Tìm cách điều trị bệnh sán chó tại nhà hiệu quả đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Bởi đây là bệnh khá nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của chó. Liệu có cách chữa trị nào tại nhà hiệu quả hay không?

Nguyên nhân bị bệnh sán chó

Sán chó là một loại ký sinh trùng có tên khoa học là oxocara canis. Sán có hình tròn và dài giống như giun đũa ở người. Cả người lớn và trẻ em đều có thể mắc phải bệnh này nếu như tiếp xúc và gần gũi với chó nuôi trong nhà.

Có rất nhiều nguyên nhân bị sán chó, trong đó chủ yếu mầm bệnh bắt đầu từ chó mèo, sau khi trứng giun được thải qua phân. Sau đó chúng phát triển thành những phôi và tồn tại ở bên ngoài môi trường rất lâu. Khi chó ăn phải những thức ăn có chứa phôi này sẽ bị sán.

Một nguyên nhân khác gây nên bệnh sán chó đó chính là do thói quen sinh hoạt ăn uống của chó không đảm bảo vệ sinh.

Hoặc cũng có thể do môi trường bị ô nhiễm, những ấu trùng trong đất, trong không khí nhiều.

Một con đường lây truyền khác đó chính là qua các động vật trung gian. Trứng sán sau khi ra ngoài môi trường sẽ chui xuống nước hoặc vào bên trong cơ thể các động vật kí sinh khác như ếch nhái, bọ chét… khi chó ăn phải thì sẽ bị bệnh sán chó.

Xem thêm  Thương hiệu thức ăn cho chó SmartHeart có tốt không?

Dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó

Do chó nghịch ngợm, tò mò thích thú những cái mới nên chúng dễ mắc bệnh sán chó hơn. Khi chó mắc phải bệnh này sẽ có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết như:
Đầu tiên, chó sẽ chán ăn, bỏ ăn hoặc sức ăn kém hẳn so với trước.

Ngoài ra, chúng còn có biểu hiện bị nôn ói, người mệt mỏi, ủ rũ. Đây cũng là một trong những biểu hiện để bạn nhận biết bệnh sán chó.

Khi bị sán chó còn có thể bị tiêu chảy thường xuyên và kéo dài. Thậm chí có những con còn đi phân ra máu.

Phân chó có chứa nhiều đoạn sán màu trắng, hình hạt gạo nhỏ. Nếu như đã phát hiện ra tình trạng này thì cần đưa chó đến các cơ sở thú y để tẩy giun sán.

Bụng hoặc phần giữa của chó to lên bất thường. Lúc này lông cũng chuyển sang màu xỉn da chó bị kích ứng. Với dấu hiệu này cũng cho bạn biết có thể chó nhà bạn đã bị nhiễm giun sán.

Ngoài những dấu hiệu nhận biết trên thì bệnh sán chó còn biểu hiện qua hiện tượng ho ở chó. Nếu như bạn thấy chó ho nhiều, ho bất thường cũng nên nghĩ tới việc chó đã bị bệnh.

Ngoài ra, chó cũng có thể thay đổi hành vi, dễ bị kích động, thường ngứa hậu môn khi bị sán chó.

Xem thêm  Nguyên nhân vật lý và tâm lý dẫn đến chó run rẩy

Cách điều trị bệnh sán ở chó hiệu quả

Khi nhận thấy chó của mình có các dấu hiệu trên bạn cần lập tức tẩy giun cho chó. Hoặc có thể chắc chắn về tình trạng bệnh bạn có thể đưa chó tới các cơ sở y tế để xét nghiệm phân tích đường ruột.

Cách điều trị bệnh sán ở chó hiệu quả đó chính là tẩy giun định kỳ. Tùy vào từng loại giun sán mà bạn sử dụng các loại thuốc đặc trị khác nhau.

Việc điều trị bệnh sán chó là thực sự cần thiết. Tốt nhất khi thấy các triệu chứng rõ ràng bạn nên bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt, để tránh tình trạng viêm tắc ruột, các tổn thương tim gây nguy hiểm tới tính mạng của chó.

Hướng dẫn cách phòng bệnh sán chó

Để phòng bệnh sán chó bạn có thể áp dụng những cách sau đây:

  • Đưa chó đi thăm khám định kỳ, làm các xét nghiệm cần thiết để biết chó mình có bị giun sán hay không. Bởi khi mắc bệnh những ấu trùng sán này cần phải có một thời gian để phát triển trong cơ thể. Chính vì vậy, những biểu hiện trong giai đoạn này thường không rõ ràng và thậm chí là không có.
  • Cho chó ăn uống sạch sẽ hợp vệ sinh. Ăn chín uống sôi là điều cần thiết, không nên cho chó ăn thịt sống.
  • Thường xuyên tắm cho chó, vệ sinh sạch sẽ nơi ở, đặc biệt là những đồ dùng, tránh cho các ấu trùng có cơ hội phát triển.
  • Tránh không nên cho chó tiếp xúc với các mầm bệnh. Không nên thả rông chó trong những khu vực có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Ngoài ra, khi mua chó bạn nên chọn mua những chú chó khỏe mạnh đã được tiêm phòng đầy đủ theo đúng quy trình.
  • Tiêu diệt các vật chủ thường là nơi ký sinh của sán như bọ chét, ếch,… Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều sản phẩm có thể giúp cho bạn phòng trừ bọ chét hiệu quả như thuốc chống ve, rận, …
  • Cách phòng chống bệnh sán chó hiệu quả nhất đó chính là tẩy giun cho chó theo định kỳ, theo quý. Tùy vào tình trạng của chó mà bạn xử lý sao cho bảo vệ được thú cưng của mình một cách tốt nhất.
Xem thêm  Mách bạn nguồn hàng sỉ thức ăn chó mèo uy tín, giá rẻ

Hy vọng, với những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh sán chó cũng như cách điều trị phòng tránh hiệu quả. Bạn có thể áp dụng những biện pháp trên để bảo vệ thú cưng của mình có được sức khỏe tốt nhất, tránh gây nên những biến chứng đáng tiếc.

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ 4 con!!!