Nhiễm trùng đường hô hấp ở mèo được coi là một bệnh viêm đường hô hấp mãn tính. Dù mức độ nguy hiểm không những các bệnh truyền nhiễm cấp tính nhưng nếu chủ quan không chữa trị thì xác suất tử vong ở thú cưng cũng không hề nhỏ. Nếu bạn đang muốn hiểu rõ hơn về bệnh lý này thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây.
Dấu hiệu nhận biết bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở mèo
Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở mèo Là 1 bệnh cấp tính về đường hô hấp trên ở mèo do virus Feline herpes gây nên.
Virus feline herpes là virus phổ biến nhất gây nên các dịch bệnh về đường hô hấp trên ở mèo. Chúng lây lan rất nhanh, đặc biệt là những chú mèo được nuôi trong trang trại tập thể.
Những chú mèo con và mèo già có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với những con mèo trưởng thành khỏe mạnh.
Sau một thời gian điều trị khỏi bệnh thì bệnh vẫn có thể tái phát nếu như hệ miễn dịch của mèo suy yếu. Đặc biệt trong các trường hợp như mèo cho con bú, bị căng thẳng, bị nuôi nhốt quá tải hay thay đổi môi trường sống.
Khi mèo bị nhiễm trùng đường hô hấp thường có một số dấu hiệu như:
Hắt xì, chảy nước mắt là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Mắt của mèo có hiện tượng đổ ghèn.
Thở khò khè, có tiếng ran, chảy nước mắt, nước mũi liên tục.
Có thể kèm theo sốt: 39,5 – 40,5 độ C
Mèo bị ho, khó thở, nhất là vào buổi sáng, lúc đầu ho khan sau trở thành ho ướt và kéo dài.
Sau cùng là viêm phổi nếu không được chữa trị.
Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở mèo
Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp xuất hiện ở tất cả những giống mèo, tỷ lệ cao nhất là khi mèo nuôi nhốt và có tủ lệ con trong đàn cao. Ngoài ra, những chú mèo được nuôi trong cũi thay vì nuôi tự do thì nguy cơ nhiễm trùng cũng cao hơn.
Nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ lây lan và phát tán một cách nhanh chóng. Sự lây lan này có thể xảy ra ngay cả khi mèo khỏe mạnh không tiếp xúc với mèo bị bệnh.
Khi mèo ho những vi khuẩn gây bệnh sẽ phát tán ra ngoài môi trường, không khí từ đó dính vào quần áo người chăm sóc thú. Sau đó người chăm sóc thú sẽ tiếp xúc với những thú khỏe mạnh và vi khuẩn có cơ hội xâm nhập.
Do thời tiết và vệ sinh môi trường, hít phải khói bụi, hóa chất gây kích thích đường hô hấp.
Một nguyên nhân khác gây bệnh đó chính là do mèo tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm khuẩn như bát chứa thức ăn. Chính vì vậy, bạn cần phải hết sức lưu ý tới vấn đề này.
Điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như thế nào cho hiệu quả?
Để điều trị bệnh nhiễm trùng hô hấp ở mèo thường là điều trị ngoại trú, bắt đầu với các loại thuốc kháng sinh như Tetracycline hoặc Doxycycline. Loại kháng sinh này có thể dùng để uống hoặc nhỏ bên ngoài như xịt vào mắt.
Thời gian điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Thông thường mất đến 6 tuần mới có thể khỏi bệnh.
Để điều trị bệnh hiệu quả bạn nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ thú ý. Không nên ngưng thuốc nửa chừng như vậy sẽ gây khó khăn khi điều trị bệnh.
Bạn nên cho mèo nghỉ ngơi ở những nơi yên tĩnh, tốt nhất là trong chuồng cách xa những động vật khác. Tuy nhiên, bạn cũng nên giám sát chặt chẽ. Những chú mèo bị mắc bệnh không nên để nằm bất động quá 2 giờ.
Sau khi tình trạng ở mèo đã trở nên ổn định hơn thì bạn có thể cho vận động nhẹ nhàng để có ích đối với những cơn hơ. Từ đó giúp làm sạch đường hô hấp. Nếu như quá trình phục hồi diễn tiến chậm, thì nên dùng phương pháp nhỏ nước muối.
Cách phòng tránh bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở mèo
Mặc dù bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có thể chữa khỏi, nhưng thời gian điều trị lên đến 6 tuần. Đặc biệt bạn cần phải có sự kiên nhẫn.
Bệnh lây lan nhanh chóng, dễ dàng do đó bên cạnh việc điều trị bạn cần phải áp dụng những phương pháp phòng tránh để bảo vệ cho chú mèo của mình có được sức đề kháng tốt nhất.
Phát hiện sớm vật bị bệnh để điều trị và cách lý kịp thời. Nên chú ý tới sức khỏe của mèo, khi thấy có những dấu hiệu bất thường cần đưa đi thăm khám kịp thời.
Thực hiện vệ sinh thú y đồng thời cần phải vệ sinh môi trường. Giữ nơi ở khô sạch, thoáng mùa hè và kín vào mùa đông cũng là một trong những biện pháp giúp mèo phòng tránh bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Phân rác phải dọn hàng ngày cho vào hố tiêu độc.
Sát trùng tiêu độc chuồng nuôi và môi trường xung quanh.
Chăm sóc và nuôi dưỡng tích cực, định kỳ tiêm phòng các loại vacxin phòng bệnh cho chó, mèo.
Nếu bạn tích cực phòng chống bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thì mèo sẽ ít mắc bệnh. Hy vọng với những thông tin trên đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin hữu ích cho việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho thú cưng của mình.
>>Xem thêm:
Bệnh dại ở mèo (Rabies) | Nguyên nhân và cách điều trịMèo Ba Tư giá bao tiền? Mua ở đâu uy tín mà giá rẻ?Cách điều trị bệnh rận tai ở chó mèo tại nhà
Chia sẻ bí quyết dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ hiệu quảBộ ảnh chứng minh người yêu có thể không có nhưng Mèo phải có 1 con
Biên tập viên
Bài mới
- Tin tức23 Tháng tư, 202410 tips chụp ảnh thú cưng tại nhà siêu đơn giản, dễ thực hiện
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Khứu giác nhạy cảm của chó đánh hơi được bệnh ung thư
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Cách nuôi và huấn luyện chó Yorkshire Terrier
- Tin tức21 Tháng Một, 20245 mẫu chuồng nuôi chó cảnh thông dụng nhất hiện nay