Trong quá trình nuôi dưỡng rùa cảnh, bạn cần tẩy giun cho rùa. Vì vô vàn các nguyên nhân từ thức ăn cho rùa đến môi trường sống khiến chúng rất dễ nhiễm kí sinh trùng. Sau khi nhiễm, rùa cảnh cũng vì sự xâm nhập của kí sinh trùng mà có những thay đổi về mặt bệnh lí.
ẩn
Tác hại của các loại ký sinh trùng trên rùa
Các loại kí sinh trùng nguy hiểm với rùa cảnh
Sán rùa
Sán lá ký sinh
Giun tròn
Cầu trùng
Tẩy giun cho rùa định kỳ
Lưu ý khi sử dụng thuốc tẩy giun cho rùa
Dùng hạt bí đỏ tẩy giun cho rùa
Tác dụng của hạt bí đỏ
Vấn đề khi tẩy giun cho rùa bằng hạt bí đỏ
Ví dụ điển hình là việc đi ngoài ra phân có chứa kí sinh trùng của rùa núi Vàng, rùa Tai Đỏ… Trong trường hợp này, chủ nuôi phải thực hiện đủ các đối sách để tiêu diệt kí sinh trùng và các vật trung gian. Cụ thể là tẩy giun cho rùa hoặc dùng các thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.
Rùa vừa có thể là vật chủ, vừa có thể là vật trung gian truyền bệnh của nhiều loài kí sinh trùng. Mặc dù nhiều loài kí sinh trùng không gây ra những bệnh chứng rõ ràng. Nhưng chúng cũng có thể khiến rùa sút cân và tử vong. Hãy theo dõi bài viết của Pet Mart để hiểu rõ hơn nhé.
Tác hại của các loại ký sinh trùng trên rùa
Trong quá trình nuôi dưỡng và nhân giống rùa, cứ 10 người nuôi rùa thì có đến 9 người đều sẽ gặp phải vấn đề kí sinh trùng. Kí sinh trùng có rất nhiều loại như giun tròn, giun đũa, sán dây, cầu trùng và trùng roi… còn kí sinh trùng phổ biến bên trong cơ thể rùa là giun tròn.
Ký sinh trùng sẽ tranh cướp phần thức ăn với rùa dẫn đến rùa bị suy sinh dưỡng, thể chất giảm sút, hủy hoại hệ thống tiêu hóa khiến cho rùa xuất hiện các triệu chứng như chán ăn, rùa bỏ ăn, tiêu chảy, trong phân có chứa kí sinh trùng.
Có một số loài kí sinh trùng còn sẽ giải phóng ra chất đọc làm cho rùa nhiễm độc mãn tính. Nếu như sinh sản với số lượng lớn còn sẽ gây ra tắc nghẽn mạch máu hoặc tắc nghẽn đường ruột, trường hợp nghiêm trọng có thể sẽ làm cho rùa tử vong.
Các loại kí sinh trùng nguy hiểm với rùa cảnh
Sán rùa
Sán có thể lây nhiễm sang rùa cảnh. Sán có vòng đời rất phức tạp và giới hạn địa lí nghiêm ngặt đối với vật trung gian. Khi bị Sán, xung quanh hậu môn có hiện tượng kết màng hoặc có thể thấy trứng Sán trong phân của động vật.
Phương pháp trị liệu là cho uống 75mg Biltricide, 25 – 150mg Bunamidine Hydrochloride. Mỗi tuần 2 lần hoặc dùng các loại thuốc diệt Sán theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Sán nhái dưới da (Spirometra mansoni) sẽ gây các vết sưng tấy mềm. Khi chúng còn ở dạng ấu trùng, có thể loại bỏ thông qua phẫu thuật.
Sán lá ký sinh
Những loài kí sinh trùng đa bào này đều thuộc ngành giun dẹp. Loài Sán lá đơn chủ (chỉ kí sinh trên một vật chủ) kí sinh trên phần mũi, họng và bàng quang của các loài rùa nước. Thường không được coi là bệnh. Chúng cần một vật chứa trung gian. Đã có báo cáo chứng minh chúng có thể kí sinh trên các bộ phận bên trong của các loài rùa nước.
Những kí sinh trùng này thường được coi là không gây hại cho Rùa cạn hoặc các loài Rùa nước ngọt. Chúng ta đều có thể phát hiện trứng của Sán lá đơn chủ hoặc song chủ (di chuyển từ ít nhất 2 vật chủ) trong phân của rùa. Thông thường sẽ không gây ra các bệnh lí lâm sàng.
Rất dễ dùng dung dịch Kẽm Sulfat để kiểm tra Sán lá trong phân rùa. Có thể phát hiện trứng của Sán lá từ phân đã được tiến hành li tâm và kiểm tra các vật chất còn lắng lại. Đối với những chú rùa bệnh, yếu. Nếu số lượng trứng Sán quá nhiều, có thể cho uống Biltricide (Praziquantel) để chữa trị. Sán lá song chủ thường sẽ không bám mãi trên một vật chủ trung gian hoặc vật chủ chính.
Giun tròn
Trên cơ thể rùa luôn có Giun tròn kí sinh. Có mấy loài cần lưu ý. Giun lươn (Strongyloides Stercoralis) thường kí sinh trong đường tiêu hoá của Rùa trong khi ấu trùng lại nằm trên đường hô hấp và khoang mũi. Khắp cơ thể xuất hiện các nốt sưng, mụn sưng. Trong mụn sưng chứa ấu trùng. Từ đó có thể suy đoán, ấu trùng có thể xuyên qua lớp da. Khi tình trạng vệ sinh kém, môi trường ô nhiễm nghiêm trọng sẽ dẫn đến hiện tượng nhiễm kí sinh trùng nặng. Bệnh nghiêm trọng có thể khiến Rùa tử vong.
Còn có rất nhiều loại kí sinh trùng thuộc ngành Giun tròn khác ở Rùa. Xét nghiệm phân có thể phát hiện trứng Giun Capillaria, trứng Giun tóc. Khi cho Rùa ăn phải những côn trùng có chứa kí sinh trùng. Khi thấy Rùa có biểu hiện nhiễm kí sinh trùng. Cần lập tức tiến hành tẩy giun cho rùa.
Ấu trùng của một vài loài Giun tròn có thể xuyên qua da. Vượt qua khoang miệng và tái lây nhiễm. Khi phát sinh tình huống Rùa tái nhiễm bệnh qua con đường này. Không nên để mức độ nhiễm quá nặng rồi mới tiến hành xử lí mà cần lập tức dọn dẹp chất thải. Làm tốt công tác vệ sinh. Như vậy cũng sẽ giúp giảm tỉ lệ nhiễm kí sinh trùng ở Rùa.
Cầu trùng
Theo thống kê, Rùa cạn và Rùa nước có thể nhiễm hơn 30 loại Cầu trùng và kí sinh trùng đường ruột khác nhau. Tuy những loại kí sinh trùng này rất ít khi khiến rùa bị bệnh nhưng khi nhiễm phải, đối với những chú Rùa vốn có thể chất yếu ớt sẽ càng yếu hơn. Thông thường, kí sinh trùng đường ruột an toàn đối với đường hô hấp trên của rùa.
Tẩy giun cho rùa định kỳ
Trong quá trình nuôi dưỡng hàng ngày, tuyệt đối không được cho rùa ăn các thực phẩm đã ôi thiu. Các loại rau quả phải được rửa sạch sẽ rồi mới cho ăn. Đối với rùa mới mua về, nhất là rùa hoang dã. Nên trộn lẫn thức ăn với một chút thuốc tẩy giun cho rùa như Levamisole, Biltricie, thuốc Metronidazole, thuốc viên Albendazole
Trên thị trường hiện nay đều có bán các loại thuốc tẩy giun chuyên dụng cho Bò sát, hiệu quả khá tốt nhưng giá cả hơi cao. Đối với những chú rùa bình thường hay ăn các loại mồi sống như cá sống, tôm sống, giun… Nên cho tẩy giun mỗi năm 2 lần để ngăn chặn nội kí sinh trùng. Trước khi cho ăn có thể đem thức ăn đặt dưới ánh đèn tia cực tím một thời gian để tiêu diệt kí sinh trùng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc tẩy giun cho rùa
Rất nhiều người nuôi dưỡng và nhân giống rùa sẽ lựa chọn sử dụng thuốc tẩy giun để loại bỏ kí sinh trùng, như thuốc … nhưng liều lượng thuốc sử dụng trên cơ thể rùa của các loại thuốc này lại không có một tiêu chuẩn nào cả. Rất nhiều người nuôi dưỡng và nhân giống rùa sẽ căn cứ vào kinh nghiệm để tiến hành cho uống thuốc.
Như vậy thì sẽ xuất hiện 2 vấn đề, thứ nhất là liều lượng không đủ thì sẽ không đạt được hiệu quả tẩy giun. Thứ hai sử dụng thuốc tẩy giun cho rùa quá liều lượng sẽ sinh ra chất độc làm tổn hại đến gan và đường tiêu hóa. Chính vì vậy, trước khí sử dụng hãy nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ thú y.
Dùng hạt bí đỏ tẩy giun cho rùa
Tác dụng của hạt bí đỏ
Ngoài việc dùng các loại thuốc tẩy giun cho rùa, người nuôi và nhân giống rùa còn sẽ sử dụng hạt bí đỏ để tiến hành loại bỏ ký sinh trùng. Tuy nhiên công hiệu cũng mỗi người nói một kiểu khá rối ren. Sau đây, Pet Mart sẽ đưa đến cho mọi người cái nhìn từ góc độ thành phần của hạt bí đỏ để xem chúng có thật sự có hiệu quả hay không.
Trong đông y, hạt bí đỏ có tác dụng tẩy giun, lợi sữa, làm khỏe mạnh lá lách và lợi tiểu, dùng để điều điều trị các bệnh sán dây, giun đũa, giun móc, phù nề sau sinh… cũng có hiệu quả rõ rệt. Thành phần có chứa 16 loại Axit Amin, Vitamin và khoáng chất.
Còn có thành phần có tác dụng tẩy giun là Cucurbitin, cơ chế hoạt động của thành phần này là phân đoạn sau khi sán dây tê liệt cảm giác sẽ khiến cho sán dây dễ dàng bài tiết ra ngoài cơ thể.
Do đó nó hoạt động như một loại thuốc tẩy giun cho rùa. Đối với Sán lá, thì thông quá ức chế sự tăng trưởng và phát triển của ấu trùng, làm cho khả năng sinh sản của con trưởng thành bị giảm, giảm bớt trứng giun sán.
Vấn đề khi tẩy giun cho rùa bằng hạt bí đỏ
Trong nghiên cứu khoa học, tác dụng của hạt bí đỏ trong điều trị kí sinh trùng ở gia súc, gia cầm, mèo và rùa, ba ba cũng khá lý tưởng. Nhưng trong sản xuất thực tế, hiệu quả lại không chắc chắn là hiệu quả, vấn đề có thể nằm ở các khía cạnh sau:
Phương pháp sử dụng hạt bí đỏ có sai lầm. Hạt bí đỏ vốn dĩ là chất xơ thô khó tiêu hóa. Trong trường hợp mắc bệnh ký sinh trùng, nếu như cho rùa ăn trực tiếp nguyên cả hạt, không chỉ không đạt được tác dụng tẩy giun cho rùa mà còn có thể làm tăng gánh nặng lên đường tiêu hóa. Đồng thời gây ra viêm đường tiêu hóa, làm bệnh tình trầm trọng hơn.
Không xác định được rõ loài ký sinh trùng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạt bí đỏ có tác dụng tốt nhất đối với sán dây, giun đũa và sán lá máu. Do đó nên thực hiện kiểm tra bằng kính hiển vi phân của rùa bị bệnh. Sau khi xác định rõ ràng các loại ký sinh trùng thì mới chọn phương pháp tẩy giun cho rùa hiệu quả.
Hạt bí đỏ không thích hợp dùng cho rùa mắc bệnh nghiêm trọng. Các tính chất dược liệu của hạt bí đỏ ôn hòa, không phát huy hiệu quả nhanh như thuốc tẩy giun cho rùa. Tuy nhiên, tác dụng phụ độc hại lại nhỏ. Có thể được sử dụng trên cá thể rùa mắc bệnh mức độ nhẹ, nhưng một số rùa bị bệnh vô phương cứu chữa thì vẫn kiến nghị sử dụng thuốc tẩy giun và sử dụng hạt bí đỏ để hỗ trợ điều trị.
Biên tập viên
Bài mới
- Tin tức23 Tháng tư, 202410 tips chụp ảnh thú cưng tại nhà siêu đơn giản, dễ thực hiện
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Khứu giác nhạy cảm của chó đánh hơi được bệnh ung thư
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Cách nuôi và huấn luyện chó Yorkshire Terrier
- Tin tức21 Tháng Một, 20245 mẫu chuồng nuôi chó cảnh thông dụng nhất hiện nay