Husky là giống chó cưng rất được ưa chuộng trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nuôi dòng chó này bạn phải đầu tư cả thời gian, công sức và tiền bạc để chăm sóc và quan tâm chúng được tốt nhất. Vậy phương pháp nuôi dưỡng nào giúp Husky phát triển toàn diện nhất? Pet247 sẽ bật mí cho bạn những điều quan trọng khi nuôi chó Husky.

Đặc điểm hình thể nổi bật của chó Husky

Husky là dòng chó kéo xe có đặc điểm ngoại hình nổi bật

Dòng chó kéo xe này có đặc điểm về hình thể theo tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể, con cái có chiều cao trung bình khoảng 51 đến 56 cm và cân nặng từ 16 đến 23 kg. Con đực có chiều cao trung bình khoảng 53 đến 58 cm và cân nặng từ 20 đến 27 kg. Nếu được nuôi dưỡng đúng phương pháp thì tuổi thọ trung bình của chó Husky là từ 12 đến 15 năm.

Để có thể phân biệt được chó Husky với các dòng chó xứ lạnh khác cần tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm ngoại hình. Dưới đây là những điểm nổi trội trong từng bộ phận của chó Husky:

  • Đôi mắt: Chó Husky có đôi mắt hình quả hạnh nhân và hơi xếch ngược lên phía trên. Ánh mắt nhìn khá lạnh lùng, hoang dã khiến nhiều người cảm thấy hơi sợ hãi.
  • Mũi: Chó Husky có chiếc mũi đặc biệt, có thể chuyển màu theo thời gian. Màu mũi thường phụ thuộc vào màu bộ lông, cụ thể: lông xám – mũi đen, lông trắng tuyền – mũi xám nhạt, lông đen – mũi nâu và lông nâu đỏ – mũi đỏ thẫm.
  • Tai: Chó Husky sở hữu đôi tai to vừa phải, hình tam giác và cân đối với khuôn mặt. Phần lông ở tai khá ngắn nhưng rất mềm mịn và mượt mà.
  • Đuôi: Đuôi được bao phủ bởi một lớp lông dài, dày và xù nên trông to so với cơ thể. Phần chỏm đuôi có màu đốm trắng trông rất đáng yêu. Đặc biệt, khi di chuyển hay đứng yên thì đuôi của chó Husky luôn rủ xuống, chỉ cong nhẹ khi vẫy đuôi.
  • Bộ lông: Để thích nghi với thời tiết lạnh giá chó Husky có bộ lông 2 lớp khá dài, dày. Những chú Husky trở nên quyến rũ hơn nhờ cách pha những vệt màu lông hài hòa: đỏ – trắng, đen – trắng, xám – trắng và trắng – màu lông chồn…

Đặc điểm tính cách đặc trưng của chó Husky

Tính cách hiền lành trái với vẻ mặt có phần dữ dằn

Nhiều người lần đầu nhìn chó Husky sẽ cảm thấy chúng khá dữ dằn và khó gần. Nhưng thực tế, loài thú cưng này lại rất được lòng chủ nhân bởi sở hữu những tính cách dễ mến. Đây cũng chính là lý do khiến Husky trở thành chó cưng được nhiều gia đình nuôi dưỡng.

  • Chó Husky sống tình cảm, hiền lành và thân thiện: Husky rất yêu quý các bạn nhỏ và thích gần gũi với chủ nhân. Khuôn mặt của chúng có thể biểu đạt mọi cung bậc cảm xúc như: buồn, vui hay giận hờn… Loài chó dễ thương này có thể sống hòa thuận với bất kỳ vật nuôi khác trong gia đình.
  • Chó Husky thông minh, năng động và trung thành: Husky có tên trong dách những loài chó thông minh nhất trên thế giới. Chính sự nhanh nhẹn, hoạt bát đó giúp cho việc huấn luyện chó Husky dễ dàng hơn. Ngoài ra, loài chó này còn rất biết vâng lời, tuyệt đối trung thành và tuân theo mệnh lệnh chủ.
  • Chó Husky hiếu động và nghịch ngợm: Vì đây là dòng chó kéo xe nên rất khỏe mạnh và dư nguồn năng lượng trong cơ thể. Chúng luôn thích hoạt động và chạy nhảy. Vì vậy nếu bị bó buộc trong một không gian hẹp chó chó Husky sẽ trở nên khó chịu và bắt đầu phá phách.
  • Chó Husky pha chút tính cách hoang dã: Mặc dù đã được lai tạo và thuần chủng nhưng Husky vẫn còn sót lại một chút tính cách hoang dã của tổ tiên. Do vậy, thay vì sủa chó Husky sẽ thích giao tiếp với nhau bằng những tiếng hú vang nghe rất ai oán.
Xem thêm  Bệnh dại ở mèo (Rabies) | Nguyên nhân và cách điều trị

Nguồn gốc của giống chó Husky

Chó Husky có nguồn gốc từ xứ lạnh Siberi, Nga

Xuất hiện ở Việt Nam đã lâu nhưng nhiều người chưa biết chính xác chó Husky có xuất xứ từ đâu. Theo rất nhiều tài liệu ghi lại, giống chó này có nguồn gốc từ xứ lạnh giá Siberi, nước Nga, cái nôi của nhiều giống chó nổi tiếng.

Vào năm 1909, Husky được đưa đến vùng đất Alaska của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, phải đến năm 1930, chó cưng này mới được Hiệp hội chó giống Hoa Kỳ (AKC) công nhận với tên gọi “Husky Bắc Cực”. Tên gọi chính thức là Husky Sibir nhằm khẳng định tổ tiên của dòng chó xứ lạnh đến tận năm 1991 mới được đổi.

Tại Siberi, ban đầu chó Husky chủ yếu được nuôi để phục vụ cho hoạt động kéo xe. Về sau, khi công việc kéo xe không còn phổ biến thì Husky vẫn được rất nhiều người yêu mến nuôi trong nhà. Đến ngày nay thì Husky đã được huấn luyện để trở thành thú cưng được yêu chiều trong mỗi gia đình.

Các loại chó Husky phổ biến hiện nay

Husky thuần chủng và lai đều rất phổ biến ở Việt Nam

Hiện nay, Husky Sibir chủ yếu được phân loại thành hai dòng phổ biến là Husky thuần chủng và Husky lai. Trong đó:

Chó Husky thuần chủng

Sở hữu thân hình cực kì săn chắc, khỏe mạnh và cơ ngực nở rộng. Cơ thể Husky thuần chủng vô cùng cân đối với bốn chân to, thẳng đứng và bàn chân bụ bẫm tạo nên dáng đi vững chãi, hoạt bát và nhanh nhẹn. Giá bán dòng thuần chủng thường rất cao.

Chó Husky lai

Bên cạnh giống thuần chủng, ở Việt Nam cũng xuất hiện khá nhiều dòng chó Husky lai nổi tiếng như Husky lai Becgie, Husky lai Phú Quốc, Husky lai Alaska, Husky lai Pitbull, Husky lai Samoyed, Husky lai Corgi, Husky lai Chow Chow, Husky lai Phốc sóc, Husky lai chó cỏ. Dòng chó lai có ngoại hình đẹp và giá rẻ hơn nên rất được ưa chuộng.

Xem thêm  Top 20 Giống Mèo Đắt Nhất Thế Giới Bạn Chưa Biết

Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho chó Husky

Cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của Husky

Để chó Husky có thể phát triển cân đối và khỏe mạnh thì chế độ ăn cần đảm bảo dinh dưỡng. Khẩu phần thức ăn bao gồm protein từ thịt động vật, ngũ cốc, rau củ quả để bổ sung đầy đủ tinh bột, chất xơ và các loại vitamin. Thông thường, mỗi một giai đoạn sinh trưởng và phát triển sẽ có chế độ dinh dưỡng thích hợp khác nhau. Cụ thể:

Chó Husky 1- 2 tháng tuổi

Giai đoạn này Husky còn non nớt nên bạn cần dành chiều thời gian chăm sóc. Mỗi ngày cho ăn khoảng 4 –  5 bữa cách đều nhau. Răng Husky chưa mọc đủ nên ưu tiên những thức ăn mềm như cháo nấu nước hầm xương. Hạn chế tối đa những thức ăn khô dạng hạt, nếu cho ăn thì phải ngâm mềm.

Chó Husky từ 3 – 6 tháng tuổi

Đây là giai đoạn bắt đầu phát triển cơ bắp nên nhu cầu dinh dưỡng qua các bữa ăn hàng ngày sẽ cao hơn. Số bữa trong ngày giảm xuống còn 3 – 4 bữa. Cung cấp cho Husky những thực phẩm giàu dưỡng chất như thịt, cá, trứng được chế biến chín. Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm vitamin và chất xơ bằng việc cho ăn các loại rau.

Chó Husky trên 6 tháng tuổi

Giai đoạn Husky bắt đầu trưởng thành với thể trạng sức khỏe tốt nên chế độ chăm sóc đơn giản hơn. Mỗi ngày, bạn nên chia làm 2 – 3 bữa ăn cho Husky nhưng khẩu phần tăng hơn. Bên cạnh nguồn dinh dưỡng từ thịt, cá, nội tạng động vật, trứng vịt lộn… cần bổ sung thêm canxi và vitamin. Những thức ăn khô hay cứng như xương là gợi ý tuyệt vời giúp Husky phát triển cơ hàm chắc chắn, khỏe mạnh.

Lưu ý chế độ tập luyện hợp lý cho chó Husky

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng bạn cũng cần chú ý đến chế độ tập luyện dành cho chó Husky. Mỗi ngày cho Husky vận động khoảng 30 phút để tung tăng, thoải mái vui đùa và quan trọng là giải phóng năng lượng thừa trong cơ thể.

Áp dụng các bài tập vận động hợp lý cho Husky

Thông thường, những bài tập từ nhẹ nhàng đến hoạt động mạnh hơn cho Husky sẽ được áp dụng. Đơn giản nhất là dắt chúng đi dạo hoặc chạy theo xe đạp của bạn mỗi ngày. Cho chó Husky bơi cũng là một phương pháp luyện tập rất tốt. Những bài tập nặng hơn như buộc dây vào lốp ô tô cho Husky kéo cũng khiến chúng rất thích thú.

Đối với chó Husky trên 6 tháng, chế độ luyện tập thực sự rất quan trọng và cần thiết. Lúc này, ngoài những hoạt động bình thường cần tăng cường các bài tập vận động để phát triển cơ bắp rắn chắc, khỏe mạnh.

Thời gian thích hợp nhất cho việc luyện tập là vào sáng sớm hoặc chiều tối khi thời tiết mát mẻ, dịu nhẹ. Bạn cũng nên nhớ, sau mỗi lần vận động cần cung cấp đầy đủ lượng nước cho Husky để tránh tình trạng mệt mỏi.

Cách phòng tránh một số bệnh chó Husky thường gặp

Một trong những điều bạn cần biết khi nuôi chó Husky là những bệnh chúng thường mắc phải nhất. Biết được nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh sẽ giúp Husky phát triển toàn diện nhất.

Xem thêm  Gel dinh dưỡng cho mèo một thực phẩm tốt bạn không nên bỏ qua khi nuôi mèo cưng

Bệnh tiêu hóa

Nếu chế độ dinh dưỡng không phù hợp sẽ gây ra bệnh tiêu hóa với các biểu hiện như: chướng bụng, đi ngoài, phân và nước tiểu có mùi tanh, bỏ ăn chỉ uống nước… Bệnh sẽ rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị sớm. Do vậy, cần đảm bảo nguồn thức ăn nấu chín, sạch sẽ, còn hạn sử dụng. Vệ sinh sạch sẽ khay đựng thức ăn và nước mỗi ngày.

Bệnh cảm cúm

Khi thời tiết thay đổi đột ngột, nếu không được chăm sóc sức khỏe tốt, Husky dễ dàng nhiễm lạnh, đặc biệt là những chú cún con có sức đề kháng kém. Lúc này, Husky sẽ cảm thấy mệt nằm một chỗ, bỏ ăn, mắt ngấn đỏ, chảy nước mũi và nhiệt độ cơ thể có thể tăng. Cần đưa Husky đi thăm khám bác sĩ ngay. Bạn lưu ý giữ nhiệt độ nơi ở của Husky phù hợp, trời lạnh nên sấy lông sau khi tắm.

Bệnh dại

Căn bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm này do virus dại (rabies virus) gây nên. Khi mắc bệnh Husky thường nằm im trong bóng tối, chảy dãi, hay gầm gừ, tấn công người vô cớ, nặng hơn có thể gặp khó khăn trong di chuyển hoặc tê liệt bốn chân. Nếu có ý định nuôi Husky, bạn nhớ tiêm phòng dại định kỳ hàng năm và rọ mõm cho chúng mỗi khi ra ngoài để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.

Giá bán chó Husky tham khảo

Husky được nhập khẩu từ Nga có giá cao nhất trên thị trường

Giá bán chó Husky chủ yếu phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ, đặc điểm ngoại hình, tính cách và mức độ thuần chủng. Hiện nay, ngoài thị trường trong nước thì Husky còn được nhập khẩu từ Thái Lan và các nước châu Âu, châu Mỹ. Mức giá tham khảo cho mỗi dòng Husky như sau: …

  • Giá Husky không rõ nguồn gốc xuất xứ: Từ 3 – 5 triệu đồng.
  • Giá Husky thuần chủng sinh ra tại Việt Nam: Tùy thuộc vào màu lông sẽ giao động từ 6 – 12 triệu đồng.
  • Giá Husky được nhập khẩu từ Thái Lan: Từ 12 – 20 triệu đồng.
  • Husky được nhập khẩu từ châu Âu, Mỹ, Canada: Trên 50 triệu đồng.
  • Husky được nhập khẩu từ Nga: Trên 100 triệu đồng.

Chó Husky là thú cưng có nguồn gốc từ xứ lạnh nên việc nuôi dưỡng tại nơi có khí hậu nóng như Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn. Chỉ cần bạn nắm được những điều cần biết khi nuôi Husky mà bài viết vừa chia sẻ thì mọi việc sẽ đơn giản hơn. Vậy nên, nếu yêu thích bạn hãy sở hữu ngay một chú cún cưng này về bầu bạn nhé.

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ 4 con!!!