Nhện Tarantula là một loài thú cưng mới du nhập vào thị trường Việt Nam vài năm gần đây. Cùng với các loài bò sát, nhện cảnh được nhiều bạn trẻ săn lùng vì độc lạ. Tuy nhiên cũng như các loài động vật khác, Tarantula cũng có thể mắc bệnh nếu không được chăm sóc đúng cách. Trong đó bệnh nấm mốc và giun tròn là hai bệnh phổ biến nhất.
ẩn
Bệnh nấm mốc ở nhện Tarantula
Điều trị bệnh nấm mốc
Bệnh giun tròn ở nhện Tarantula
Điều trị bệnh giun tròn
Vậy những bệnh này có triệu chứng là gì? Phải làm gì khi phát hiện nhện Tarantula mắc bệnh? Một số kinh nghiệm sau đây của petmart.vn sẽ giúp bạn giải quyết nhanh chóng.
Bệnh nấm mốc ở nhện Tarantula
Bệnh nấm mốc thường gặp ở nhện Tarantula thường xuyên sống trong môi trường có độ ẩm và nhiệt độ cao. Một khi phát hiện bệnh, người nuôi cần xử lý nhanh chóng. Nếu để vi khuẩn lan tới các cơ quan nội tạng thì có thể gây tử vong.
Nhện bị bệnh phần yếm, bụng hoặc phần dưới các chân xuất hiện các mảng lông màu trắng hoăc vàng. Nhiều con nhện có biểu hiện cọ xát người vào vật cứng xung quanh nhằm loại bỏ những mảng nấm gây khó chịu.
Vi khuẩn gây bệnh thường lây lan đến phổi trước tiên, sau đó là các bộ phận nội tạng. Gây hủy hoại hệ thống tuần hoàn của nhện. Do đó khi nuôi nhện cần có môi trường thoáng khí, nhiệt độ và độ ẩm vừa đủ.
Điều trị bệnh nấm mốc
Nếu phát hiện sớm và tình trạng không quá nghiêm trọng, người nuôi nên thay chuồng mới cho nhện Tarantula. Chuồng mới phải sạch sẽ, thông khí tốt, khô ráo, tránh ẩm ướt. Điều này làm giảm nguy cơ lây lan mầm bệnh và loại bỏ bào tử nấm đang tồn tại. Có thể tận dụng chuồng nuôi bò sát cho nhện cảnh.
Phương pháp điều trị được các bác sĩ thú y khuyến cáo bao gồm sử dụng thuốc Betadine bôi tại vị trí bị nhiễm nấm. Betadine là loại thuốc có sẵn ở các hiệu thuốc. Thành phần có chứa 10% I-ốt. Nếu bệnh nghiêm trọng, nên cho nhện ngâm trong vào trong dung dịch cồn 10%. Nhưng phương pháp không được khuyến khích áp dụng. Chỉ dùng khi không còn cách nào khác nữa.
Bệnh giun tròn ở nhện Tarantula
Bệnh giun tròn đối với đại đa số các loài nhện thì vô hại. Nhưng đối với Tarantula lại tương đối nguy hiểm. Loài giun này chủ yếu kí sinh trên cơ thể động vật có xương sống. Để phòng ngừa bệnh này thì vệ sinh môi trường là quan trọng nhất.
Các loài nhện sống ngoài tự nhiên thường mang theo loại giun này. Do đó nếu không xử lý tốt thì nguy cơ lây nhiễm cho những con khác là rất cao. Giun tròn xâm nhập vào vật chủ thường thông qua phổi hoặc hậu môn.
Nhện mắc bệnh giai đoạn đầu không có biểu hiện gì. Chỉ đến cuối mới phát bệnh. Lúc này các biện pháp điều trị đã vô tác dụng. Do đó khi mua nhện, tốt nhất nên mua nhện sinh sản nhân tạo, không nên mua nhện tự nhiên.
Điều trị bệnh giun tròn
Các triệu chứng cần lưu ý: tâm lý bất an, không ngừng va đập vào đồ đạc xung quanh. Nhện nhả tơ nhiều bất thường. Không ngừng phóng lông. Chuồng nuôi hoặc cơ thể nhện có mùi lạ.
Bụng và ngực chảy ra chất dịch, đặc biệt là khoang miệng và yếm có nhiều dịch nhầy màu trắng. Chân tê liệt không rõ nguyên nhân, dẫn đến con vật không thể tự làm sạch cơ thể và ăn uống. Cách kiểm tra đơn giản nhất là lắc nhẹ chuồng nuôi.
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp hữu hiệu nào để điều trị bệnh giun tròn ở Nhện Tarantula. Vì vậy tốt nhất chính là phòng bệnh. Chú ý vệ sinh môi trường, không tùy tiện nuôi ghép nhện. Nuôi riêng lẻ có thể đảm bảo sức khỏe của chúng hơn.
Biên tập viên
Bài mới
- Tin tức23 Tháng tư, 202410 tips chụp ảnh thú cưng tại nhà siêu đơn giản, dễ thực hiện
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Khứu giác nhạy cảm của chó đánh hơi được bệnh ung thư
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Cách nuôi và huấn luyện chó Yorkshire Terrier
- Tin tức21 Tháng Một, 20245 mẫu chuồng nuôi chó cảnh thông dụng nhất hiện nay