Chó bị cao huyết áp là một căn bệnh mãn tính nguy hiểm. Bệnh có tỉ lệ tử vong cao. Tuy nhiên rất khó phát hiện do biểu hiện lâm sàng của chó bị bệnh không rõ ràng. Xác suất chó mèo già mắc bệnh này tương đối nhiều. Những người bạn bốn chân không thể dùng ngôn ngữ để biểu đạt. Chính vì vậy người nuôi chó nên đưa thú cưng đi kiểm tra định kỳ. Để bảo đảm tình trạng sức khỏe của chó có khỏe mạnh hay không. Vậy làm cách nào để phát hiện bệnh cao huyết áp ở chó đây? Hãy cùng Pet Mart tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
ẩn
Chó bị cao huyết áp nghĩa là gì?
Nguyên nhân chó bị cao huyết áp
Triệu chứng khi chó bị cao huyết áp
Chó bị cao huyết áp và biểu hiện lâm sàng
Biến chứng của bệnh cao huyết áp ở chó
Chẩn đoán bệnh cao huyết áp nhờ phương pháp vật lý
Chẩn đoán chó bị cao huyết áp nhờ xét nghiệm lâm sàng
Điều trị cho chó bị cao huyết áp
Phòng ngừa bệnh cao huyết áp ở chó
Chó bị cao huyết áp nghĩa là gì?
Chọ bị cao huyết áp thường được gọi là huyết áp cao, tăng huyết áp xảy ra khi huyết áp động mạch của chó liên tục cao hơn bình thường. Khi nó được gây ra bởi một bệnh khác, nó được gọi là tăng huyết áp thứ phát. Nếu nó là một bệnh, thì đó là tăng huyết áp nguyên phát. Tăng huyết áp có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ thể của chó, bao gồm tim, thận, mắt và hệ thần kinh.
Nguyên nhân chó bị cao huyết áp
Nguyên nhân gây tăng huyết áp nguyên phát ở chó hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, đã có những trường hợp chó con bị tăng huyết áp di truyền từ chó mẹ. Nghiên cứu cho thấy khoảng 0,5% đến 10% chó bị huyết áp cao. Tuổi của chó bị tăng huyết áp dao động từ 2 đến 14 tuổi.
Tăng huyết áp thứ phát, chiếm 80% của tất cả các trường hợp tăng huyết áp. Có thể là do nhiều yếu tố, bao gồm bệnh thận, dao động nội tiết tố và cường giáp.
Bệnh tiểu đường cũng có thể là một nguyên nhân gây tăng huyết áp. Mặc dù nó không phổ biến ở chó. Nếu bạn nghi ngờ rằng chú chó của bạn đang bị tăng huyết áp, hãy mang nó đến để bác sĩ thú y của bạn có thể đưa ra một chẩn đoán thích hợp.
Triệu chứng khi chó bị cao huyết áp
- Co giật.
- Mất phương hướng.
- Mù.
- Tách võng mạc.
- Xuất huyết mắt.
- Máu trong nước tiểu.
- Protein trong nước tiểu.
- Chảy máu mũi.
- Thận bị sưng hoặc teo.
- Tim đập nhanh.
- Điểm yếu ở một bên của cơ thể hoặc ở chân.
Chó bị cao huyết áp và biểu hiện lâm sàng
Biểu hiện rõ ràng nhất của chó bị cao huyết áp là huyết áp tăng cao bất thường. Đây là căn bệnh được coi là “sát thủ vô hình” vì nhiều khi bị bệnh cũng không hề hay biết.
Bệnh cao huyết áp là nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh mắt ở chó: đục thủy tinh thể, mù lòa cấp tính, xuất huyết dịch kính, bong võng mạc… Cao huyết áp có ảnh hưởng nhất định đến hệ thống thần kinh trung ương. Chó sẽ xuất hiện triệu chứng chảy máu cam.
Một số triệu chứng khác như nghiêng đầu, đảo mắt liên tục, ngủ nhiều, hành vi thay đổi, tê liệt, động kinh, ngất… Chó có khả năng mắc chứng tê cứng cơ bắp, thường thấy ở cẳng chân, ngón chân… Thậm chí bán thân bất toại.
Biến chứng của bệnh cao huyết áp ở chó
Bệnh động mạch vành: chó bị bệnh cao huyết áp lâu dài sẽ gây xơ cứng động mạch. Khiến động mạch bị thu hẹp. Dẫn tới cơ tim thiếu dưỡng khí, lâu dần bị hoại tử. Được gọi là bệnh mạch vành.
Bệnh xuất huyết não: hay còn gọi là chảy máu não. Xuất huyết não là bệnh cực kì nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao. Cho dù có điều trị khỏi cũng tổn thương não bộ. Chó bị bệnh nếu gặp tình huống kích động hoặc phấn khích quá mức, huyết áp tăng cao, vỡ mạch máu não. Chó lập tức bị hôn mê.
Bệnh phì đại thất trái: là tình trạng thành tâm thất trái dày lên (phì đại). Nhịp tim tăng nhanh. Do cao huyết áp không được khống chế sau một thời gian dài. Gây ảnh hưởng đến tính mạng của chó.
Bệnh não tăng huyết: do huyết áp quá cao ảnh hưởng đến khả năng điều tiết máu trong não. Gây chứng phù não. Biểu hiện như hành vi bất thường, nôn mửa, nhận thức yếu, tinh thần hoảng loạn. Nghiêm trọng hơn là hôn mê, co giật.
Bệnh suy thận mãn tính: suy thận và cao huyết áp có mối liên hệ qua lại với nhau. Cao huyết áp gây tổn thương lên thận. Đồng thời suy thận lại làm nghiêm trọng bệnh cao huyết áp ở chó. Chó bị suy thận thường tiểu tiện mất kiểm soát, tiểu đêm.
Chẩn đoán bệnh cao huyết áp nhờ phương pháp vật lý
Kiểm tra vật lý học bao gồm nghe nhịp tim, sờ nắn, kiểm tra mắt, đo chiều cao, thể trọng, vòng eo. Cần chú ý béo phì là nhân tố nguy hiểm có thể gây bệnh cao huyết áp ở chó. Thường gặp ở các giống chó cảnh dễ tăng cân như chó Bulldog, chó Pug, Phốc, Poodle…
Ngoài ra các bác sĩ thú y sẽ kiểm tra hệ thống thần kinh và tim phổi. Để tìm hiểu xem chúng có liên quan đến cao huyết áp hay không. Bao gồm chụp X-quang, siêu âm, đo điện tâm đồ, chụp CT-MRI. Phương pháp này có thể nhanh chóng phát hiện cơ tim phình to, nhịp tim bất thường hoặc thiếu máu cơ tim…
Bên cạnh đó, phương pháp đo huyết áp cũng được áp dụng phổ biến nhằm xác định huyết áp có nằm trong phạm vi an toàn hay không. Khống chế không cho huyết áp cao kéo dài. Gây tổn thương các cơ quan nội tạng.
Chẩn đoán chó bị cao huyết áp nhờ xét nghiệm lâm sàng
- Kiểm tra sức khỏe cho chó bằng xét nghiệm lâm sàng rất quan trọng. Bao gồm xét nghiệm máu, ion, phân tích tế bào máu CBC, xét nghiệm giun tim… Kiểm tra chức năng gan thận, đường máu, mỡ máu.
- Chứng hạ Kali máu có thể dẫn tới tăng huyết áp. Kiểm tra chức năng của gan thận có hỗ trợ cho bác sĩ thú y kê đơn. Phù hợp tình hình bệnh cao huyết áp ở chó.
- Xét nghiệm nước tiểu thông qua phân tích tỷ trọng, protein… trong nước tiểu của chú chó. Nếu phát hiện bất thường thì có khả năng chó đã bị suy thận. Do bệnh cao huyết áp gây tổn thương nghiêm trọng đến chức năng của thận.
Điều trị cho chó bị cao huyết áp
Điều trị cao huyết áp ở chó cần dựa vào nguyên nhân gây ra. Bác sĩ thú y sẽ kê đơn thuốc cho thú cưng của bạn theo chẩn đoán. Thuốc được sử dụng là thuốc canxi hoặc thuốc beta. Sử dụng thức ăn cho chó phù hợp, hạn chế sử dụng thực phẩm có hàm lượng Natri thấp hơn bình thường. Cũng giống như con người, chó cũng có thể bị cao huyết áp. Hãy kiểm tra sức khỏe cho cún cưng thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh trong thời gian sớm nhất.
Phòng ngừa bệnh cao huyết áp ở chó
Chó bị cao huyết áp có liên quan đến nhiều bệnh tiềm ẩn khác. Do đó chủ nuôi không được chủ quan. Ngay cả khi bệnh đã tiến triển tốt sau khi điều trị. Một số phương pháp điều trị có thể dẫn tới tác dụng phụ là tăng huyết áp. Ví dụ như truyền dịch, sử dụng thuốc chứa Steroid, Erythropoietin.
Nên đo huyết áp cho chó định kỳ 1 – 2 tuần/lần. Sử dụng thuốc giảm huyết áp theo đơn của bác sĩ. Không tự ý giảm số lượng hoặc dừng thuốc. Ngoài uống thuốc cần chú ý thực phẩm, thức ăn cho chó. Cho chó vận động phù hợp, duy trì cảm xúc ổn định. Điều trị bệnh cho chó già không được nóng vội. Cần khống chế ở mức 150 – 160mmHg.
Biên tập viên
Bài mới
- Tin tức23 Tháng tư, 202410 tips chụp ảnh thú cưng tại nhà siêu đơn giản, dễ thực hiện
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Khứu giác nhạy cảm của chó đánh hơi được bệnh ung thư
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Cách nuôi và huấn luyện chó Yorkshire Terrier
- Tin tức21 Tháng Một, 20245 mẫu chuồng nuôi chó cảnh thông dụng nhất hiện nay