Nếu bạn đang nuôi một chú chó cái, chắc chắn chúng sẽ phải trải qua thời kỳ mang thai và sinh nở. Đây là một trong những giai đoạn cần phải có sự chăm sóc đặc biệt đến từ người chủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ kinh nghiệm để có thể chăm sóc chó mang thai một cách tốt nhất. Chính vì vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra tất cả những điều mà bạn cần phải lưu ý khi chăm chó mang thai để đảm bảo chúng luôn khỏe mạnh.
Làm sao để biết chó đang mang thai?
Đây là một trong những câu hỏi được rất nhiều người nuôi chó đặt ra. Đặc biệt đối với những bạn nuôi lần đầu. Để có thể nhận biết chó đang mang thai bạn có thể dựa vào một số đặc điểm sau đây:
Quan sát qua bề ngoài
Nếu như chó mang thai thì vẻ bề ngoài của chúng chắc chắn cũng có sự thay đổi. Bạn chỉ cần nắm được những yếu tố, đặc điểm này thì bạn có thể xác định được. Đây chính là một trong những cách nhận biết khá dễ dàng và thích hợp cho tất cả mọi người đang nuôi chó.
Quan sát núm vú của chó
Bạn cũng có thể nhận biết chó của mình có mang thai hay không thông qua núm vú. Nếu như bạn thấy núm vú của chúng căng phồng, hồng hào hơn mọi ngày thì khả năng cao là chú chó của bạn đang mang thai.
Đây cũng sẽ là một trong những dấu hiệu sớm nhất để bạn biết chó mình đang có thai. Nếu như núm vú hồng hào rõ rệt thì quá trình thụ thai mới chỉ xảy ra trước đó 2-3 tuần.
Quan sát bụng chó
Khi chó của bạn mang thai chắc chắn bụng của chúng sẽ phình to ra. Nhưng những dấu hiệu này chỉ rõ ràng khi chúng ở cuối thai kỳ. Còn về trước đó thì cơ thể sẽ không có gì thay đổi nhiều.
Khi chó mang bầu từ tuần thứ 4- thứ 5 của thai kỳ thì eo của chúng sẽ bắt đầu phình to ra, bụng sẽ trở nên căng tròn hơn. Đặc biệt những núm vú của chúng cũng bắt đầu lộ rõ ra hơn, không còn bị ẩn bên trong nữa.
Khi chó mang thai đến tuần thứ 6-9 thì núm vũ chúng luôn căng phồng và trong trạng thái sẵn sàng tiết sữa ra. Bạn sẽ cảm nhận điều này rõ hơn khi sờ vào núm vú của chúng.
Hoặc bạn thấy hông của chó chuyển động trong giai đoạn này thì đó chính là những chuyển động của chó con bên trong bụng mẹ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận biết thú cưng của mình mang thai thông qua một số dấu hiệu khác như: Chó khó tính hơn, có biểu hiện mệt mỏi, ngủ nhiều thay đổi khẩu vị…
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc chó đẻ
Chó mang thai là một trong những giai đoạn cần có sự chăm sóc đặc biệt. Bạn cần phải chú ý đến chế độ ăn uống, vệ sinh, đưa đi thăm khám… Nếu như bạn chủ quan không chú ý thì có thể khiến cho chó dễ bị sảy thai, đẻ con ra không có sức khỏe tốt.
Khi chó của bạn bắt đầu mang thai bạn cần phải lưu ý tới một số vấn đề sau đây:
Chú ý đến chế độ ăn uống cho chó
Nếu chó đang mang thai từ 28-45 ngày thì đây là thời gian có thể dễ sảy thai. Do đó bạn nên có chế độ ăn uống tốt nhất cho chú chó của mình. Bạn cần phải cho chúng ăn chế độ tăng cường đạm, bí xanh, rau dền. Bởi trong giai đoạn này chúng rất dễ bị thiếu máu, thiếu sắt khi đang nuôi con trong bụng.
Trong 3-4 tuần cuối mang thai, chú chó con trong bụng bắt đầu lớn lên nhanh chóng. Chính vì vậy, chó mẹ chắc chắn sẽ có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn và cần nhiều năng lượng hơn. Trong khoảng thời gian này, cân nặng của chó mẹ cũng sẽ tăng cao. Do đó, mà bạn cần phải cho chó mẹ ăn nhiều hơn bình thường.
Tần suất cho chó ăn cũng có thể dao động và phụ thuộc vào kích cỡ của lứa con. Một chú chó mang thai lứa đông con thường không có đủ chỗ trong dạ dày để ăn 2 bữa lớn mỗi ngày. Do đó, bạn cần phải chia khẩu phần ăn của chúng thành nhiều bữa nhỏ và cho chúng ăn thường xuyên hơn.
Chế độ ăn uống cho chó đang mang thai vô cùng quan trọng, nó sẽ quyết định đến việc ổn định sức khỏe, giúp chó tránh được triệu chứng rối loạn tăng huyết áp bất thường khi mang thai. Bạn cần phải hết sức lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho chó trong thời kỳ mang thai.
Khi chó mang thai được khoảng 45 ngày thì bạn nên bổ sung mega cal cho chúng. Đây là một lại dưỡng chất giúp cho chó khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ về liều lượng.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải quan tâm tới việc bổ sung canxi cho chú chó của mình. Bạn có thể hầm sụn sương cho chú chó của mình. Nếu hầm như vậy thì bạn nên hầm cho mềm, thỉnh thoảng bạn làm như vậy sẽ giúp chó mẹ được bổ sung canxi đầy đủ.
Chưa hết, trong khoảng thời gian này chó mẹ có khả năng bị béo phì cao hơn. Do đó, bạn cần phải cân đối chế độ dinh dưỡng hàng tháng cho chó mẹ. Bạn cũng nên hạn chế khẩu phần ăn cho chó mẹ trong suốt thời kỳ mang thai.
Cho chó hạn chế vận động
Khi chó mang thai bạn cần phải cho chó hạn chế vận động. Đặc biệt là trong giai đoạn mới mang thai, đây là thời kỳ mà chú cún của bạn dễ bị sảy thai nhất. Nếu như bạn không chăm sóc kỹ lưỡng thì có thể xảy ra điều này.
Bạn cần phải chú ý đến chú chó của mình nhiều hơn, không được cho chó đánh nhau, không cho nhảy cao, chạy nhanh. Đồng thời bạn cũng phải tạo nên một trạng thái vui vẻ cho chú cún của mình.
Để tránh tình trạng xảy thai có thể xảy ra thì bạn cần phải lưu ý tới những vấn đề nêu trên. Hãy luôn quan tâm vuốt ve thú cưng của mình. Đối với những chó tinh nghịch, chạy nhảy nhiều thì bạn có thể cho chúng nằm trong lồng hoặc xích dây để hạn chế chúng chạy nhảy cao.
Trong khoảng thời gian chó mẹ mang thai bạn không nên cho chúng vận động mạnh. Tuy nhiên, vẫn cần duy trì những bài tập nhẹ nhàng, điều này sẽ giúp cho chó mẹ có thể duy trì được một thể trạng sức khỏe tốt.
Đưa chó đi khám thai
Đây cũng là một trong những vấn đề mà bạn cần phải lưu ý khi thú cưng của mình đang mang thai. Trước đây có nhiều người có suy nghĩ chó mang thai thì cần gì phải thăm khám. Đây thực sự là một trong những quan niệm sai lầm. Bởi nếu bạn không đưa chó đi thăm khám siêu âm làm sao có thể biết được sức khỏe và tình trạng chó mẹ như thế nào.
Có rất nhiều trường hợp do chủ quan không đưa chó đi thăm khám khi mang thai đã gặp phải nhiều hậu quả xấu. Do đó, việc đưa chó đi thăm khám thai phải được diễn ra khi chó mẹ mang thai khoảng 30 ngày.
Khi đến phòng khám thú y bác sĩ sẽ bắt đầu dò bằng tay để kiểm tra sức khỏe của thai nhi. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ kết hợp với việc siêu âm bằng máy để phân tích hoocmone sinh lý để có thể kiểm tra sức khỏe thai nhi một cách chính xác nhất.
Ngoài ra, khi chó mẹ sắp đến giai đoạn sinh nở bạn cũng nên đưa chó đi thăm khám kiểm tra lần nữa. Thời điểm này đầu ti của chú chó sẽ có dấu hiệu nở ra, bạn nên chọn chụp X quang 3 tuần trước khi biết chó mẹ có bao nhiêu con và biết được thời gian chúng ra đời.
Những điều cần tránh khi chó mang thai
Khi thú cưng của bạn đang trong giai đoạn mang thai bạn cần phải tránh một số vấn đề sau đây:
- Không nên cho chó vận động mạnh, phải điều tiết chế vận động cho chú chó nhà mình. Điều này sẽ mang đến rất nhiều lợi ích trong quá trình mang thai đồng thời giảm nguy cơ sảy thai.
- Không nên đánh đập, quát mắng chó mẹ. Bởi điều này có thể gây va đập và gây sảy thai rất nguy hiểm.
- Nếu như chó mẹ buồn rầu, mệt mỏi bạn cần phải quan tâm hơn, không được dọa nạt chúng. Khả năng sảy thai từ đó cũng sẽ tăng cao hơn.
- Không cho chó mẹ tiếp xúc với những chú chó lạ. Bởi chúng có thể cắn nhau, đánh nhau gây sảy thai.
- Không nên cho chó mẹ ăn quá nhiều. Bởi điều này sẽ làm tăng nguy cơ béo phì và phát sinh ra nhiều bệnh khác.
Bên cạnh đó bạn cũng không nên cho chó sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Thuốc có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi, khi bắt buộc phải sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y.
Dấu hiệu nhận biết chó sắp đẻ
Khi chó mẹ sắp đẻ thường có những dấu hiệu như:
- Tiết sữa trước khi sinh, dấu hiệu này thường có từ 3-4 ngày.
- Có hiện tượng thai chuyển động ngoài bụng.
- Chó mẹ có thể chán ăn, mệt mỏi cơ bụng giãn mềm cũng là một trong những dấu hiệu sắp sinh.
- Chó mẹ có thể nôn ra thức ăn trước đó đã ăn.
- Đi tiểu nhiều, thậm chí tiểu mất kiểm soát cũng là một trong những dấu hiệu giúp bạn nhận biết thú cưng sắp sinh.
- Trong khoảng thời gian từ 2-4 giờ trước khi sinh chó mẹ còn có một số biểu hiện như bỏ ăn, thở gấp, thi thoảng kêu rít lên và đái rắt.
- Chó cảm thấy không yên, bồn chồn đi lại thường xuyên.
- Chó cái có biểu hiện cào bới để tìm ổ.
Khi chó sắp chuyển da chúng sẽ chạy đi chạy lại. Miệng liên tục kêu ư ử và bắt đầu rặn cong lưng nhiều cơn.
Nếu bạn nhận thấy chú chó của mình có những dấu hiệu trên thì nên quan tâm tới chó nhiều hơn. Bạn cần phải chuẩn bị cho chó mẹ một khu vực sạch sẽ, ấm áp và thoải mái, giúp cho chó mẹ có cảm giác an toàn hơn.
Nếu trong quá trình chó chuyển da bạn cũng cần phải hết sức lưu ý. Khi thấy chó có những dấu hiệu khó đẻ thường hay có các biểu hiện như đau dữ dội, không ngừng kêu, thai quá to nên mời bác sĩ thú y.
Hy vọng, với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu được tất tần tật những điều cần lưu ý chó trong quá trình mang thai. Bạn nên tham khảo và áp dụng chúng để có thể bảo vệ cho thú cưng của mình có sức khỏe tốt nhất trong quá trình sinh sản. Nếu bạn muốn tư vấn thêm hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
Biên tập viên
Bài mới
- Tin tức23 Tháng tư, 202410 tips chụp ảnh thú cưng tại nhà siêu đơn giản, dễ thực hiện
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Khứu giác nhạy cảm của chó đánh hơi được bệnh ung thư
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Cách nuôi và huấn luyện chó Yorkshire Terrier
- Tin tức21 Tháng Một, 20245 mẫu chuồng nuôi chó cảnh thông dụng nhất hiện nay