Chắc hẳn trong thời gian nuôi cún cưng sẽ có ít nhất 1 lần cún nhà bạn bị tiêu chảy vì những lý do khác nhau. Khi đó, chúng ta nên làm gì để chữa trị cho chúng?? Bạn hãy đọc thêm những kinh nghiệm dưới đây nhé.
Chó bị tiêu chảy là gì?
Chó bị tiêu chảy là hiện tượng mà chó đi ngoài nhiều hơn 3 lần trong một ngày. Vậy đâu là nguyên nhân khiến chúng bị đi ngoài như vậy? Nhiều nguyên nhân được đưa ra như chúng có chức năng về dạ dày và ruột yếu, chúng ăn phải loại thức ăn bị hỏng, ôi, thiu dẫn đến bị đi ngoài.
Khi chó bị đi ngoài, bạn không nên vội vàng cho chó uống thuốc. Nếu chó bị đi ngoài do ăn phải thức ăn ôi thiu, hết hạn thì bạn cho chúng uống một chút men vi sinh là sẽ ổn. Bên cạnh đó, bạn có thể cho chó nhịn ăn một ngày để điều tiết lại hoạt động dạ dày.Nếu chó bị nặng, bạn hãy trực tiếp đưa chúng đến bệnh viện thú cưng để kiểm tra.
Xác định nguyên nhân gây bệnh
Chó khi trưởng thành bị tiêu chảy, bạn thường có thể ngừng cho chúng ăn để dạ dày cún rỗng khoảng 1ngày để ruột nghỉ ngơi và vết viêm có thời gian lành lại. Nếu chó có vẻ lơ thơ, ngủ lịm đi bạn hãy cho chúng uống 1 ít dung dịch đường Glucose và mang cún đến bác sĩ thú y ngay.
Một trong những vấn đề nguy hiểm của tiêu chảy là mất nước. Bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu chúng uống không đủ để bù lượng nước đã mất đi. Khi mất nước, da chó sẽ có hiện tượng nhăn lại, khô miệng, mắt trũng, trụy mạch và có thể chết.
Khi đó, bạn phải nhanh chóng bù nước cho cơ thể chúng bằng cách pha dung dịch điện giải C cho chúng uống. Nếu cún cưng không uống, bạn cho dung dịch điện giải vào ống tiêm không có kim, bơm vào bên trong má của chó. Dùng 1 – 2ml/kg/giờ tuỳ thuộc tình trạng mất nước của cún nhiều hay ít. Khi chó đi ngoài phân lỏng có kèm theo nôn ói, việc cho uống sẽ càng kích thích làm chó ói nhiều hơn, do đó bạn phải cấp nước bằng đường truyền dịch.
Chó dưới 10 tháng tuổi dễ mắc các bệnh truyền nhiễm
Nếu chó con có biểu hiện bất kỳ nào sau đây, bạn hãy nghĩ ngay tới các nguyên nhân gây tiêu chảy nguy hiểm có khả năng như bệnh Care , bệnh Parvovirus , viêm gan, Lepto, Giardia, E.coli, Salmonella,…. Cùng các hiện tượng như: phân đen có các sợi nhầy; phân mùi thối, tanh máu; tiêu chảy có ói mửa; sốt, bỏ ăn, phờ phạc.
Để chẩn đoán chính xác nhất thì bạn phải cho chúng làm một số xét nghiệm cần thiết. Chú ý kiểm tra phân vì có thể bị ký sinh trùng đường ruột. Có một số bệnh truyền nhiễm virus thì không có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng bạn có thể sử dụng kháng sinh để kiểm soát tiêu chảy, phòng nhiễm trùng kế phát cho chúng.
Bạn hãy để ý đến cún cưng nhà bạn mỗi ngày sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời các vấn đề mà cún gặp phải, phát hiện ra các triệu chứng khác thường để có những xử lý kịp thời.
Biên tập viên
Bài mới
- Tin tức23 Tháng tư, 202410 tips chụp ảnh thú cưng tại nhà siêu đơn giản, dễ thực hiện
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Khứu giác nhạy cảm của chó đánh hơi được bệnh ung thư
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Cách nuôi và huấn luyện chó Yorkshire Terrier
- Tin tức21 Tháng Một, 20245 mẫu chuồng nuôi chó cảnh thông dụng nhất hiện nay