Rụng lông ở chó là một trong những dấu hiệu sinh lý bình thường, hay còn được gọi là thay lông. Tuy nhiên trong một trường hợp nếu chó rụng lông thường xuyên, rụng lông theo từng mảng,… thì đây là biểu hiện bệnh rụng lông ở chó. Tại nội dung bài viết sau đây Mèo Cún Pet Shop sẽ chia sẻ cách xử lý tình trạng rụng lông ở cún cưng đến các bạn.
Bệnh rụng lông ở chó có mấy loại?
Rụng lông sinh lý
Rụng lông sinh lý ở cún cưng được hiểu là tình trạng rụng lông toàn thân, lượng lông rụng ít, không nhìn thấy sự thay đổi rõ ràng ở lông. Đây là tình trạng rụng lông bình thường, không ảnh hưởng đến cún cưng, lông chó vẫn phát triển sau khi rụng. Thông thường cứ cách vài tháng chó sẽ rụng lông một lần theo chu kỳ, hiện tượng này còn được gọi là thay lông. Với trường hợp này bạn chỉ cần siêng quét nhà, vệ sinh tắm rửa, chải lông cho chó và hút lông trong nhà.
Bệnh rụng lông ở chó
Rụng lông bệnh lý ở chó được hiểu là tình trạng lông rụng thành từng mảng, bạn có thể thấy rõ sự thay đổi về da và lông. Chó cưng có thể rụng trụi lông trên từng mảng da nhất là các vùng da mỏng. Bên cạnh việc rụng lông chó có thể bị ngứa ngáy, ghẻ lở khó chịu ảnh hưởng đến sinh trưởng và các hoạt động thường ngày của cún.
Nguyên nhân gây nên bệnh rụng lông ở chó là chó nhiễm giun sán, ghẻ, ký sinh trùng, bọ chét. Chó cưng thừa hormone cortisol hay còn gọi là bệnh Cushing khiến rụng lông do thiếu các chất dinh dưỡng. Chó không được vệ sinh, môi trường sống bẩn cũng là nguyên nhân khiến lông chó rụng nhiều. Thời tiết không phù hợp như chó ở xứ lạnh về môi trường nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam có thể gây rụng lông.
Cách xử lý bệnh rụng lông ở chó
Rụng lông sinh lý
Đối với tình trạng rụng lông sinh lý ở cún cưng, các sen chỉ cần tắm rửa sạch sẽ, thường xuyên cho chó. Ngoài ra cần vệ sinh chuồng trại, đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, khô thoáng. Bổ sung chất dinh dưỡng cho cún cưng, thường xuyên chải lông hoặc cắt tỉa lông định kỳ. Sử dụng các loại sữa tắm phù hợp với da và lông của cún.
Rụng lông bệnh lý ở chó
Với tình trạng rụng lông bệnh lý ở cún cưng các sen cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và môi trường sống của cún cưng. Nên tiêm các loại vắc xin, thuốc thú y phòng ngừa, điều trị các loại ký sinh trùng gây tổn thương da và lông cún. Nên sử dụng các loại thức ăn có dưỡng chất chuyên dụng cho từng loại cún, sử dụng sữa tắm phù hợp với da và lông cún.
Biên tập viên
Bài mới
- Tin tức23 Tháng tư, 202410 tips chụp ảnh thú cưng tại nhà siêu đơn giản, dễ thực hiện
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Khứu giác nhạy cảm của chó đánh hơi được bệnh ung thư
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Cách nuôi và huấn luyện chó Yorkshire Terrier
- Tin tức21 Tháng Một, 20245 mẫu chuồng nuôi chó cảnh thông dụng nhất hiện nay