rắn.
Còn nữa tốt nhất nên lựa chọn loại hộp nuôi có phần đình và hai bên có lưới nhắm duy trì sự thông thoáng. Đảm bảo chắc chắn hộp nuôi không có khe hở. Khe hở nhỏ sẽ khiến rắn chạy mất, cửa nên có then cài thích hợp.
Chú ý về nhiệt độ
Rắn Ngô ưa hoạt động vào bên đêm, đèn cho các loài bò sát có thể không cần thiết, tuy nhiên có thể dùng đèn mô phỏng thời gian giao giữa ngày và đêm. Nhiệt độ thích hợp với rắn Ngô là 21 – 31°C, 20°C cũng có thể chấp nhận được, độ ẩm tương đối khoảng 75 – 80%.
Thời kỳ rắn Ngô lột xác, tâm trạng sẽ vô cùng lo lắng. Vì thế tốt nhất nên cố gắng tránh quấy rầy chúng trong thơi gian này. Ngoài ra trong môi trường nuôi dưỡng, nên cố gắng duy trì sự khô ráo. Bởi vì độ ẩm không thích hợp. Có nguy cơ khiến chúng bị tróc vảy. Đương nhiên môi trường nuôi dưỡng thường xuyên bị làm phiền sẽ khiến tinh thần của chúng căng thẳng, cũng sẽ xuất hiện hiện tượng tróc vảy, bỏ ăn.
Chú ý vệ sinh chuồng trại
Vệ sinh chuồng nuôi rắn Ngô rất đơn giản. Bình thường sau khi rắn ăn khoảng 3 ngày, chúng sẽ đi bài tiết. Lúc này bạn cần dọn dẹp sạch sẽ. Môi trường sạch sẽ giúp rắn tránh được các bệnh về mắt. Thức ăn của rắn ngô chủ yếu là chuột, nhưng có thể thay bằng các động vật nhỏ khác như chim hoặc ếch.
Chuồng rắn phải thông gió, nhưng không được có khe hở .Trong thời kì rắn thay da, chúng sẽ dễ bị kích động. Vì vậy bạn nên hạn chế tiếp xúc với chúng. Chuồng nuôi cần đảm bảo khô ráo, giảm nguy cơ rắn bị rụng vảy.
Cách lựa chọn rắn Ngô làm cảnh
Về việc mua rắn Ngô, điều đáng quan tâm hơn cả là hoa văn và vẻ ngoài của rắn. Đương nhiên những điều này vẫn phải xem xét trên nền tảng sức khoẻ, dù sao thì phải khoẻ mới đẹp được và rắn bệnh cũng khó mà có vẻ ngoài mượt mà đẹp đẽ.
Khi chọn mua rắn ngô cần phải xem mật rắn còn trong người chúng hay không. Bằng cách sờ vào bụng rắn, nếu thấy trong cơ thể chúng có vật gì đó tròn tròn là được. Vì nếu rắn bị rút hết mật sẽ yếu đi thấy rõ, nghiêm trọng có thể khiến chúng chết trong thời gian ngắn.
Nếu rắn khoẻ mạnh, phần quan trọng nhất là đôi mắt và biểu hiện của chúng. Tuy mắt rắn không có tác dụng trong việc quan sát nhưng cũng có thể nhờ vào đó để đoán xem nó khỏe hay bệnh. Nếu muốn nhanh gọn, hãy cảm nhận sức lực và sự dẻo dai của chúng. Đây cũng là căn cứ chứng minh sức khoẻ của rắn.
Rắn khoẻ là rắn không bị thương, động tác linh hoạt, phân rắn thành khuôn chứ không bị tiêu chảy. Sau khi quan sát, chúng ta còn phải xem xét môi trường nuôi trong tiệm, nếu môi trường quá kém, trên người rắn chắc chắn chứa rất nhiều kí sinh trùng, tính cách cũng hoang dã hơn.
Rắn Ngô baby giá rẻ nhất bao nhiêu tại TP.HCM?
Rắn Ngô là một trong những loài rắn sở hữu biến dị đa dạng nhất với hoa văn và màu sắc rực rỡ. Do đó giá thành của chúng hiện nay khá cao, khoảng 800k – 1 triệu đồng/con. Rắn Ngô thường sinh sống ở những vùng như đầm lầy, rừng rậm, đất nông nghiệp. Đặc biệt thích những nơi trồng ngô.
Bởi vì chỗ đó có khá nhiều con mồi như chuột đồng, chim nhỏ, cái tên “Rắn Ngô” cũng có nguyên nhân từ đó. Kích thước của rắn Ngô thường khoảng 1,4m và có màu sắc cơ thể vô cùng phong phú, về cơ bản có các màu như đỏ, xám, cam, vàng hoặc màu nâu. Thậm chí có cả màu trắng với các sọc thẳng.
Hiện nay rắn trên thị trường đều có nguồn gốc từ săn bắn, dù không có kí sinh trùng thì bạn cũng nên chú ý, tránh mua của những tay buôn vô đạo đức. Nếu bạn thực sự muốn mua một chú rắn cảnh, hãy đến một cửa hàng chính thống, có uy tín nhé.
Biên tập viên
Bài mới
- Tin tức23 Tháng tư, 202410 tips chụp ảnh thú cưng tại nhà siêu đơn giản, dễ thực hiện
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Khứu giác nhạy cảm của chó đánh hơi được bệnh ung thư
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Cách nuôi và huấn luyện chó Yorkshire Terrier
- Tin tức21 Tháng Một, 20245 mẫu chuồng nuôi chó cảnh thông dụng nhất hiện nay