Làm thế nào để biết được các bệnh ở chuột Hamster? Chuột Hamster bị bệnh có lây bệnh không? Dù rằng là 1 giống thú cưng nhỏ nhắn, xinh xắn nhưng nếu không chăm sóc tốt, chuột Hamster bị bệnh là điều khó tránh khỏi. Một khi Hamster đã bị bệnh thì chữa trị rất mất công. Dưới đây là danh sách các bệnh của Hamster thường gặp và cách xử lý. Hãy cùng Pet Mart tìm hiểu nhé.

Mục lục
ẩn
1.
Chuột Hamster bị bệnh nhiễm trùng mắt

1.1.
Nguyên nhân

1.2.
Cách trị chuột Hamster bệnh

1.3.
Cách phòng bệnh mắt ở Hamster

2.
Chuột Hamster bị bệnh đục nhân mắt

3.
Chuột Hamster bị bệnh ướt đuôi

4.
Chuột Hamster bị bệnh răng mọc quá dài

5.
Chuột Hamster bị bệnh cảm cúm

6.
Chuột Hamster bị bệnh cảm lạnh

7.
Chuột Hamster bị bệnh tiêu chảy

7.1.
Chuột Hamster bị bệnh táo bón

8.
Chuột Hamster bị ghẻ, bọ chét

9.
Chuột Hamster bị bệnh chảy nước mắt

10.
Chuột Hamster bị bệnh đái đường

11.
Chuột Hamster bị bệnh dị ứng

12.
Chuột Hamster bị bệnh ung thư, u bướu

13.
Các bệnh của chuột Hamster ít nguy hiểm khác

13.1.
Sâu răng

13.2.
Vô sinh, khó đẻ

13.3.
Nhiễm trùng tai

13.4.
Rụng lông

13.5.
Đột quỵcác bệnh của chuột Hamster

14.
Các bệnh của chuột Hamster dùng được thuốc cho người không?

14.1.
Đường Glucose

14.2.
Nước muối sinh lý

14.3.
Probiotic

14.4.
Bản Lam Căn

14.5.
Thuốc cầm máu, sát khuẩn

15.
Phòng tránh các bệnh của chuột Hamster

Chuột Hamster bị bệnh nhiễm trùng mắt

Nguyên nhân

Chuột Hamster bị bệnh này là do tiếp xúc với cát tắm nhiễm khuẩn. Đây là 1 trong các bệnh của Hamster phổ biến nhất và các loại chuột cảnh. Do Hamster ưa sạch sẽ, chúng thường xuyên lăn lộn trong cát để vệ sinh thân thể. Việc tiếp xúc với cát nhiễm khuẩn sẽ khiến mắt bị viêm dẫn tới nhiễm trùng.

Cách trị chuột Hamster bệnh

Dùng bông thấm nước muối sinh lý để lau mắt cho chuột Hamster. Sau đó bôi thuốc mỡ Aureomycin (thuốc kháng sinh nhóm Tetracylin). Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y trước khi sử dụng thuốc.

Cách phòng bệnh mắt ở Hamster

Thay cát tắm thường xuyên. Mùa đông 3 – 4 ngày thay cát 1 lần, mùa hè 2 – 3 ngày thay cát 1 lần. Không cho chuột tắm cát quá lâu. Mỗi lần khoảng 1 -2 giờ là được. Mùa lạnh không để chuột ở gần điều hòa. Đồng thời vệ sinh chuồng trại thường xuyên.

Chuột Hamster bị bệnh đục nhân mắt

Thường xuất hiện ở chuột lớn tuổi. Đôi khi đó cũng là triệu trứng của bệnh đái đường. Bệnh này cũng là bệnh do di truyền và không có cơ hội chữa khỏi. Khi Hamster nhìn kém, hãy đi quanh lồng để nó thấy bạn và đừng thay đổi vị trí của đồ vật.

Chuột Hamster bị bệnh ướt đuôi

Bệnh ướt đuôi hay còn gọi là viêm ruột, là một bệnh trong các bệnh của chuột Hamster gây nguy hiểm. Khi chuột Hamster bị bệnh sẽ yếu đi rất nhanh và có tỉ lệ chết rất cao. Bệnh do vi khuẩn hoặc nhiễm độc, biểu hiện bệnh là tiêu chảy, có chất dịch nhầy dính ở hậu môn và đuôi.

Xem thêm  Người nuôi rùa câm hoang mang vì những cái chết bất ngờ

Khi phát hiện chuột đi ngoài nhiều lập tức tách riêng khỏi đàn. Lúc này chuột đang bị mất nước và cần được bổ sung dinh dưỡng. Cho chuột uống chút nước đường glucose, cho chuột ăn thức ăn khô, không cho ăn rau dưa, thức ăn có nhiều nước. Cho chuột uống thuốc tiêu chảy có bán tại các hiệu thuốc thú y.

Phòng bệnh ướt đuôi bằng cách hạn chế cho ăn dưa và các loại trái cây. Chỉ cho ăn như một loại đồ ăn vặt hoặc thưởng khi chơi với chuột. Vệ sinh chuồng nuôi là cách tốt nhất để tránh cho chuột Hamster bị bệnh.

Chuột Hamster bị bệnh răng mọc quá dài

Chuột Hamster cũng là động vật gặm nhấm, nếu không được gặm cắn thường xuyên, răng chuột sẽ mọc ra liên tục. Khiến chuột không thể ăn cơm hoặc bị thương.

Vì vậy chế độ ăn của chuột Hamster nên có nhiều loại hạt và thức ăn cứng. Không nên cho chuột ăn nhiều hoa quả mềm. Hamster có thói quen tích trữ thức ăn ở 2 bên má, nếu cho ăn quá nhiều, thức ăn để lâu sẽ hư hỏng, dễ gây sâu răng.

Nếu phát hiện khoang miệng của chuột có vết thương, bạn hãy dùng bông thấm nước muối sinh lý để rửa. Mỗi ngày rửa một lần đến khi khỏi bệnh, không nên dùng thuốc kháng sinh nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ thú y.

Nếu thấy răng chuột mọc quá dài, nên đưa chúng đến các phòng khám thú y. Tại đó, các bác sĩ thú y sẽ tiến hành cắt một phần răng chuột và khử trùng. Không nên tự làm ở nhà để tránh nhiễm trùng.

Chuột Hamster bị bệnh cảm cúm

Đây là một trong các bệnh của chuột Hamster lây từ người sang. Nếu đang bị bệnh, bạn không nên tiếp xúc gần với chúng. Vào mùa đông và thời điểm giao mùa phải giữ ấm cho chúng. Tuyệt đối không dùng nước để tắm cho Hamster.

Bệnh cảm cúm là một trong các bệnh của chuột Hamster không quá nguy hiểm và chuột có thể khỏi bệnh sau vài ngày. Lúc này bạn có thể cho chúng ăn các loại sữa thay thế hoặc sữa chua không đường, trộn lẫn mật ong để bổ sung vitamin C. Không cho ăn quá nhiều để tránh tiêu chảy.

Nếu chuột bị nặng hơn, hãy cho chúng ăn một chút rễ bản lam, có bán tại các hiệu thuốc đông y. Có thể trộn 1 – 2 mẩu nhỏ vào sữa. Cho ăn sống hoặc nấu chín đến khi nước đổi thành màu vàng. Nếu bệnh nặng hơn nữa nên dùng thuốc kháng sinh.

Chuột Hamster bị bệnh cảm lạnh

Rất dễ nhận tháy nhờ 1 số biểu hiện của chuột Hamster. Chúng không còn hoạt động nhanh nhẹn như trước nữa. Mũi có thể bị phồng, thân thể bị gầy, thỉnh thoảng mũi khụt khịt, khó thở. Một trong các bệnh của chuột Hamster xảy ra phổ biến.

Khi phát hiện chuột Hamster bị bệnh, hãy vệ sinh nơi ở của chúng một cách sạch sẽ. Cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng cho chúng. Đặc biệt là tránh tắm cho chúng khi đang bị cảm lạnh. Cố gắng giữ ấm cho chuột Hamster nhất có thể.

Chuột Hamster bị bệnh tiêu chảy

Đây là một trong các bệnh của chuột Hamster liên quan tới đường tiêu hóa. Nguyên nhân chủ yếu là do thức ăn cho chuột Hamster có vấn đề. Có thể do ăn quá nhiều thực phẩm và hoa quả hoặc thức ăn ôi thiu. Lúc này dạ dày của chuột Hamster sẽ rất khó chịu, đi phân lỏng. Lúc này nên chỉnh lại chế độ ăn của chúng. Có thể kiêng ăn rau củ quả. Nếu không có thay đổi tích cực thì nên đưa chúng tới gặp bác sĩ thú y.

Chuột Hamster bị bệnh táo bón

Nguyên nhân thường là tỷ lệ đồ ăn khô và nước mà chúng nhận không cân bằng, không đủ. Thức ăn khô và thức ăn tươi cần được sử dụng khoa học. Đồng thời cần cung cấp nước uống cho chuột Hamster thường xuyên.

Xem thêm  Vai trò của Vitamin trong cách chăm sóc Rùa cảnh

Chuột Hamster bị ghẻ, bọ chét

Nếu chuột Hamster thường xuyên lắc đầu, gãi tai, rụng lông… hãy kiểm tra trên cơ thể chúng có gì lạ không. Ví dụ như các loại kí sinh trùng, ve rận, bọ chét… Khi bị ghẻ, trên cơ thể chúng sẽ có các vết cắn. Đặc biệt là ở tai, mũi, bộ phận sinh dục. Nếu chuột Hamster bị bệnh, có thể tắm hoặc xịt thuốc đặc trị cho chúng. Vệ sinh nơi ở sạch sẽ. Đây là một trong các bệnh của chuột Hamster hay gặp, nhưng không quá khó để điều trị.

Chuột Hamster bị bệnh chảy nước mắt

Nước mắt xuất hiện khi bộ phận dưới má của Hamster có vấn đề. Lúc này hãy rửa sạch ghèn mắt với nước muối. Mua thuốc nhỏ mắt để vệ sinh và diệt khuẩn cho Hamster.

Chuột Hamster bị bệnh đái đường

Những giống chuột Hamster Campell dễ bị bệnh này nhất. Thậm chí nó có thể di truyền từ mẹ sang con. Chuột con từ 7 – 9 tháng tuổi rất dễ mắc bệnh. Nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống không khoa học, không vệ sinh nơi ở cho chuột, những chú Hamster căng thẳng và thường xuyên lo lắng.

Đây là một trong các bệnh của chuột Hamster chưa thể điều trị một cách triệt để. Tuy nhiên, để cải thiện tình hình và kéo dài tuổi thọ cho chuột, hãy chăm sóc chúng theo chế độ dinh dưỡng của bác sĩ thú y.

Chuột Hamster bị bệnh dị ứng

Là 1 trong các bệnh của chuột Hamster thường gặp. Chuột Hamster có thể bị dị ứng với thức ăn, mùn gỗ, lót chuồng… Nguyên nhân chủ yếu là do di truyền. Biểu hiện bệnh là cáo cấu, chảy nước mắt, thở khò khè… Khi quan sát xem nguyên nhân gây ra dị ứng là gì? Sau đó nhờ sợ trợ giúp của bác sĩ, loại bỏ những món đồ dùng khiến Hamster khó chịu.

Chuột Hamster bị bệnh ung thư, u bướu

Đây là một trong các bệnh của chuột Hamster rất nguy hiểm. Nó có thể ở cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể của chuột. Những khối u bên ngoài có thể dễ dàng quan sát bằng mắt. Có thể thực hiện phẫu thuật để loại bỏ.

Đối với khối u bện trong cơ thể thì rất khó phát hiện. Nhất là trong giai đoạn đầu của bệnh. Chỉ khi bệnh tiến triển xấu đi, chuột Hamster sút cân, yếu dần đi mới nhận biết được. Vì thế tỳ lệ điều trị không cao.

Các bệnh của chuột Hamster ít nguy hiểm khác

Sâu răng

Đồ ngọt, chế độ ăn có quá nhìu Carbonhydrates hoặc Acid làm mục răng của Hamster. Có thể nhận ra bởi sự gja tăng đột ngột của nước miếng, mặt sưng lên và chán ăn. Cho Hamster tới gặp nha sĩ để điều trị tốt nhất.

Vô sinh, khó đẻ

Tình trạng chuột Hamster không sinh sản được. Nguyên nhân có thể do chuột Hamster quá béo, thai quá to… Viv vậy, nếu chuột Hamster có đang mang thai hãy chăm sóc chúng cẩn thận. Đối với chuột béo phì hãy điều chỉnh lại chế độ ăn của chúng..

Nhiễm trùng tai

Triệu chứng gồm có mất cân bằng, hay nghiêng tai. Đừng lo quá, sau vài ngày dùng kháng sinh dưới sự chỉ đạo của bác sĩ chú chuột Hamster sẽ khỏi bệnh ngay.

Rụng lông

Nguyên nhân do chế độ ăn thiếu Protein, bị bị chét, ve rận… Chỉ cần điều chỉnh lại thức ăn hàng ngày của chuột Hamster, bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng, tăng lượng hoa quả tươi lên.Sử dụng thuốc xịt trị ve rận để loại bỏ kí sinh trùng.

Đột quỵcác bệnh của chuột Hamster

Đây là một trong  liên quan tới thời tiết và nhiệt độ. Khi nhiệt độ lên mức cực đỉnh hoặc thay đổi đột ngột, chuột Hamster không thể điều hòa thân nhiệt và có thể bước vào những giấc ngủ sâu. Ban đầu, chúng sẽ chảy mồ hôi và lông bết lại. Ở mức độ nặng, nó sẽ trở nên cứng ngắt, nằm bẹp 1 chỗ.

Các bệnh của chuột Hamster dùng được thuốc cho người không?

Cùng với địa vị tăng lên của thú cưng trong gia đình, rất nhiều chủ nhân đều đang tích cực học hỏi rất nhiều kiến thức nuôi dưỡng chăm sóc thú cưng. Rất nhiều chủ nhân đều biết rằng, bởi vì thú cưng và con người không giống nhau nên các loài đồ dùng chăm sóc, thuốc đều không thể sử dụng lẫn lộn được.

Xem thêm  Thức ăn cho lợn cảnh khuyến khích người nuôi sử dụng

Nhưng cũng có rất nhiều loại thuốc mà con người sử dụng đều được tiến hành thử nghiệm trên cơ thể động vật. Vì vậy có những loài động vật cũng có thể dùng được. Chúng ta cùng tìm hiểu xem, loại thuốc nào mà con người sử dụng, thì chuột Hamster cũng có thể sử dụng được nhé.

Đường Glucose

Khi Chuột Hamster bị bệnh không tự nguyện ăn uống, chủ nhân có thể dùng nước đường Glucose để bổ sung năng lượng cho Chuột Hamster, tăng cường thể chất. Sau khi ngâm thì có thể dùng xi-lanh cho Hamster uống, cũng rất tiện lợi.

Nước muối sinh lý

Có khá nhiều các bệnh của chuột Hamster sử dụng nước muối sinh lý. Ngoại trừ việc rửa sạch vết thương, thì còn có thể pha loãng cồn i-ốt. Vào mùa hè còn có thể cho Hamster uống trực tiếp để cải thiện vấn đề cảm nắng.

Probiotic

Các bệnh của chuột Hamster khiến phân mềm, tiêu chảy đều có thể sử dụng. Đồng thời có thể điều chỉnh dạ dày ruột của Chuột Hamster. Thường thì lượng cho ăn là 1/3-1/2 lượng dành cho người. Khuyến khích sử dụng dạng ống. Thuận tiện và có thể giảm bớt chi phí.

Bản Lam Căn

Rễ Bản Lam Căn là một loại thuốc phòng ngừa  bệnh cảm thường có trong các gia đình cũng có thể cho Hamster dùng. Rễ Bản Lam có thể điều trị các bệnh của chuột Hamster liên quan như bệnh cảm, nhiệt nóng… Nếu cho chuột Hamster bị bệnh sử dụng, thì lượng thuốc dùng không được quá nhiều.

Thường thì bằng 1/4 – 1/3 lượng dành cho người. Mỗi ngày cho uống 2 – 3 lần. Tuy nhiên rễ Bản Lam không phải vạn năng. Tác dụng phòng ngừa vẫn tốt, hiệu quả trị bệnh thì khá bình thường. Nhưng không phủ nhận được nó vừa rẻ vừa tiện lợi.

Thuốc cầm máu, sát khuẩn

Cách dùng cho chuột Hamster cũng như với con người. Bình thường chuột Hamster va chạm bị những vết thượng nhỏ. Cần phải xử lý vết thương, thì có thể sử dụng thuốc sát khuẩn, cầm máu.

Các hiệu thuốc thông thường đều có bán, giá cả cũng rất rẻ. Các loại thuốc thường có trong nhà không chỉ có thể tự mình đảm bảo. Mà còn có thể cứu trợ, điều trị kịp thời các bệnh của chuột Hamster, một công đôi việc.

Phòng tránh các bệnh của chuột Hamster

Để tránh các bệnh của chuột Hamster, đầu tiên là phải giữ cho chuồng nuôi luôn luôn sạch sẽ. Chuồng bẩn thỉu sẽ thu hút ruồi bọ, dễ sản sinh vi khuẩn và kí sinh trùng. Trước và sau khi chơi với chuột Hamster nên rửa tay sạch sẽ.

Thường xuyên thay đổi thức ăn, không nên chỉ cho Hamster ăn thức ăn đóng gói sẵn. Dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp chúng tăng sức đề kháng. Nước uống cho chuột nên dùng nước sôi để nguội hoặc nước khoáng đóng chai.

Trong môi trường nuôi nhốt, Hamster rất dễ bị stress do áp lực hoặc cảm thấy bị đe dọa. Chúng rất dễ bị đau dạ dày, tiêu chảy, thậm chí loét dạ dày. Do đó khi chơi với Hamster không nên đùa quá mức.

4.4/5 – (7 bình chọn)

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ 4 con!!!