Hiện nay, thú vui nuôi chim cảnh ngày càng trở nên phổ biến. Mỗi người chơi chim lại có những sở thích và niềm đam mê khác nhau. Bài viết này, petmart.vn sẽ đề cập tới giống chim được nhiều nuôi nhất hiện nay – chim Họa Mi. Việc nuôi dưỡng, chăm sóc và huấn luyện chim Họa Mi đòi hỏi rất nhiều kỹ năng khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé.

Mục lục
ẩn
1.
Đôi nét về chim Họa Mi

2.
Hướng dẫn cách nuôi chim Họa Mi

3.
Phương pháp huấn luyện chim Họa Mi

Đôi nét về chim Họa Mi

Chim Họa Mi là một trong những giống chim đặc biệt ở Việt Nam. Một số người thích nuôi Họa Mi đất. Một số khác lại thích nuôi Họa Mi trống, mái xùy, chọi… Tuy nhiên, mỗi loại lại toát lên những vẻ đẹp và khí chất riêng biệt. Đặc biệt, chúng có một giọng hót vô cùng hay. Tại Trung Quốc, chim Họa Mi được coi là giống chim cảnh hót hay nhất. Được coi là danh ca bậc nhất trong các loài chim.

Đôi nét về chim Họa Mi

Thức ăn cho chim Họa Mi thường là trứng sống trộn kê hoặc gạo tấm rang chín.  Tỷ lệ là 8 quả trứng/1kg gạo. Có thể cho thêm một số côn trùng hoặc thịt bò tươi, trái cây… Khi cho chúng ăn động vật sống như giun và xác ve thì nên cầm trong tay.

Xem thêm  Phương cách bổ sung canxi cho Rùa hấp thụ tốt hơn

Hướng dẫn cách nuôi chim Họa Mi

Nên chọn những chim non được khoảng 20 ngày tuổi. Đây là thời điểm tốt nhất để huấn luyện. Vì lúc này chim đã đủ sức khỏe, đã quen với môi trường. Có thể thích nghi môi trường sống mới và không hung dữ như chim trưởng thành. Chọn những con có lông vũ liền sát với cơ thể, đuôi bị phai màu một ít, đôi mắt có thần, hay nhảy nhót, sức ăn khỏe và có sức hót tốt.

Sau khi chọn được những con chim nhỏ, sử dụng một hộp giấy, ở dưới đáy hộp lót miếng vải bông hoặc giấy vụn để làm tổ cho chim non. Vót một đầu thanh tre thành hình bầu dục như cái thìa nhỏ để khều thức ăn cho chim. Cho ăn 20 – 30 phút 1 lần.

Hướng dẫn cách nuôi chim Họa Mi

Có thể sử dụng thức ăn cho chim hòa với nước cho chim non ăn. Lưu ý đến việc đi đại tiện của chim non. Quan sát phân chim Họa Mi để kiểm soát sức khỏe tốt nhất. Nuôi chim non cho đến khi lông dần dần phát triển, cứng cáp hơn và có thể tự ăn.

Đối với những chú chim Họa Mi trưởng thành, chúng thường hung dữ và thích đánh nhau. Nếu nuôi chim trống thì phải nuôi riêng từng con. Chuồng chim phải thật kiên cố. Do những con chim mới được nhận nuôi vẫn còn bản tính hoang dã nên phải nhốt chúng vào lồng riêng.

Xem thêm  7 kỹ thuật nuôi Rùa Common Snapping từ nhỏ tới lớn

Phương pháp huấn luyện chim Họa Mi

Loài chim Họa Mi khi mới nuôi cần được nhốt trong một cái lồng đặc biệt là “lồng ép”. Trùm kín lồng bằng vải sẫm màu để chim không thấy ánh sáng. Chim Họa Mi không thấy ánh sáng mà yên phận ở trong lồng.

Cần cho chim ra những nơi rộng rãi hoặc công viên để chúng giao lưu với những chú chim khác. Điều này, vừa giúp chúng hưng phấn hơn vừa luyện lực nhảy của chân. Khi ra ngoài cần trùm kín lồng… Chim Họa Mi cũng rất  thích tắm nước. Ngoại trừ mùa đông giá rét và thời gian thay lông thì nên tắm mỗi ngày một lần cho chim. Mỗi ngày cần thay và đặt một khay nước để chúng có thể sử dụng khi cần.

Phương pháp huấn luyện chim Họa Mi

Lưu ý, độ sâu của nước không được vượt quá mỏ của chim. Trong lần tắm đầu tiên, không nên ép buộc hoặc phun nước tránh làm chúng hoảng sợ. Nên phun dần dần để chim Họa Mi làm quen dần. Làm sạch lồng chim khoảng 2 – 3 lần/ tuần để chim có môi trường sống tốt nhất.

Để chia sẻ nhiều thông tin hơn về cách chăm sóc và huấn luyện chim Họa Mi, bạn đọc có thể comment trực tiếp dưới bài viết dưới đây của bác sĩ thú y. Chúc các bạn thành công!

5/5 – (3 bình chọn)

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ 4 con!!!