Việc nuôi rùa cảnh trong nhà và coi chúng như thú cưng ngày càng phổ biến. Bên cạnh việc nuôi dưỡng chúng thì người nuôi cũng cần quan tâm tới việc khám sức khỏe định kỳ cho chúng. Đảm bảo rùa cảnh có một sức khỏe tốt. Đồng thời kịp thời phát hiện nguyên nhân và cách điều trị cho rùa bị bệnh. Vậy khi nuôi rùa trong nhà cần kiểm tra sức khỏe cho chúng như thế nào, hãy cùng petmart.vn tìm hiểu nhé.

Mục lục
ẩn
1.
Kiểm tra mắt cho rùa nuôi trong nhà

2.
Quan sát tai của rùa nuôi trong nhà

3.
Kiểm tra mũi rùa

4.
Miệng của rùa nuôi trong nhà nên kiểm tra thế nào?

Kiểm tra mắt cho rùa nuôi trong nhà

Khi muốn kiểm tra phần đầu của rùa thì có thể dùng ngón tay cái và ngón trỏ. Có thể nhân lúc nó không chú ý thì tóm lấy phầu sau đầu chúng. Động tác phải nhanh dứt khoát nếu không một khi chúng đã rụt đầu vào mai, muốn kiểm tra thì sẽ rất khó. Nếu như rùa lột da quá nhiều thì có khả năng là da xảy ra vấn đề hoặc mà do dinh dưỡng mất cân bằng gây ra.

Xem thêm  Những điều cần biết khi nuôi Thằn lằn bóng đuôi dài

Kiểm tra mắt cho rùa nuôi trong nhà

Mắt của rùa bình thường trong veo, sáng trong. Khi phát hiện mắt sưng lớn kèm theo khá nhiều nước mắt, chứng tỏ mắt đã phát sinh vấn đề. Nếu phía sau mắt xuất hiện những triệu chứng rõ rệt thì bạn cần kịp thời điều trị ngay.

Nguyên nhân chúng phát bệnh có thể do nhiễm trùng, dị vật, ngoại thương giác mạc hoặc đục thủy tinh thể. Hoặc có thể rùa đã bị viêm kết mạc do thiếu vitamin A gây ra. Đặc biệt là trong thời kì động dục sẽ dễ xảy ra nhất.

Quan sát tai của rùa nuôi trong nhà

Quan sát tai của rùa nuôi trong nhà

Tai của rùa vốn không có tai ngoài giống như động vật có vú. Màng nhĩ kín nằm phía sau mắt. Vấn đề thường phát sinh ở tai là sưng viêm. Tình trạng sưng viêm có lúc sẽ tiết dịch đi vào cổ họng theo ống Eustachian phía sa. Kết quả thường làm cho tổ chức tế bào gần đó bị viêm rỗ. Hoặc là dịch viêm sẽ trở thành dạng cô đặc cứng lại.

Kiểm tra mũi rùa

Kiểm tra mũi rùa

Khi nuôi rùa trong nhà, đường hô hấp của rùa có thể bị nhiễm trùng. Thông thường sẽ thấy chóp mũi ẩm ướt. Quan sát kĩ sẽ thấy có lúc còn sẽ có bong bóng. Thậm chí trường hợp nghiêm trọng sẽ có mủ dạng dịch tiết ra. Trường hợp như vậy thì bắt buộc phải nhanh chóng chữa trị. Nếu không thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, thậm chí gây ra tử vong.

Xem thêm  Huấn luyện và cách thuần phục Rồng Nam Mỹ Iguana

Miệng của rùa nuôi trong nhà nên kiểm tra thế nào?

Muốn kiểm tra miệng của rùa nuôi trong nhà thường thường không phải là chuyện dễ dàng. Trừ phi động tác phải rất nhanh và dứt khoát. Nhân lúc chúng không đề phòng thì ấn vào phía sau đầu chúng. Nếu không một khi chúng rụt đầu vào trong mai, muốn kéo chúng ra là điều vô cùng khó khăn.

Miệng của rùa nuôi trong nhà nên kiểm tra thế nào?

Nếu trong tình huống bắt buộc phải kiểm tra, thì không có lựa chọn nào khác ngoài việc dùng thuốc mê. Sau khi miệng đã mở ra phải chú ý xem có đốm đỏ, chảy máu, hoại tử, đờm vàng hoặc bệnh rỗ kiểu phô mai hay không, để làm căn cứ chẩn đoán bệnh. Nếu phát hiện bất thường, nên nhờ sự trợ giúp của bác sĩ thú y để xử lý.

Trên đây là những thông tin về việc kiểm tra sức khỏe cho rùa nuôi trong nhà. Hy vọng bạn có thể tự kiểm tra chú rùa cảnh của mình. Nhiều loài rùa kiểng cạn, rùa nước còn được nuôi phong thủy trong nhà. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng nuôi rùa đen, là xấu, không tốt… Nhưng những thông tin này đều không được chứng minh và không có cơ sở khoa học. Chính vì vậy, không nên tin vào những ý kiến trái chiều này.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại rùa như rùa tai đỏ, rùa cá sấu, rùa đá Trung Quốc, rùa câm… Nếu bạn muốn sở hữu những chú rùa xinh xắn, khỏe mạnh, giá rẻ có thể mua tại vietpet.vn.

4.5/5 – (2 bình chọn)

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ 4 con!!!