Đối với những người nuôi chim cảnh, dù nuôi làm cảnh hay kinh doanh thì việc phòng bệnh cho chim luôn được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt là những giống chim ngoại nhập có nguồn gốc từ vùng có khí hậu nóng. Do chưa thích nghi tốt với khí hậu thay đổi thất thường ở miền Bắc nước ta, chúng rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Những bệnh này rất dễ lây lan và nguy hiểm đối với chim.

Mục lục
ẩn
1.
Nguyên nhân gây bệnh cảm cúm ở chim cảnh

2.
Điều trị bệnh cảm cúm cho chim cảnh

3.
Phòng bệnh cảm cúm khi nuôi chim cảnh

Trong thời điểm giao mùa, chim cảnh rất hay mắc phải các bệnh về đường hô hấp. Bài viết dưới đây là những bí quyết để phòng và điều trị bệnh phổ biến nhất ở chim là cảm cúm. Hãy cùng bác sĩ thú y tìm hiểu nhé.

Nguyên nhân gây bệnh cảm cúm ở chim cảnh

Nguyên nhân gây bệnh cảm cúm ở chim cảnh

Vào cuối mùa thu, thời điểm trời dần chuyển lạnh, nhiệt độ trong ngày thường khá cao vào ban ngày và lạnh vào ban đêm. Các giống chim cảnh nuôi nhốt thường ít hoạt động, sức đề kháng yếu sẽ rất dễ mắc cảm cúm.

Bệnh cảm cúm nguy hiểm ở chỗ nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang viêm phế quản, viêm mũi, viêm phổi. Một số con sẽ có triệu chứng viêm kết mạc, giác mạc. Số lượng chết do bị cảm và viêm phổi ở chim rất cao.

Xem thêm  Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh ở Rùa mụn cóc

Biểu hiện của bệnh: lông xù lên, tả tơi, thậm chí rối loạn, chim đứng im một chỗ, hơi thở khò khè, ăn yếu dần, chảy nước mũi, có lúc toàn thân run lẩy bẩy. Đôi khi ho khan, mắt lờ đờ, đầu rúc vào cánh, ngủ gật. Tiếng kêu khàn khàn hoặc mất tiếng, phản ứng kém.

Điều trị bệnh cảm cúm cho chim cảnh

Khi mới phát hiện bệnh, phải quan sát kĩ để xác định tình trạng bệnh. Sờ vào cánh và chân chim xem có nóng hay không. Nếu chim bệnh chưa bị xù lông, vẫn tự chải lông bình thường nghĩa là bệnh chưa nặng lắm, có thể chữa khỏi được.

Điều trị bệnh cảm cúm cho chim cảnh

Chuyển lồng chim vào nơi ấm áp, kín gió, sáng sủa, nhiệt độ duy trì khoảng 25°C. Dùng tăm bông thấm rượu hoặc dầu thầu dầu lau sạch nước mũi, giúp chúng hô hấp dễ dàng hơn. Nếu chim bị nghẹt mũi phải lau sạch rồi nhỏ thuốc Ephedrine 1% mỗi ngày 1 lần.

Đối với chim bị bệnh nặng, dùng thuốc Sulfonamid (1/10 liều người lớn), hoặc Tetraxylin (2-3g/lần), kháng sinh Chlortetracycline. Nghiền nhỏ rồi trộn vào thức ăn, mỗi ngày cho ăn 2 lần, điều trị trong 3 ngày. Nếu chim không tự ăn, bạn hãy pha vào nước uống, bơm từ từ vào miệng để tránh bị sặc.

Đối với chim cỡ lớn, đa phần chúng có thể tự khỏi mà không cần phải dùng thuốc. Bạn có thể nướng chuối tiêu đút cho chim ăn, hoặc pha vài giọt rượu vang/ít đường trắng vào nước uống. Việc này sẽ giúp chúng tự nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Xem thêm  Những loại thức ăn cho ếch Pacman cần hạn chế sử dụng

Phòng bệnh cảm cúm khi nuôi chim cảnh

Phòng bệnh cảm cúm khi nuôi chim cảnh

Khi mới mua chim về nhà, đầu tiên phải cách ly với những con khác để quan sát trong vài ngày. Trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn và nước uống của chim để diệt mầm bệnh. Chim bị chết bệnh phải lập tức tiêu hủy bằng cách đốt, không chôn hoặc cho động vật khác ăn.

Theo các bác sĩ thú y, chim non đang thay lông là đối tượng rất dễ mắc bệnh. Do lúc này thể trạng chúng rất yếu và sức đề kháng suy giảm. Do đó chế độ ăn cần bổ sung các loại dinh dưỡng hỗ trợ hệ miễn dịch như: lòng đỏ trứng, bột cá, dầu hạt cải.

Khi trời chuyển lạnh phải chuyển lồng vào nơi kín gió, có nhiều ánh sáng, ấm áp. Không cho chim tắm vào mùa đông, sau khi tắm không được đưa ra ngoài trời. (Xem thêm cách chăm sóc các giống chim cảnh tại petmart.vn)

Nếu bạn đang quan tâm: mô hình nuôi chim công cảnh sinh sản làm giàu, kỹ thuật nuôi chim bồ câu cảnh tại nhà. Hãy comment bên dưới để được tư vấn đầy đủ và chi tiết nhất nhé.

5/5 – (1 bình chọn)

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ 4 con!!!