Tại Việt Nam, sóc bay Úclà một loài thú cưng không còn quá xa lạ. Sóc bay Úc xám trắng có giá không quá đắt khiến chúng càng phổ biến hơn. Nhiều chú sóc được bán ra với giá rẻ nên hầu hết tất cả mọi người đều có thể mua chúng về nuôi.

Mục lục
ẩn
1.
Nguyên nhân sóc bay Úc có những hành vi kì lạ

2.
Sóc bay Úc tự cắn chính nó

3.
Tại sao sóc bay Úc cắn chủ

4.
Phòng tránh sóc bay Úc tự cắn bản thân

4.1.
Tạo môi trường sống tốt cho sóc

4.2.
Xử lý nhanh vết thương cho sóc bay Úc

4.3.
Đeo vòng bảo vệ cho sóc

Tuy nhiên, việc yêu thích và chăm sóc đòi hỏi người nuôi phải có những kiến thức nhất định về chúng. Trong quá trình nuôi dưỡng sóc bay Úc có thể xuất hiện một số hành vi khó hiểu. Thậm chí sóc bay có thể làm tổn thương chính mình hoặc chủ nhân của chúng.

Việc tìm hiểu rõ về những hành vi bất thường này sẽ giúp bạn có phòng tránh được những rủi ro đáng tiếc. Đồng thời có thể lên kế hoặc huấn luyện sóc bay Úc một cách tốt nhất. Trong bài viết này, Pet Mart sẽ giới thiệu một số hành vi được coi là bất thường khi nuôi sóc bay Úc. Hãy dành chút ít thời gian để theo dõi nhé.

Nguyên nhân sóc bay Úc có những hành vi kì lạ

Sóc bay Úc co thể tự ngược đãi mình do các yếu tố tâm lý. Nếu sóc bay Úc cảm thấy cuộc sống của mình quá nhàm chán, môi trường sống của chúng không tốt và tình cảm “vợ chồng” lạnh nhạt. Chúng có thể sẽ tự ngược đãi bản thân.

Nếu bạn nuôi một chú sóc bay Úc đực, bạn nên cẩn thận khi chúng động dục ở tuổi trưởng thành vì không có đối tượng để “tán tỉnh”, sự không hài lòng sẽ khiến chúng trở nên cáu kỉnh, rất dễ tự làm hại mình.

Xem thêm  Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi Rùa trong bể cá cảnh

Nếu chúng cảm thấy môi trường sống quá kém, không gian sống nhỏ, thiếu giao tiếp với chủ nuôi, cuộc sống quá nhàm chán hoặc ồn ào có thể gây áp lực nhất định cho sóc, khiến chúng tự làm hại mình.

Trên phương diện tâm lý, sóc bay rất dễ bị stress nếu xung quanh có nhiều người và động vật lạ, lồng nuôi quá chật hẹp, không được chủ quan tâm hoặc bị đùa nghịch quá mức. Một số con sẽ có biểu hiện cắn rứt lông hoặc tay chân để bớt khó chịu.

Sóc bay Úc tự cắn chính nó

Rất nhiều người nuôi sóc bay đã gặp hiện tượng chúng tự cắn bản thân. Nguyên nhân của hiện tượng này thường do thói quen sống của chúng. Sóc bay là động vật sống theo đàn, khi bị tách đàn chúng sẽ mất một thời gian để làm quen.

Đặc biệt là trong thời kì động dục, chúng sẽ bị stress nếu không có đối tượng để giao phối. Để giải tỏa, nó sẽ tự cắn đuôi, ngón chân. Trường hợp nghiêm trọng có thể cắn đứt chân tay, cào rách bụng và cơ thể. Những vết thương này có thể bị nhiễm trùng khiến sóc tử vong.

Ngoài ra, một số vết thương hoặc bệnh ngoài da sẽ làm chúng khó chịu. Ví dụ vết thương đang lên da non, bôi thuốc, rụng lông, nhiễm trùng đường tiểu, viêm tuyến sinh dục, tắc ruột… Khi bị đau đớn, sóc bay sẽ có xu hướng tự cắn chính nó.

Trước đó, sóc bay Úc có thể có biểu hiện ủ rũ, bồn chồn, sử dụng thức ăn cho sóc quá nhiều hoặc không thèm ăn. Và lộn ngược nhiều lần trong một thời gian dài. Sự tự hại phổ biến nhất ở sóc bay Úc là cắn bàn tay hoặc bàn chân, đuôi và khu vực xung quanh cơ quan sinh sản.

Tự hại không chỉ là dứt đứt lông, mà thậm chí còn cắn vào mô cơ và xương. Vết thương vô cùng nghiêm trọng. Mặc dù vậy, chúng vẫn không thể ngưng việc tự làm hại mình, liệu chúng đang hưởng thụ “hạnh phúc đến từ nỗi đau” hay sao?

Tại sao sóc bay Úc cắn chủ

Đây cũng là một hành vi bất thường ở loài sóc bay. Thông thường sau khi được huấn luyện, sóc bay sẽ rất quấn chủ. Nhưng một số con có thể trở nên hung dữ và cắn người đã chăm sóc chúng. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do tâm lý hoặc sức khỏe của chúng.

Xem thêm  8 kinh nghiệm cần biết cách xử lý vết thương khi bị rắn cắn

Khi bị sóc bay cắn, bạn hãy thổi mạnh vào mặt nó. Điều này sẽ khiến nó giật mình và nhả tay bạn ra. Hoặc tạo một âm thanh lớn khiến nó sợ hãi. Vài lần như vậy, nó sẽ không dám cắn bạn nữa. Việc thuần hóa sóc bay cần có thời gian và sự kiên nhẫn nhất định.

Để tránh nguy cơ lây bệnh từ sóc bay, việc phòng bệnh cho chúng rất quan trọng. Bạn không thể biết được chúng có mang theo vi khuẩn trong người hay không. Do đó đây là cách tốt nhất để bảo vệ cho bạn và thú cưng của bạn.

Phòng tránh sóc bay Úc tự cắn bản thân

Tạo môi trường sống tốt cho sóc

Trước khi hiện tượng này xảy ra, sóc bay thường ăn ít, bỏ ăn, ít chơi đùa, mệt mỏi, ngủ nhiều cả ngày lẫn đêm. Một số con thường kêu liên tục không ngừng, trở nên hung dữ… Để phòng tránh điều này, bạn hãy tạo cho nó một nơi ở rộng rãi, yên tĩnh.

Tập cho sóc bay quen với người và động vật khác trong nhà từ bé. Khi chơi với sóc bay nên nhẹ nhàng, tránh làm chúng sợ hãi và dừng ngay nếu chúng tỏ ra không hợp tác. Nếu có điều kiện hãy nuôi một đôi để chúng không thấy nhàm chán. Nếu không hãy trở thành người bạn tốt nhất của chúng.

Cách tốt nhất để ngăn chặn là cung cấp cho sóc bay Úc một môi trường thoải mái hơn, giao tiếp và chơi đùa với chúng. Để tránh hiện tượng này xảy ra, bạn có thể mua cho chúng một số loại đồ chơi.

Xử lý nhanh vết thương cho sóc bay Úc

Sóc bay rất thân thiện, nếu được chăm sóc tốt chúng sẽ là thú cưng tuyệt vời của bạn. Nếu sóc bay Úc đã tự làm mình bị thương rồi, bạn cần thực hiện một số phương pháp điều trị khẩn cấp như cầm máu, khử trùng, khâu vết thương, thuốc… Sau đó đưa chúng đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu vết thương đã hoại tử thì chỉ còn cách cắt cụt đi.

Xem thêm  Bí quyết tăng tuổi thọ của Rùa dành cho người mới nuôi

Điều khó khăn nhất là ngay cả khi bạn phải trả một mức giá đau đớn như vậy, bạn vẫn có khả năng không thể ngăn chặn được việc sóc tự làm hại mình một lần nữa. Vì vậy phòng ngừa là chìa khóa tốt nhất để giải quyết vấn đề.

Dù cho đối với chủ sở hữu hay với sóc bay, việc tự làm hại mình chắc chắn là một điều khủng khiếp. Vì vậy chủ nuôi phải quan sát thật kĩ, ngay cả khi chỉ là một thay đổi rất nhỏ cũng đừng nên coi nhẹ. Hãy cố gắng dập tắt hành vi tự cắt xén này ngay “từ trong trứng nước”.

Đeo vòng bảo vệ cho sóc

Chủ có thể chuẩn bị một chiếc vòng cổ bảo vệ Elizabeth vào những giai đoạn đặc thù hoặc khi phát hiện chúng có dấu hiệu tự làm hại mình. Đảm bảo sóc bay không thể hoàn thành hành vi này.

Khi đeo cho Sóc, có thể quấn một miếng vải mềm lên cổ Sóc để tránh làm tổn thương đến chúng. Trong thời gian này, chủ nuôi có thể ép chúng ăn nếu cần thiết và giữ chúng trong một cái lồng riêng tách biệt với các cá thể khác.

Hiện nay, sóc bay Úc baby giá bao nhiêu cũng có, rẻ hay đắt tùy theo màu. Chủ yếu vẫn là sóc Úc baby xám, trắng… Nhiều người còn nuôi sóc bay Úc sinh sản. Tuy nhiên, dù mục đích nuôi là gì đi chăng nữa, bạn cũng nên chú ý quan sát những biểu hiện lạ và hành vi của chúng. Kịp thời ngăn chặn những hành động tự làm tổn thương của sóc bay Úc baby.

5/5 – (2 bình chọn)

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ 4 con!!!