Vẹt Yến Phụng có nguồn gốc từ Australia. Chúng bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ những năm 1930. Hiện tại giống Vẹt này được nuôi phổ biến và được nhiều người yêu thích. Chúng cũng nhanh chóng thích nghi với môi trường và khí hậu tại Việt Nam

Mục lục
ẩn
1.
Đặc điểm cơ thể của Vẹt Yến Phụng

2.
Chăm sóc nuôi dưỡng Vẹt cảnh

3.
Sinh sản của Vẹt Yến Phụng

Vẹt Yến Phụng thích sống theo bầy, nếu chỉ nuôi một con sẽ dễ bị chết. Nếu như không có cách nào tìm bạn cho chúng thì tốt nhất nên trang bị một chiếc gương ở trong lồng. Điều này có thể khiến nó thường xuyên nhìn thấy chính mình thì sẽ không quá cô đơn. Để có thể nuôi chúng thật tốt, cần phải nắm rõ đặc điểm và tập tính của chúng. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của petmart.vn, nó chắc chắn sẽ rất hữu ích với bạn.

Đặc điểm cơ thể của Vẹt Yến Phụng

Vẹt Yến Phụng là một loài vẹt có kích thước nhỏ. Loài gốc chủ yếu là màu vàng xanh, đầu và phần lưng màu vàng còn có vằn đen ngang, eo. Ngực và phần bụng có màu xanh, lông đuôi màu vàng còn phần trung tâm hai cánh là màu xanh lam. Phần gò má có đốm tròn màu xanh đen. Lông của chim trống và chim mái tương tự nhau. Chỉ có màng sáp phần gốc mỏ của chim trống có màu trắng xanh lam hoặc màu lam trong thời kì phát dục. Hoặc màu lam đậm khi già. Màng sáp của chim mái có màu da hoặc màu da nhạt thời kì phát dục. Hoặc màu vàng nghệ khi già. Như vậy có thể nhận biết hơn. Loại vẹt đã được con người nuôi dưỡng, màu lông da dạng hơn bao gồm:

Xem thêm  6 nguyên nhân khiến Rùa Cá Sấu bỏ ăn và bị bệnh

Đặc điểm cơ thể của Vẹt Yến Phụng

  • Loại vằn hổ: được nuôi nhiều nhất. Vằn đốm trên cơ thể giống như loài gốc, nhưng có nhiều màu như lam, xanh lục, vàng.
  • Loại vàng hóa: Cả người đều là màu vàng. Mắt đỏ, phân biệt vàng đạm và vàng nhạt.
  • Loại trắng hóa: Toàn thân màu trắng tinh khiết, mắt đỏ.
  • Loại đầu ngọc: Một loại phần đầu màu trắng, bộ phận khác màu lam nhạt, các bộ phận khác màu lục. Đều là loại hiếm có.
  • Loài màu nhạt: Có thể phân thành 2 loại là thân trên vàng đậm. Thân dưới xanh nhạt và thân trên trắng, thân dưới màu lam. Trên cánh đều có đốm đen.

Chăm sóc nuôi dưỡng Vẹt cảnh

Vẹt Yến Phụng có thể nuôi thành đôi, cũng có thể nuôi thành đàn. Thông thường dùng lồng sắt hoặc hộp tôn khung sắt. Không gian hoạt động của một đôi chim nên từ 0.5m³ trở lên. Nếu không sẽ không có lợi cho sinh sản.

Chăm sóc nuôi dưỡng Vẹt cảnh

Đáy lồng nên làm thành kiểu ngăn kéo đinh đóng lên tôn. Thuận tiện kéo ra rải cát và dọn dẹp. Thức ăn, nước uống dùng dụng cụ sâu rộng, cố định, để tranh bị mổ hỏng. Thức ăn chủ yếu là thóc và hạt cỏ. Đồng thời còn phải cho ăn chút hạt gai dầu và hạt tía tô. Nhưng lượng không thể quá 10%. Để đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho chim, cũng cần thường xuyên cho ăn rau xanh. Có thể sử dụng cải thảo, rau diếp thơm và muối, bột xương, bột hàu. Loài chim này ăn được thức ăn thô. Thức ăn tinh không thích hợp cho ăn quá nhiều. Tránh gây ra chất béo tích tụ, ảnh hưởng đến sinh sản, đẻ trứng.

Xem thêm  Bí quyết lựa chọn thức ăn cho chó Rottweiler

Khi cho ăn, cần chú ý thổi sạch vỏ trấu trong hộp thức ăn. Rau phải rửa sạch trước khi cho ăn, khử độc có thể dùng dung dịch Kali Permanganate 0.01% để khô ráo. Thức ăn còn lại trong ngày phải lấy ra. Chú ý vệ sinh trong lồng, làm sạch nền cát và chất thải. Hộp thức ăn, nước uống mỗi ngày cọ rửa 1 – 2 lần. Mặc dù Vẹt Yến Phụng không sợ lạnh lắm, nhưng nhiệt độ quá thấp sẽ ảnh hưởng đến sinh sản. Vì vậy mùa đông nhiệt độ trong nhà đừng thấp hơn 0°C.

Sinh sản của Vẹt Yến Phụng

Vẹt Yến Phụng dễ sinh sản, nhưng phải tránh tạp giao. Phải duy trì loài thuần chủng. Vì sức khỏe đời sau bác sĩ thú y khuyên bạn nên chọn chim trống mái khoảng 1 – 2 tuổi. Sau khi chim trống và chim mái giao phối, không lâu sau chim mái bắt đầu đẻ trứng. Cách ngày đẻ 1 quả, tổng cộng đẻ 4 – 9 trứng.

Sinh sản của Vẹt Yến Phụng

Sau khi chim mái bắt đầu đẻ trứng thì không xa trứng, cứ thế cho đến khi quá trình trứng nở kết thúc. Toàn bộ thời gian này đều dựa vào chim trống tìm thức ăn nuôi dưỡng. Thời kì trứng nhỏ khoảng 18 ngày. Vẹt Yến Phụng non thuộc loài trưởng thành muộn. Trong vòng 25 ngày sau khi nở không thể sống độc lập, hoàn toàn dựa vào chim bố mẹ. Chim trống cho chim mái ăn, chim mái lại cho chim non ăn. Sau khi chim non được 28 ngày thì có thể tự ăn, sống độc lập được. Được khoảng 5 – 6 tháng tuổi có thể đạt mức trưởng thành.

Xem thêm  Mèo Cún Pet Shop – Địa điểm bán thức ăn cho mèo uy tín

Hy vọng bài viết trên đây của bác sĩ thú y sẽ giúp bạn có thể chăm sóc cho chú Vẹt của mình 1 cách tốt nhất. Nếu bạn quan tâm tới giá Vẹt trên thị trường Hà Nội, TPHCM được bán bao nhiêu, địa chỉ trại Vẹt uy tín có thể tham khảo thêm tại petmart.vn.

5/5 – (1 bình chọn)

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ 4 con!!!