Bệnh viêm tụy ở chó là một căn bệnh khá ít gặp. Tuy nhiên, căn bệnh này cũng khá là nguy hiểm. Nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, chúng tôi xin phép được chia sẻ như sau:
Nguyên nhân khiến chó bị viêm tụy
Tuyến tụy là một phần quan trọng không thể thiếu trong hệ thống nội tiết và hệ tiêu hóa. Tuyến này có chức năng sản xuất ra các enzim để kích thích tiêu hóa thức ăn. Khi chó bị bệnh, dòng enzym kích thích này có thể bị phá vỡ, kéo theo đó là cấu tạo của các chất béo và protein cũng bị phá hủy. Gan và thận cũng sẽ bị ảnh hưởng vì ở gần với tuyến tụy.
Có nhiều lý do dẫn đến việc chó bị mắc bệnh viêm tụy. Tuy nhiên, một số lý do điển hình có thể kể đến là việc chó bị béo phì, thừa cân quá nhiều so với mức thông thường. Các yếu tố dinh dưỡng như hàm lượng chất béo trong máu cao, lượng canxi trong máu vượt mức tiêu chuẩn, hoặc cũng có thể là do một số loại chất độc.
Chẩn đoán bệnh viêm tụy ở chó
Cách duy nhất để phát hiện căn bệnh viêm tụy ở chó là xét nghiệm máu. Trước tiên là để kiểm tra sự cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể chó. Sau đó là chụp X quang để kiểm tra những tổn thương có thể gặp phải ở tụy. Các enzyme trong tụy và gan sẽ được lấy đi để phân tích và kiểm tra nồng độ insulin do viêm tụy có thể dẫn đến việc sản xuất insulin bị ngừng lại và gây ra bệnh tiểu đường. Ngoài ra siêu âm cũng sẽ được thực hiện để kiểm tra các mô, các khối nang hoặc các khối áp xe có trong cơ thể của chó…
Phương pháp điều trị bệnh viêm tụy ở chó
Tương tự như các bệnh nguy hiểm xảy ra ở chó thì viêm tụy cũng là căn bệnh có những diễn biến nhanh chóng.Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng khỏi hẳn rất cao. Ở các trường hợp nhẹ, bạn có thể ngăn chặn những hoạt động của tuyến tụy bằng cách cho chó ngừng ăn bằng miệng và thay vào đó sẽ cho ăn bằng xông để chó có thể tự phục hồi chức năng.Ở trường hợp chó bị trở nặng, bạn cần liên hệ với ngay bác sĩ thú y. Các bác sĩ sẽ truyền các chất dinh dưỡng qua mạch để đảm bảo sức đề kháng cho cún cũng như các hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, sau khi bệnh tình của cún thuyên giảm, cún cưng của bạn vẫn cần phải được theo dõi thường xuyên, cẩn thận. Phải đảm bảo chắc chắn rằng chó đã khỏi hoàn toàn và bệnh không thể tái phát, diễn biến nguy hiểm hơn. Cần lưu ý, khi chó đã có biểu hiện kiệt sức và không thể phục hồi, bạn phải đưa cún tới các phòng khám thú y ngay lập tức để nhận được sự hỗ trợ, chăm sóc kịp thời tốt nhất.
Như vậy, để tránh việc cún cưng bị các căn bệnh hiếm gặp và khó chữa, bạn nên đưa cún đi thăm khám thường xuyên. Chúng tôi hi vọng rằng, cún và bạn sẽ luôn mạnh khỏe và bình an.
Biên tập viên
Bài mới
- Tin tức23 Tháng tư, 202410 tips chụp ảnh thú cưng tại nhà siêu đơn giản, dễ thực hiện
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Khứu giác nhạy cảm của chó đánh hơi được bệnh ung thư
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Cách nuôi và huấn luyện chó Yorkshire Terrier
- Tin tức21 Tháng Một, 20245 mẫu chuồng nuôi chó cảnh thông dụng nhất hiện nay