Bệnh dại ở chó là một trong những bệnh do virus gây nên. Bệnh rất nguy hiểm nếu như không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, chúng có thể đi cắn người. Vậy làm sao để nhận biết, điều trị và phòng tránh bệnh này như thế nào? Đừng quá lo lắng, tất cả những vấn đề trên sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết này.
Bệnh dại ở chó là gì?
Bệnh dại do một loại virus gây nên, chúng làm ảnh hưởng đến não và tủy sống của chó. Bệnh nếu như không được chữa trị kịp thời còn có thể gây tử vong, đặc biệt là đối với những chú chó có hệ miễn dịch kém.
Bệnh dai rất nguy hiểm chúng tiềm ẩn trong nước dãi của chó mèo hoặc các động vật khác. Những virus này sẽ lây truyền qua các vết cắn, vết xước nó len lỏi xâm nhập vào các tế bào cơ bắp sau đó lây lan đến các sợi thần kinh gây rối loạn hệ thần kinh trung ương và dẫn đến viêm não.
Loại virus này cần 1 tháng để phát triển gây bệnh. Tuy nhiên, nếu như các triệu chứng đã bắt đầu thì chúng lại phát triển rất nhanh chóng. Đây là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm gây ám ảnh cho các loại thú nuôi, động vật và cả con người.
Triệu chứng của bệnh dại ở chó
Khi chó bị bệnh dại cũng không dễ dàng phát hiện ngay lập tức mà mất một khoảng thời gian từ nhiều ngày. Lúc này virus đã xâm nhập và len lỏi vào các mô cơ của con vật và phải mất 2-8 tuần để chúng lây lan và phá hủy hệ thần kinh trung ương. Lúc này thì các triệu chứng của bệnh mới dẫn rõ rệt và con vật có thể chết trong vòng 4-5 ngày.
Bệnh dại ở chó thường biểu hiện qua 2 giai đoạn chính đó là thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ phát bệnh.
Thời gian ủ bệnh: Đây là giai đoạn đầu của bệnh, chó đã bị dại nhưng vẫn chưa có những dấu hiệu cụ thể. Ban đầu chúng chỉ có một số dấu hiệu như sợ ánh sáng, bị sốt, sợ nước, bỏ ăn và có những hành vi bất thường như hung hăng, bồn chồn dễ bị sợ hoặc bị kích động.
Giai đoạn phát bệnh: Trong giai đoạn này thì chó đã có những triệu chứng rõ rệt. Nếu bạn nhận thấy chó có một số dấu hiệu như điên loạn, bị kích động, bị bại liệt thì bệnh đã phát triển đến giai đoạn nặng. Lúc này chó sẽ có những dấu hiệu như:
Bỏ ăn, mắt đỏ ngầu, chảy nước dãi, sùi bọt mép.
Bị động kinh, có những hành vi sủa, cắn sủa người lạ hay vật lạ một cách dữ dội, tê liệt, con vật tự cào cắn cơ thể của mình.
Bị liệt, thè lưỡi ra ngoài, không thể ăn uống, chảy nhiều nước dãi, chân sau liệt ngày càng rõ.
Con vật bỏ nhà đi và thường không trở về.
Cách điều trị bệnh dại ở chó
Bệnh dại được xếp là một trong 12 căn bệnh nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay. Căn bệnh này phát triển với tốc độ nhanh chóng và gây tử vong nghiêm trọng.
Việc điều trị bệnh dại ở chó vô cùng khó khăn và hầu như không điều trị được. Chỉ có một cách duy nhất đó chính là phòng bệnh cho chó để bảo toàn tính mạng.
Nếu như chó của bạn tiếp xúc với một chó dại khác thì bạn hãy nhanh chóng gọi bác sĩ thú ý, trước khi có những triệu chứng của bệnh. Trong một số trường hợp, có thể ngăn chặn sự lây nhiễm bằng các sử dụng huyết thanh chống bệnh dại có chứa các kháng thể đặc hiệu với virus gây bệnh.
Ngoài ra, bác sĩ thú y cũng có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh bằng cách tiêm vacxin dại. Điều này sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch của chó được tăng cường và tạo nên các kháng thể riêng của nó đối với virus.
Một số cách phòng chống bệnh dại
Bệnh dại rất khó để chữa trị, những chú chó mắc phải bệnh này thì cơ hội sống rất thấp. Chính vì vậy phòng bệnh là cách tốt nhất để bạn bảo vệ sức khỏe cho chú chó của mình.
Bạn có thể tham khảo và áp dụng một số cách phòng chống bệnh sau đây:
- Tiêm phòng bệnh dại đầy đủ cho chó. Đây là một trong những phương pháp được tất cả các nước trên thế giới áp dụng. Bạn nên cho chó tiêm định kỳ hàng năm.
- Không nên thả rông chó ngoài đường, nơi đông dân cư sinh sống mà không có sự kiểm soát. Khi dắt chó ra nơi công cộng phải có người theo dõi và dắt đi.
- Phải vệ sinh sạch sẽ môi trường sống của chó. Nên tắm rửa cho chúng thường xuyên, đây cũng là một trong những bước quan trọng để phòng bệnh dại mà bạn nên áp dụng.
- Khi thấy chó có những dấu hiệu bất thường nên nhanh chóng đưa tới các cơ sở thăm khám thú y để kiểm tra tình hình, tình trạng.
- Trong trường hợp nếu như chó cắn người nên đưa tới cơ sở y tế để tiêm phòng và có biện pháp điều trị kịp thời.
- Cần phải tăng cường quản lý, giám sát đàn chó mèo nuôi trên địa bàn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh dại ở chó mà bạn nên nắm được. Hy vọng, chúng sẽ giúp ích cho bạn để biết cách phòng tránh kịp thời, bảo vệ thú cưng của mình cũng như bản thân và những người xung quanh.
Biên tập viên
Bài mới
- Tin tức23 Tháng tư, 202410 tips chụp ảnh thú cưng tại nhà siêu đơn giản, dễ thực hiện
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Khứu giác nhạy cảm của chó đánh hơi được bệnh ung thư
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Cách nuôi và huấn luyện chó Yorkshire Terrier
- Tin tức21 Tháng Một, 20245 mẫu chuồng nuôi chó cảnh thông dụng nhất hiện nay