Các bệnh thường gặp ở rùa nước có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, có 1 số rùa bị bệnh mà chủ nhân lại không phát hiện kịp thời hoặc xem nhẹ dẫn tới rùa bị chết. Dưới đây là 8 bệnh mà petmart.vn muốn nhắc nhở người nuôi rùa cảnh cần chú ý.

Mục lục
ẩn
1.
Rùa bị đuối nước

2.
Rùa bị tổn thương do sương giá

3.
Bệnh thiếu Canxi ở rùa

4.
Bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri

5.
Bệnh do vi khuẩn Pseudomonadaceae

6.
Bênh suy nhược ở rùa cảnh

7.
Các bệnh thường gặp ở rùa nước có bệnh áp xe phổi

8.
Thiếu Vitamin A ở rùa

Rùa bị đuối nước

Chẩn đoán: Xuất hiện hiện tượng tứ chi tê liệt, mất khả năng co duỗi; da có màu vàng nhạt, giống như trạng thái đang ngâm nước. Nếu như bị sặc nước lâu, sau khi vớt lên có thể thấy động tác mở miệng.

Điều trị: Lập tức ép tứ chi vào trong mai nhằm loại bỏ nước ra khỏi cơ thể, sau đó kéo đầu và tứ chi làm động tác duỗi ép giống như đang hô hấp nhân tạo, rồi đưa rùa đến chỗ yên tĩnh ấm áp.

Xem thêm  3 nguyên nhân chính khiến vẹt bị bệnh trầm cảm

Rùa bị tổn thương do sương giá

Chẩn đoán: Phần đầu mút của cơ quan cơ thể xuất hiện các tổn thương do sương giá, phần da bị sương giá biến sắc, có chỗ hình thành hoại tử, trợt da; có chỗ xuất hiện tê liệt mất cảm giác, không thể hoạt động và bơi lội dưới nước.

Điều trị: Đối với rùa bị tổn thương do sương giá thì phải kịp thời duy trì nhiệt độ ở mức ấm áp (5-10oC), sạch sẽ, yên tĩnh, tránh nhiễm trùng.

Bệnh thiếu Canxi ở rùa

Chẩn đoán: Lớp vảy giáp ngoài của mai lưng dần dần xuất hiện hiện tượng bong tróc, mai có hiện tượng mềm đi, không muốn hoạt động thậm chí nằm im bất động, cảm giác thèm ăn giảm sút rõ rệt, có trường hợp co giật ngất đi, cuối cùng mê man đến chết.

Điều trị: Tiêm Canxi gluconate và uống viên Canxi photphat

Bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri

Chẩn đoán: Ở thời kì đầu phát bệnh chỉ quan sát thấy tinh thần suy nhược, mũi, miệng chảy rất nhiều chất dịch màu trắng trong suốt, giảm cảm giác muốn ăn. Giai đoạn cuối của bệnh, chất dịch chảy ra từ miệng, mũi có màu vàng và nhớt dính, mất cảm giác muốn ăn, nằm im bất động, đầu, chân tay duỗi ra, da ở đầu, các chi, hậu môn,v.v…đỏ lên có điểm xung huyết chảy máu.

Điều trị: Tiêm Kanamycin, uống các loại thuốc sulfonamide. Dùng dung dịch thuốc tím, nước muối ăn để rửa.

Xem thêm  Cách kiểm soát tần suất và lượng thức ăn cho rùa Hermann

Bệnh do vi khuẩn Pseudomonadaceae

Chẩn đoán: Không thích vận động, thích nằm im trên bờ, giảm ăn thậm chí bỏ ăn, nôn ói, kiết lị, phân bài tiết ra có dạng mủ màu nâu vàng. Một số có triệu chứng nhiễm trùng máu xuất huyết, cuối cùng đa số sẽ chết.

Điều trị: Cách li, dùng thuốc kháng sinh, thuốc sulfonamide để điều trị, tiêm polymyxin B (hoặc E), Neomycin, uống Polymyxin, Sulfathiazole.

Bênh suy nhược ở rùa cảnh

Chẩn đoán: Rối loạn sinh trưởng phát triển, giảm cân tăng tiến. Thường cách xa nước nằm cạnh bờ, ngừng kiếm ăn, tứ chi và chóp đuôi khô quắt, cạnh diềm của rùa non co rút nhăn lại, cuối cùng suy kiệt mà chế.

Điều trị: Thay nước, khống chế nhiệt độ, cho ăn các loại thức ăn giàu protein như giun say nhuyễn, bột trứng,v.v…nhằm tăng cường sức khỏe cơ thể cho rùa.

Các bệnh thường gặp ở rùa nước có bệnh áp xe phổi

Chẩn đoán: Rùa bệnh giảm ham muốn ăn uống, vận động chậm chạp, thường rời nước lên bờ, đầu duỗi ra phía trước, ngửa lên, ghét nước,  luôn luôn há miệng hoặc biểu hiện hô hấp khó khăn. Trường hợp nghiêm trọng thì mắt sẽ sưng phù thậm chí là bị mù, trên kết mạc mắt có đốm màu trắng, bên trong có dạng mủ màu trắng, quá trình bệnh kéo dài 3-4 ngày cuối cùng đa số sẽ chết.

Điều trị: Tiêm thuốc tiêm Sulfadiazine hoặc tiêm Chloramphenico

Xem thêm  Tuổi thọ của heo cảnh là bao nhiêu năm?

Thiếu Vitamin A ở rùa

Chẩn đoán: Xuất hiện chứng mềm vỏ, một số phát sinh khô mắt, phì đại giác mạc, khô da, niêm mạc biến tính, thường dẫn đến rối loạn chức năng hô hấp, tiêu hóa, hoạt động không linh hoạt, trường hợp nghiêm trọng có thể bị chậm phát triển và giảm sút khả năng sinh sản.

Điều trị: Uống dầu gan cá hoặc vitamin A

2.2/5 – (4 bình chọn)

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ 4 con!!!