Hiện nay trên thế giới người nuôi chó sinh sản và các nhà chăn nuôi đã có những mối liên hệ gắn kết mật thiết trên quan điểm bảo tồn giống chó thuần chủng một cách hiện đại. Trong phạm vi bài viết nhỏ Pet Mart sẽ đề cập đến các quy định khoa học về chăn nuôi và phát triển chó của Hiệp Hội nuôi chó quốc tế FCI ban hành từ năm 1996. Và đã được các Hiệp hội nuôi chó các nước công nhận.
ẩn
Người nuôi chó có nghĩa vị và trách nhiệm gì?
Quy định về tiêu chuẩn giống chó
Các bước phối giống chó mà người nuôi cần thực hiện
Quy định cho người nuôi chó trong mục đích thương mại
Quy định về chi phí vận chuyển, nuôi dưỡng
Quy định cho người nuôi chó trong việc nhân giống
Quy định về xác nhận dịch vụ phối giống
Thanh toán phí phối giống
Trường hợp chó cái không đậu thai
Quy định nuôi chó khi thụ tinh nhân tạo
Quy định cho người nhận nuôi chó con của FCI
Quy định cấp giấy FCI chứng nhận cho chó con
Quy định về nuôi chó của các quốc gia thành viên
Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam
Tìm hiểu về giấy VKA
Người nuôi chó có nghĩa vị và trách nhiệm gì?
Người nuôi chó có quyền cho lai tạo các giống chó thuần chủng và các giống chó sinh sản theo yêu cầu. Tạo các thế hệ chó con phát triển nhất. Dựa trên sự chọn lọc những giống đạt tiêu chuẩn. Không dị tật và có tố chất cao nhất về thể lực và trí tuệ. Những chú chó làm giống phải qua sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ của Ban chăn nuôi chọn lọc giống của Hiệp hội chó. Chúng sẽ được đánh số riêng để theo dõi. Những chú chó không đạt yêu cầu đều phải loại bỏ.
Người nuôi chó không phải chịu trách nhiệm sau khi đã làm đầy đủ trách nhiệm và các quy định trên khi chó đã chuyển cho chủ nuôi. Chó xuất đi nước ngoài phải làm Passport , thủ tục tương tự như sổ y tế trong nước và đánh dấu thêm bằng gắn Microchip dưới da.
Tuy Hiệp hội nuôi chó quốc tế và của từng quốc gia là các Tổ chức phi chính phủ, nhưng có đủ quyền hạn về pháp lý để quản lý kỹ thuật, khoa học. Bảo đảm cho một giống chó thuần chủng tồn tại và phát triển. Hiệp hội nuôi chó các nước và quốc tế cũng là một thể thống nhất. Quan hệ hỗ trợ phát triển thường xuyên.
Quy định về tiêu chuẩn giống chó
Chỉ những chú chó được xác nhận là mạnh khoẻ mới được sử dụng để nhân giống. Mang các đặc trưng về tính cách của loài. Không có bất kỳ các dấu hiệu nào của các khuyết tật và các bệnh di truyền. Không làm ảnh hưởng tới sức khỏe và chức năng của những thế hệ sau.
Tất cả các thành viên và những đối tác hợp đồng của FCI đều được yêu cầu thực hiện. Việc này để ngăn ngừa sự lan rộng của sự suy giảm của sức khoẻ và chức năng của những chú chó. Những chú chó có những lỗi phải loại trừ.
Cụ thể như sức khoẻ không tốt, chó bị điếc hoặc mù bẩm sinh, sứt môi, hở vòm miệng, suy giảm nặng về răng hoặc hàm bị dị tật, động kinh, tinh hoàn ẩn hoặc thiếu tinh hoàn. Các chú chó nhiễm bệnh bạch tạng, màu lông không phù hợp hoặc bị chẩn đoán các bệnh về tuyến sinh sản. Chúng sẽ không được dùng để sinh sản.
Các bước phối giống chó mà người nuôi cần thực hiện
Các chú chó cho phối giống với nhau người nuôi tự phải chọn lọc. Bảo đảm không cận huyết, đồng huyết. Khi quyết định phối giống chó phải có trách nhiệm thông báo để bác sĩ thú y do Hiệp hội chỉ định đến kiểm tra phả hệ. Đồng thời làm biên bản Giám định phối giống. Làm 3 bản:
- 1 bản gửi cho Hiệp hội
- 1 bản người nuôi chó giữ FCI
- 1 bản Bác sĩ thú y lưu
Tiếp đó, người nuôi chó cần cung cấp các thông tin:
- Ngày, giờ cho phối giống
- Dự kiến thời gian sinh
Mục đích của quy định này là đảm bảo tính chính xác. Hợp pháp và quyền lợi của người mua. Khi chó sinh phải có mặt bác sĩ thú y chứng kiến. Kiểm tra xem sinh được bao nhiêu con. Sau đó ghi vào biên bản giám định sinh sản.
Chó con được 45 ngày tuổi phải được tiêm vaccine mũi thứ nhất. Tẩy giun cho chó để đảm bảo cơ bản về sức khỏe phát triển thể chất. Toàn bộ các loại vaccine tiêm phòng cho chó đã dùng phải dán tem, nhãn thuốc vào sổ sức khỏe. Ghi rõ ngày tiêm, thời hạn hiệu lực của thuốc. Có ký tên và đóng dấu của bác sĩ thú y .
Sau 7 tuần phải đánh dấu số thứ tự vào tai chó. Đúng theo số thứ tự đăng ký của Hiệp hội chó quốc tế được cấp sau khi người nuôi chó gửi các giấy tờ Giám định phối giống và sinh sản. Chó con chỉ được đánh dấu khi cả chó bố, mẹ đều có giám định về nguồn gốc, phả hệ. Chó không rõ nguồn gốc không đuợc đánh dấu và sẽ không được cấp Giấy chứng nhận phả hệ. Chỉ được phép xuất chó con trên 8 tuần tuổi. Chó phải được tiêm vaccine nhắc lại hoàn chỉnh mũi thứ 2.
Quy định cho người nuôi chó trong mục đích thương mại
Các nhà buôn chó và nuôi chó cho mục đích thương mại thì không được cấp phép đảm trách việc nuôi chó tại các quốc gia thành viên và các đối tác theo hợp đồng của FCI. Các quyền và nghĩa vụ giữa chủ chó cái và chó đực được điều chỉnh bởi luật pháp của mỗi quốc gia.
Các quy định được thiết lập bởi các Hiệp hội chó giống quốc gia. Các tổ chức, câu lạc bộ người nuôi chó và các thoả thuận cá nhân. Trong trường hợp các quy định và thoả thuận này không được thiết lập, Quy định về nuôi chó của FCI sẽ có hiệu lực.
- Người nuôi và chủ chó đực giống nên đàm phán bằng văn bản trước khi thực hiện nuôi. Trong đó, các nghĩa vụ tài chính của các bên nên được xác định rõ.
- “Người chủ” của chó giống là người có sở hữu về mặt pháp lý đối với con vật. Người sở hữu chó có thể chứng minh việc đó thông qua các chứng từ sở hữu. Các đăng ký có giá trị cũng như khai sinh của con chó.
- “Đại diện của chó đực giống” có thể là người chủ hoặc người được uỷ quyền.
Quy định về chi phí vận chuyển, nuôi dưỡng
Việc này được khuyến cáo với người nuôi chó cái. Hoặc những người được chủ chó cái tin tưởng. Được giao cho mang chó cái tới chỗ chó giống và mang về. Nếu chó cái phải ở lại chỗ chó giống hoặc đại diện của chó đực giống trong vài ngày, người chủ của chó cái sẽ phải chịu các nghĩa vụ tài chính. Bao gồm:
- Chi phí cho việc mua thức ăn cho chó .
- Phí trông giữ.
- Phí chăm sóc của bác sĩ thú y.
- Các thiệt hại do chó cái gây ra với nơi cư trú hoặc nơi ở của đại diện của chó đực giống.
- Chi phí vận chuyển chó cái trở về.
Tuỳ theo các điều luật ở các nước khác nhau. Những người chịu trách nhiệm trông coi và chăm sóc chó sẽ phải chịu các nghĩa vụ pháp lý. Liên quan đến các bên thứ 3 trong suốt thời gian trông coi. Người chủ/ đại diện của chó đực giống cần quan tâm tới vấn đề này. Trong việc áp dụng các điều khoản bảo hiểm trách nhiệm cá nhân cho vật nuôi.
Nếu chó cái chết, đại diện của chó đực giống sẽ phải chịu trách nhiệm. Xác minh nguyên nhân gây ra cái chết. Nếu chủ chó cái muốn nhìn/nhận lại chó cái đã chết, đại lý chó giống sẽ không được từ chối. Nếu cái chết của chó cái là do sự cẩu thả của đại lý chó giống, đại lý chó giống sẽ có trách nhiệm đền bù thiệt hại tổn thất cho chủ chó cái.
Nếu đại lý chó giống được xác định là không có trách nhiệm liên quan đến cái chết của chó cái, người chủ chó cái có quyền yêu cầu đại lý chó giống hoàn lại các chi phí đã phát sinh do chó cái đã chết.
Quy định cho người nuôi chó trong việc nhân giống
Đại diện của chó đực giống có nghĩa vụ cho chó cái giao phối với chó đực đã được thoả thuận trong hợp đồng. Nếu chó đực không thể giao phối, đại diện của chó đực giống sẽ không được quyền cho các con chó đực khác giao phối thay thế. Việc cho chó cái giao phối với nhiều hơn 1 con chó đực trong một kỳ động dục luôn bị cấm.
Trường hợp chó cái phối giống ngoài ý muốn với 1 chó đực khác, đại diện của chó giống phải thông báo và hoàn trả lại toàn bộ chi phí cho chủ chó cái. Đồng thời, việc chó đực đã được thoả thuận trước phối giống tiếp tục với chó cái bị cấm. Trong trường này, đại diện của chó đực giống không được quyền tính phí phối giống với chủ chó cái.
Quy định về xác nhận dịch vụ phối giống
Đại diện của chó đực sẽ thông báo bằng văn bản. Nêu rõ về việc thực hiện phối giống với chó đực. Bằng việc xác nhận này, người đại diện của chó giống xác nhận rằng họ đã tận mắt nhìn thấy việc phối giống. Nếu có một cơ quan giữ quyển sổ theo dõi để thực hiện việc đăng ký cho chó con cùng với các tài liệu cụ thể khác, quyển sổ này sẽ được giao cho người chủ chó cái.
Việc này nhằm để lấy chính xác các thông tin cần thiết trước khi yêu cầu đại diện của chó đực giống ký xác nhận. Các thông tin xác nhận về dịch vụ phối giống yêu cầu phải có như sau:
- Tên và sổ đăng ký và số hiệu của chó đực giống.
- Tên và sổ đăng ký và số hiệu của chó đực giống.
- Tên và địa chỉ của chủ/đại diện của chó đực giống.
- Tên và địa chỉ của chủ chó cái tại thời điểm phối giống hoặc tại thời điểm chó cái được mua lại.
- Địa điểm và thời gian phối giống.
- Chữ ký của đại diện của chó giống và chủ chó cái.
- Nếu cơ quan giữ quyển sổ theo dõi để thực hiện việc đăng ký cho chó con yêu cầu bản công chứng hoặc bản sao giấy khai sinh của chó đực giống, yêu cầu này sẽ được chuyển cho đại lý của chó đực giống để hoàn thiện các chứng từ cần thiết. Hoàn toàn miễn phí đối với chủ chó cái.
Thanh toán phí phối giống
Chủ chó đực giống có thể từ chối ký xác nhận phối giống trước khi phí phối giống đã thoả thuận được chi trả. Tuy nhiên, không được phép giữ chó cái lại để làm tin. Nếu chó đực giống không thực hiện việc phối giống vì bất cứ lý do gì hoặc chó cái không chịu phối giống, việc phối giống không được thực hiện, chủ chó đực giống không có quyền đòi phí phối giống. Nhưng có quyền đòi các phí khác như đã mô tả ở trên.
Ngoài phần phí phối giống đã thoả thuận, chủ chó đực không có quyền liên quan đến chó con của chủ chó cái. Cụ thể, họ không có quyền lấy chó con. Tuy nhiên, theo thoả thuận giữa hai bên về việc phí phối giống được trả bằng chó con. Việc thoả thuận này cần phải được lập bằng văn bản trước khi phối giống. Văn bản thoả thuận cần phải có các điều khoản cụ thể sau:
- Ngày mà chủ chó giống có thể chọn chó con.
- Ngày mà chủ chó giống có thể bắt chó con đã chọn.
- Ngày mà chủ chó giống phải chọn chó con. Sau ngày mà chủ chó giống có thể chọn chó con đã qua.
- Ngày mà chủ chó giống phải bắt chó con đã chọn. Sau ngày mà chủ chó giống có thể bắt chó con đã qua.
- Thoả thuận về phí vận chuyển chó con.
- Các điều khoản cụ thể cho trường hợp chó con bị chết non. Chỉ có 1 con chó con còn sống. Hoặc trong trường hợp chó con đã chọn chết trước khi chủ chó đực bắt về.
Trường hợp chó cái không đậu thai
Sau khi việc phối giống được thực hiện, chó đực giống được coi là đã hoàn thành nghĩa vụ. Chủ chó đực giống có quyền thu phí phối giống. Việc này không liên quan đến sau đó chó cái có thai hay không. Nếu chó phối giống lần đầu không thụ thai, chủ chó đực có thể chịu một lần cho phối giống miễn phí trong kỳ động dục tiếp theo. Hoặc hoàn lại một phần phí phối giống đã thu. Các thoả thuận cần phải làm bằng văn bản. Có nêu trong hợp đồng trước khi thực hiện phối giống.
Thời hạn cho lần phối giống miễn phí được tính tới khi chó đực giống chết. Hoặc chuyển cho chủ mới hoặc cho đến khi chó cái chết. Nếu chứng minh chó đực không có đủ khả năng sinh sản tại thời điểm phối giống, chủ chó cái có thể yêu cầu hoàn lại phí phối giống.
Quy định nuôi chó khi thụ tinh nhân tạo
Sự thụ tinh nhân tạo sẽ không được sử dụng trên những chú chó đã có khả năng sinh sản tự nhiên trước đó. Ngoại trừ những trường hợp cụ thể. Cho cả con đực hoặc con cái chưa thực hiện sinh sản tự nhiên. Có thể được thực hiện dưới sự đồng ý của Hiệp hội/câu lạc bộ chó giống quốc gia.
Chó cái được thực hiện thụ tinh nhân tạo, bác sĩ thú y lấy tinh dịch của chó đực giống phải cung cấp xác nhận. Nói rõ bằng văn bản tới tổ chức giữ sổ theo dõi. Thực hiện đăng ký cho chó con. Trong đó phải nêu rõ rằng tinh trùng sạch, đông lạnh đã được lấy từ chó đực giống đã được thoả thuận. Đại diện cho chó đực giống sẽ phải cung cấp miễn phí các tài liệu đã nêu trong mục 8 cho chủ chó cái.
Chi phí cho việc lấy tinh và thụ tinh nhân tạo do người nuôi chó cái chịu. Bác sĩ thú y thực hiện việc thụ tinh phải xác nhận với tổ chức cấp phép. Nội dung về việc chó cái đã được thụ tinh nhân tạo với tinh trùng của chó đực giống đã lựa chọn.
Bản xác nhận cũng cần nêu rõ địa điểm, ngày tháng thực hiện việc thụ tinh. Nêu tên và số sổ đăng ký của chó cái và tên chủ của chó cái. Người nuôi chó đực giống cho tinh trùng cần phải ký vào xác nhận phối giống. Nhằm bổ sung cho xác nhận của bác sĩ thú y thực hiện việc thụ tinh nhân tạo.
Quy định cho người nhận nuôi chó con của FCI
Chó con của chó bố mẹ thuần chủng trong cùng một loài chó đã được cấp chứng nhận của FCI, được cấp bởi cơ quan cấp giấy phép cấp quốc gia. Chứng nhận này không gồm các điểm giới hạn hay loại trừ. Được coi là thuần chủng. Sau đó sẽ được cấp giấy chứng nhận khai sinh của FCI.
Theo thông lệ, chó con được bán hoặc chuyển nhượng ra nước ngoài cũng được cấp giấy chứng nhận. FCI công nhận các giấy khai sinh dựa trên chứng nhận về nguồn gốc của chó bố mẹ hơn là ghi nhận theo chất lượng của con chó được đăng ký.
Quy định cấp giấy FCI chứng nhận cho chó con
Mỗi chú chó được nuôi và đăng ký được cấp các bằng chứng chứng minh vô thời hạn. Các xác nhận này được ghi trong khai sinh của con chó. Về nguyên tắc, chó con được đăng ký khai sinh tại quốc gia nơi người chủ chó cái sinh sống. Chúng sẽ mang tên theo hiệp hội nơi đó. Nếu nơi cư trú của người chủ không được xác định rõ ràng, người chủ chó cái có quyền đăng ký cho đàn chó con tại quốc gia nơi họ sinh sống vào thời điểm phối giống. Nếu như các yêu cầu sau được thoả mãn:
- Người chủ tuân theo các yêu cầu về nuôi chó tại câu lạc bộ chó giống của quốc gia. Nơi họ sinh sống tại thời điểm phối giống.
- Người chủ cung cấp được xác nhận bởi chính quyền địa phường tại nơi họ sinh sống. Không ngắt quãng tại quốc gia đó trong thời gian ít nhất là 6 tháng.
Câu lạc bộ chó giống nơi người chủ sinh sống sẽ thực hiện đăng ký cho chó con. Được cấp sổ theo dõi, giấy khai sinh cho chó con với tên người chủ chó và địa chỉ nơi người chủ sinh sống. Trường hợp ngoại lệ là người nuôi chó cư trú ở quốc gia không được FCI chấp thuận cấp giấy phép.
Có thể thực hiện việc đăng ký tại quốc gia nơi đã được FCI chấp thuận. Tất cả chó con được đăng ký đầy đủ. Bao gồm cả các con chó con đã có sau ngày nộp đơn xin đăng ký. Giấy khai sinh (Pedigrees), là bằng chứng về nguồn gốc. Chỉ được cấp cho các chú chó có dòng dõi rõ ràng, đúng đắn.
Thông thường, một chú chó cái chỉ được phối giống với 1 con chó đực trong 1 lứa chó con. Trong trường khác biệt, câu lạc bộ chó giống yêu cầu người chủ chó thực hiện các xét nghiệm về DNA. Người chủ sẽ chịu các chi phí xét nghiệm đó.
Quy định về nuôi chó của các quốc gia thành viên
Các quy định của các quốc gia thành viên và các đối tác theo hợp đồng có thể nhiều hơn các quy định của FCI. Nhưng không được mâu thuẫn, trái ngược với Quy định về nuôi chó của FCI.
Các quy định về nuôi chó Quốc tế của FCI năm 1979 thay thế các Quy định về nuôi chó Monaco năm 1934. Trong trường hợp có sự khác biệt liên quan đến việc dịch thuật của văn bản, bản tiếng Đức của Quy định này được ưu tiên làm bản gốc.
- Được phê chuẩn bởi Hội đồng FCI vào ngày 11 và 12 tháng 06 năm 1979 tại Bern.
- Các bản dịch được thực hiện bởi Ủy ban pháp luật tại Winterthur vào ngày 22 tháng 01 năm 1990.
Một số điểm chữ đậm được phê chuẩn bởi Hội đồng FCI tại Rome, tháng 10 năm 2006. Các sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.
Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam
Việt Nam muốn bắt đầu việc nhân giống và quản lý giống chó thuần chủng không thể không thành lập Hiệp Hội người nuôi chó chính thức tuân thủ các quy định quốc tế. Các quy định về nuôi chó của quốc tế FCI được áp dụng cho tất cả các quốc gia thành viên và các đối tác theo hợp đồng của FCI.
Điều này có nghĩa việc nuôi chó chỉ có thể tiến hành với các giống chó đã được đăng ký. Có tính cách tốt, sức khoẻ tốt. Liên quan đến các chức năng và đặc tính di truyền cần thiết. Được theo dõi hoặc đăng ký đầy đủ với FCI. Thêm vào đó, chúng cần phải có các yêu cầu cụ thể bởi từng thành viên hoặc đối tác theo hợp đồng của FCI.
- Ngày 13 tháng 02 năm 2008, Bộ Nội vụ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra quyết định số 105/QĐ-BNV phê chuẩn việc thành lập Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam VKA.
- Ngày 14/10/2010, VKA được chấp thuận gia nhập FCI (Liên đoàn Chó giống quốc tế) trở thành thành viên hợp đồng của FCI.
Tìm hiểu về giấy VKA
Để được cấp các loại giấy VKA cho chó chứng nhận thuần chủng này, các trại chó giống đều phải đáp ứng các điều kiện khắt khe của VKA. Vì vậy, nếu bạn mua chó có giấy VKA, bạn sẽ được đảm bảo về độ thuần chủng của chú chó mà bạn mua. Giấy được cấp có thể có màu đỏ (mọi loại giống) hoặc màu xanh dương (dành cho các giống chó bản địa Việt Nam)
Cho đến nay, Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam vẫn đang hoạt động rất tích cực. Nhiều giống chó đã được công nhận và tham gia Dog Show . Được bảo vệ độ thuần chủng như Husky, Phốc sóc, Rottweiler, Poodle, Corgi, chó Phú Quốc…
Biên tập viên
Bài mới
- Tin tức23 Tháng tư, 202410 tips chụp ảnh thú cưng tại nhà siêu đơn giản, dễ thực hiện
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Khứu giác nhạy cảm của chó đánh hơi được bệnh ung thư
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Cách nuôi và huấn luyện chó Yorkshire Terrier
- Tin tức21 Tháng Một, 20245 mẫu chuồng nuôi chó cảnh thông dụng nhất hiện nay