Rùa là sinh vật cổ đại sống trên trái đất từ ​​250 triệu năm trước. Vào thời cổ đại, người ta thường dùng hình tượng rùa để nói về sự trường thọ. Ở Trung Quốc, Rùa cũng là biểu tượng của sự “trường thọ”. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cũng nghe nói tới một số trường hợp Rùa sống lâu tới mấy trăm năm, thật khiến loài người khâm phục. Hãy cùng tìm hiểu với Bác sĩ thú y nhé.

Mục lục
ẩn
1.
Trường hợp thực tế về tuổi thọ của Rùa

2.
Tại sao rùa sống lâu hơn?

2.1.
Do yếu tố di truyền

2.2.
Ăn chay

2.3.
Liên quan đến các chất đặc biệt trong cơ thể

2.4.
Liên quan đến tập tính của Rùa

3.
Mai rùa

Trường hợp thực tế về tuổi thọ của Rùa

Trường hợp Rùa sống lâu nhất trên thế giới là một cá thể Rụa cạn đực nặng 804 pound (khoảng 249,5 kg), có tên Aldvita, thuộc giống rùa khổng lồ Aldabra. Người ta ước tính Advita sinh năm vào khoảng năm 1750. Chết vào ngày 23 tháng 3 năm 2006, lúc đó “cụ Rùa” này đang được nuôi trong trong vườn thú Ali Perle ở thành phố Kolkata, Ấn Độ. Ước chừng tuổi thọ của chú Rùa khổng lồ này khoảng 255 tuổi.

Ngoài ra, có một trường hợp cũng đi vào huyền thoại ở Vương quốc Anh tên là “Tommy”. Nó đã trải qua sáu đời vua nước Anh, ba đời chủ, trải qua hai cuộc Chiến tranh Thế giới và vụ đắm tàu ​​Titanic, là “chứng nhân” cho bao nhiêu thăng trầm trong vòng hơn một thế kỷ của Thế giới. Ở tuổi 116, “cụ” chưa bao giờ cần gặp bác sĩ thú y. Sở hữu sự khỏe mạnh và mạnh mẽ đến mức đáng kinh ngạc.

Xem thêm  Tiêu chí chọn thức ăn nuôi Cá Rồng Thanh Long chuẩn chỉnh

Tại sao rùa sống lâu hơn?

Do yếu tố di truyền

Tất cả các sinh vật sống đều sở hữu một “đồng hồ sinh học” được xác lập dựa theo yếu tố di truyền quyết định sự phân chia và sinh sản của tế bào, điều này gần như quyết định thời gian sống của sinh vật.

Tế bào người có thể được nhân chia trong hơn 50 chu kỳ và tuổi thọ trên lý thuyết của con người vào khoảng 120 – 150 tuổi, trong khi các tế bào của Rùa có thể phân chia tới hơn 130 chukỳvà tuổi thọ của chúng trên lý thuyết lên đến hơn 300 năm. Rùa có một sức sống rất mạnh mẽ và tim của chúng có thể đập trong 48 giờ liên tiếp khi rời khỏi cơ thể, gấp hàng chục lần so với cơ thể con người.

Ăn chay

Hầu hết các loài Rùa chủ yếu là “ăn chay” và chỉ thỉnh thoảng mới ăn mặn, chẳng hạn như Rùa Galápagos trên các hòn đảo nhiệt đới của Ấn Độ Dương. Chúng chuyên ăn rong biển, xương rồng, rêu và trái cây hoang dã và thỉnh thoảng mới ăn thịt ăn thịt như ốc và tôm. Chúng có tuổi thọ từ 3 – 4 trăm tuổi. Rùa biển nếu hoàn toàn ăn chay, có tuổi thọ từ 1 – 2 trăm năm.

Liên quan đến các chất đặc biệt trong cơ thể

Rùa không những chưa từng bị ung thư mà còn an toàn sau khi bị cấy ghép tế bào ung thư có khả năng sinh sản cao. Điều này đã làm các nhà khoa học vô cùng hoang mang trong nhiều thế kỷ. Gần đây, người ta đã phát hiện ra rằng cơ thể Rùa có chứa một loại Globulin miễn dịch độc nhất vô nhị trong thế giới sinh học, có tác dụng chống bệnh và chống ung thư mạnh mẽ.

Xem thêm  Vẹt Sun Conure non và các giai đoạn phát triển cơ bản

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, “cao Rùa biển” có thể điều trị bệnh ung thư gan nguy hiểm, hoặc ít nhất cũng có thể làm giảm các triệu chứng.

Liên quan đến tập tính của Rùa

Rùa có tính cách trầm lặng, ít hoạt động và rất chậm chạp, “không bon chen với đời.” Do đó, quá trình trao đổi chất của chúng diễn ra chậm, và có rất ít khả năng mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não. Đây là một bí mật to lớn để có thể trường sinh!

Khi nguồn dinh dưỡng khan hiếm, Rùa có thể chịu được đói, khát và hạn hán trong một thời gian dài, và chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền, quá trình trao đổi chất của chúng sẽ suy yếu đi một cách đáng kể để giảm lượng chất dinh dưỡng cần đáp ứng cho cơ thể.

Rùa không chỉ “lười vận động”, chúng còn là “sâu ngủ”. Chúng không chỉ phải ngủ đông ngủ hè cũng cần thiết. Chúng ngủ hơn 15 giờ mỗi ngày và ngủ 10 tháng quanh năm. Không chỉ vậy, Rùa còn “lười biếng” đến mức vượt quá sức tưởng tượng. Nó không cần ăn hay uống trong nhiều tháng, và nằm lì ở một một nơi, không động đậy. Tất nhiên, điều này cũng có liên quan đến khả năng chịu đói của chúng.

Mai rùa

Mai Rùa cứng và dày. Nó không chỉ bảo vệ các cơ quan nội tạng của rùa, thêm vào đó còn giúp che đầu, chân tay và đuôi khi Rùa đối mặt với những nguy hiểm bên ngoài. Cấu trúc cơ thể mạnh mẽ này khiến Rùa không phải “liều mạng” khi đối mặt với kẻ thù, mà chỉ cần rụt cơ thể vào trong mai và kẻ thù sẽ khó mà tìm được sơ hở.

Xem thêm  Các loại thức ăn phù hợp cho chim Bảy Màu là gì?

Tuy nhiên, một số người đã so sánh “Rùa rụt cổ” với những người nhút nhát và hèn yếu. Nhưng nhìn theo góc độ khác, đây thực sự là “lợi thế bẩm sinh” được trời ban tặng cho Rùa.

Những tập tính này của Rùa làm cho nó có thể ứng phó được với môi trường khắc nghiệt của thế giới bên ngoài, từ đó cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng có tuổi thọ cao.

5/5 – (2 bình chọn)

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ 4 con!!!