Bệnh Feline Panleukopenia (FP) được xem là một trong những nhóm bệnh vô cùng nguy hiểm có thể gây tử vong nếu mắc phải. Bệnh này còn có tên gọi khác là bệnh giảm bạch cầu. Nếu bạn đang chăm nuôi những chú mèo thì cần phải hết sức lưu ý và cần phải có những kiến thức cơ bản để nhận biết được nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị để từ đó sẽ giúp mèo có thể sống khỏe mạnh một cách tốt nhất.
Chẩn đoán bệnh Feline Panleukopenia (FP) ở mèo
Bệnh Feline Panleukopenia (FP) hay còn gọi là bệnh viêm ruột truyền nhiễm, bệnh giảm bạch cầu. Đây là bệnh do virus Feline Panleukopenia gây nên.
Bệnh Feline Panleukopenia (FP) ở mèo rất dễ lây lan gây ảnh hưởng đến tất cả các giống mèo hoặc họ mèo như cầy hương, chồn, kinh miêu, linh cẩu. Và đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở mèo.
Loại virus này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào máu, chủ yếu là những tế bào trong đường ruột, các tế bào gốc của bào thai đang phát triển… Hoặc cơ thể mèo đang bị các bệnh khác, bị nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn khác gây nên.
Loại bệnh Feline Panleukopenia (FP) ở mèo này có thể xuất hiện trong bất cứ thời điểm nào trong năm. Mọi lứa tuổi, loại mèo đều có thể mắc bệnh. Đặc biệt đối với những chú mèo chưa được tiêm chủng phòng ngừa thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn rất nhiều.
Khi mèo mắc bệnh FP chúng sẽ có những triệu chứng sau khoảng 10 ngày bị bệnh. Mèo khi bị bệnh có thể không ăn uống, đi lại mệt mỏi, ít di chuyển hay gập người và cảm thấy đau đớn.
Ngoài ra, mèo còn có các dấu hiệu về thần kinh như: mất thăng bằng, loạng choạng, thậm chí bị co giật động kinh.
Ngoài ra, mèo còn bị mắt kèm nhèm, trũng sụp mí, lờ đờ, mũi miệng thâm đen, chảy dãi nhớt.
Hơi thở và mùi phân hôi thối khó chịu cũng là một trong những dấu hiệu giúp bạn chuẩn đoán bệnh Feline Panleukopenia (FP) chính xác.
Lưu ý những dấu hiệu để chẩn đoán bệnh Feline Panleukopenia (FP) ở mèo rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác ở mèo như nhiễm trùng bạch cầu, ngộ độc, suy giảm miễn dịch, viêm ruột. Chính vì vậy, khi bạn cho mèo đi thăm khám cần phải cung cấp đầy đủ chi tiết những dấu hiệu mình nhận thấy, càng rõ càng tốt để việc chuẩn đoán được chính xác hơn.
Nguyên nhân gây bệnh Feline Panleukopenia (FP) ở mèo
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo do loại virus Feline Panleukopenia (FP) gây nên.
Virus này có sức đề kháng cao với các điều kiện ngoại cảnh nên chúng có thể tồn tại lâu bên trong môi trường.
Toàn bộ các động vật họ mèo đều có nguy cơ mắc phải bệnh này. Đặc biệt nhất là mèo từ 3 tháng đến 1 tuổi. Mèo trưởng thành có thể mắc bệnh thường ở thể nhẹ. Ngoài ra, chồn còn mẫn cảm với bệnh.
Loại virus này sẽ xâm nhập vào bên trong cơ thể mèo qua đường tiêu hóa, đường hô hấp. Chúng sẽ tấn công vào hạch amidan, hạch ruồi rồi vào máu đi khắp trong cơ thể.
Những mô có sự phân chia tế bào nhanh sẽ là điều kiện để chúng phân tán nhanh.
Loại virus Feline Panleukopenia (FP) sẽ phát hủy các mô ở những tổ chức này làm cho số lượng bạch cầu bị giảm.
Những chú mèo đã khỏi bệnh vẫn có thể đào thải virus kéo dài đến vài tháng.
Điều trị bệnh Feline Panleukopenia (FP) ở mèo
Bệnh Feline Panleukopenia (FP) ở mèo thường có tỷ lệ tử vong khá cao. Hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh này. Chính vì vậy, cách điều trị thông thường chỉ có sự chăm sóc đặc biệt nhằm kéo dài sự sống cho mèo.
Khi điều trị bệnh Feline Panleukopenia (FP) cho mèo bạn cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt và cẩn thận. Bởi đây là điều kiện quan trọng giúp cơ thể của mèo có thể sản xuất đủ kháng thể và trung hòa được virus như tiêm thuốc kháng sinh.
Nếu như mèo được chăm sóc tốt thì sẽ ngăn chặn được việc vi khuẩn tấn công xâm nhập. Đặc biệt là các loại vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải lưu ý tới chế độ ăn uống cho mèo. Bổ sung đủ nước để chống mất nước.
Cho mèo uống vitamin, kiểm soát việc tiêu chảy, nôn mửa và phải giữ ấm cơ thể cho chúng.
Nếu như sau 5 ngày mắc bệnh mà mèo có thể sống sót thì cơ hội phục hồi khá cao. Tuy nhiên bạn cần phải thực hiện cách ly con nhiễm bệnh đối với những chú mèo khỏe mạnh.
Tiến hành khử trùng cách ly ngay khi mèo có những dấu hiệu của bệnh Feline Panleukopenia (FP). Việc cách ly sẽ có tác dụng ngăn chặn sự lây lan của bệnh đối với những chú mèo khác. Đồng thời cũng sẽ giảm khả năng nhiễm những căn bệnh khác bởi điều này sẽ gây nhầm lẫn cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
Bạn cũng nên áp dụng một số phương pháp phòng chống và quản lý bệnh bùng phát. Tiêm chủng chính là cách phòng chống bệnh hiệu quả nhất mà bạn không nên bỏ qua.
Với những thông tin trên đây chúng tôi mong rằng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh Feline Panleukopenia (FP) ở mèo. Từ đó sẽ quan tâm và chú ý đến sức khỏe của mèo một cách tốt nhất.
>>Xem thêm:
Chia sẻ bí quyết dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ hiệu quả
Giữ nhân tài bằng cách khuyến khích Sen mang mèo đi làm, mỗi tháng trợ cấp 1 triệu đồng
Cách điều trị bệnh viêm tai ở chó mèo tại nhàDị ứng với chó mèo? Nguyên nhân và cách xử lýTop 13 giống chó được nuôi nhiều nhất Việt Nam
Biên tập viên
Bài mới
- Tin tức23 Tháng tư, 202410 tips chụp ảnh thú cưng tại nhà siêu đơn giản, dễ thực hiện
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Khứu giác nhạy cảm của chó đánh hơi được bệnh ung thư
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Cách nuôi và huấn luyện chó Yorkshire Terrier
- Tin tức21 Tháng Một, 20245 mẫu chuồng nuôi chó cảnh thông dụng nhất hiện nay