Chim non còn nhỏ, sức đề kháng còn rất yếu. Hơn nữa cơ thể vẫn chưa hoàn toàn trưởng thành. Vì thế cách chăm sóc chim non khác với chim trưởng thành. Đòi hỏi ngươi nuôi cần cẩn thận và chú ý nhiều hơn. Việc ăn uống vì thế mà cần nhiều công phu hơn. Cần dựa theo nhu cầu sinh trưởng của chim cảnh mà đáp ứng. Môi trường nuôi dưỡng các loài chim non cũng cần duy trì sạch sẽ và khô ráo, phòng ngừa bệnh tật. Bài viết hôm nay, petmart.vn sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết vô cùng quan trọng cần chú ý trong cách chăm sóc chim non tại nhà.
ẩn
Chế biến thức ăn cho chim non
Chú ý nhiệt độ môi trường
Cách chăm sóc chim non khi bị bệnh và điều trị
Viêm nang diều tiêu chảy
Da mỏ chảy máu
Cách chăm sóc chim non khi bị ngã
Cách chăm sóc chim non khi bị muỗi đốt
Chế biến thức ăn cho chim non
Chế biến thức ăn là điều quan trọng quyết định chú chim có thể thích ứng được với thức ăn công nghiệp hay không. Đặc biệt là chim non. Căn cứ theo nhu cầu sinh trưởng và phát triển, thức ăn cho chim non được chế biến theo tỉ lệ: Kê vàng 50%, bột đậu xanh 10%, trứng gà chín 10% , rau xanh 20%, bột xương 10%.
Chú ý nhiệt độ môi trường
Tuần đầu tiên khi chim non mới tách khỏi bố mẹ, cách chăm sóc chim non tốt nhất là giữ ấm cho chúng. Chim non thời kì lông trước, cơ thể của chúng vẫn chưa trưởng thành khỏe mạnh. Chúng vẫn không thể điều tiết được thân nhiệt. Khi nuôi chim non nhân tạo, nhiệt độ môi trường không nên thấp dưới 35°C.
Cần chú ý đến sự khô ráo lồng chim, ổ chim và môi trường. Khi dọn dẹp lồng, thường thì không cần dùng nước. Lồng chim nên được đem phơi nắng thường xuyên. Môi trường cần thông thoáng, đặc biệt là càng phải duy trì khô ráo vào mỗi mùa mưa. Nếu như môi trường sống của chim non quá ẩm, chúng sẽ chậm lớn. Hơn nữa sẽ dễ mắc bệnh kí sinh trùng và các bệnh khác.
Cần chú ý vệ sinh hằng ngày, đặc biệt cần chú ý đến sự tươi mới của thức ăn. Ngoài ra, cần dọn dẹp sạch sẽ cóng ăn, cóng uống và cóng ăn vặt. Mỗi ngày đều phải làm sạch lồng và dụng cụ ăn uống. Không được để phân, nước tiểu lẫn vào cóng uống. Duy trì và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Chỉ có tăng cường vệ sinh ăn uống và môi trường sạch sẽ mới có thể có lợi cho chim non phát triển khỏe mạnh.
Cách chăm sóc chim non khi bị bệnh và điều trị
Viêm nang diều tiêu chảy
Triệu chứng: tiêu chảy, tinh thần kém, không có hứng ăn. Tiếng hót yếu ớt, lông xơ xác, cơ thể không có sức. Các bộ phận sẽ xuất hiện như miệng có mùi lạ. Sờ vào diều thấy trong diều có vật cứng hoặc là đã quá 24 giờ mà thức ăn vẫn không thể tiêu hóa.
Đầu tiên cần dừng cho chim ăn trước. Nếu như trong diều vẫn còn thức ăn tồn đọng thì cẩn thận dùng xilanh đầu dài, bơm một lượng nước muối sinh lý nhỏ vào trong diều. Nhẹ nhàng xoa bóp diều để cho thức ăn mềm ra. Sau đó dùng xilanh hút thức ăn tích tụ ra ngoài.
Da mỏ chảy máu
Nếu phát hiện da mỏ chảy máu hãy bắt chim non ra, kiểm tra tình trạng vết thương. Nếu như lượng máu chảy ít thì có thể cầm máu đơn giản. Thường thì 2 – 3 ngày sẽ có thể hồi phục hoàn toàn. Nếu như chảy máu ở gần phần mắt hoặc những phần khá quan trọng thì cần phải lưu ý nhiều hơn, đừng để vết thương bị viêm.
Cách chăm sóc chim non khi bị ngã
Khi chim non học bay hoặc chơi đùa thường sẽ xuất hiện tình huống bị ngã, va chạm. Lúc này hãy đỡ chim lên trước, cẩn thận kiểm tra những phần chịu lực một cách nhẹ nhàng xem có bị trẹo, gãy xương không.
Nếu như bị trẹo, gãy xương thì nên căn cứ theo cách xử lý ngoại thương để xử lý vết thương trẹo, gãy xương. Nếu như chim non phản ứng chậm chạp, nhưng không có ngoại thương rõ ràng thì có thể là va chạm bị choáng. Nên thả chim vào trong lồng trước, giữ ấm để cho chúng nghỉ ngơi một thời gian rồi quan sát.
Cách chăm sóc chim non khi bị muỗi đốt
Bôi một chút thuốc mỡ tra mắt ở chỗ vết cắn. Một lượng nhỏ có thể không không chế được thì chủ nuôi chỉ có thể tìm đến bác sĩ thú y giúp đỡ. Nhất định phải có biện pháp phòng chống muỗi cho chim non. Chỉ cần chỗ bị đốt không phải là mắt và không bị viêm thì 2 – 4 ngày sẽ sự biến mất. Cách chăm sóc chim non không quá phức tạp nếu bạn hiểu rõ các đặc điểm và quá trình phát triển của chúng. Không chỉ đơn thuần là biết cách nuôi chim cảnh sinh sản, bạn còn phải biết cách chăm sóc con của chúng nữa.
Mỗi loài động vật nhỏ đều rất yếu ớt. Người nuôi nhất định phải quan tâm và chăm sóc chúng nhiều hơn. Đặc biệt là những chú chim chích chòe than, chim chào mào, chim sáo, bồ câu… non được nuôi và nhân giống phổ biến nhất hiện nay.
Biên tập viên
Bài mới
- Tin tức23 Tháng tư, 202410 tips chụp ảnh thú cưng tại nhà siêu đơn giản, dễ thực hiện
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Khứu giác nhạy cảm của chó đánh hơi được bệnh ung thư
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Cách nuôi và huấn luyện chó Yorkshire Terrier
- Tin tức21 Tháng Một, 20245 mẫu chuồng nuôi chó cảnh thông dụng nhất hiện nay