Hiện tại có rất nhiều người đã nuôi chim làm thú cưng trong nhà. Tuy nhiên họ cũng rất sợ chim cưng sẽ bay đi mất. Chính vì vậy, họ đã huấn luyện những chú chim của mình tốt hơn. Những bài học cơ bản như dạy chim nhặt đồ, săn mồi… ở chim cắt, đại bàng, chim ưng… Những chú chim cảnh nhỏ hơn như chim Sáo Đen, Chích Chòe, Khướu… thì có thể dạy hót và làm trò. Chim bồ câu có thể đưa thư… Bài viết hôm nay, petmart.vn sẽ hướng dẫn bạn cách huấn luyện chim nhặt đồ, bay lên tay chủ. Đây là những bài học vô cùng thú vị và hấp dẫn.

Mục lục
ẩn
1.
Chuẩn bị hướng dẫn dạy chim săn mồi

2.
Cách dạy chim nhặt đồ

3.
Huấn luyện chim bay lên tay chủ

Chuẩn bị hướng dẫn dạy chim săn mồi

Chim nhặt đồ là chỉ việc vật thể quăng về phía chim hoặc không trung, chim lập tức bay ra dùng mỏ kẹp lấy vật thể được quăng ra. Đồ vật này có thể là đồ chơi dạng viên bi bằng gỗ, xương. Kích thước viên bi tùy thuộc vào loài chim. Mà các loài chim có thể huấn luyện nhặt đồ chủ yếu có các loài chim Sẻ và các loài chim họ Sẻ…Trước khi huấn luyện phải tập cho chim đứng trên cầu đứng. Phương pháp huấn luyện cũng rất đơn giản.

Xem thêm  Cách huấn luyện chó Phốc sóc đi bằng hai chân

Chuẩn bị hướng dẫn dạy chim săn mồi

Cách dạy chim nhặt đồ

Khi cho ăn, dùng ngón tay giữ chặt hạt thức ăn. Đặt trước mỏ chim dẫn dụ chúng mổ ăn. Sau khi chúng mổ trúng hạt thức ăn trong tay, rồi quăng hạt thức ăn về phía trước mỏ chim. Sau đó dụ chúng nhặt thức ăn. Khi bắt đầu, chúng thường thường không thể bắt trúng thức ăn mà thức ăn sẽ rơi xuống mặt đất. Nhưng sau 1 – 2 ngày thì có thể bắt được và hình thành thói quen huấn luyện chim.

Sau đó ném các loại thức ăn dạng viên. Thường dùng các loại hạt kích cỡ vừa mỏ chim rồi ném một viên bi. Sau khi chim bắt trúng viên bi, sẽ không nuốt xuống được, nên sẽ lập tức nhả ra. Lúc này cần dùng tay đỡ lấy viên bi. Không để viên bi rơi xuống đất. Cuối cùng khen thưởng chúng bằng 1- 2 viên thức ăn.

Cách dạy chim nhặt đồ

Nếu như chim không bắt viên bi thì không thưởng cho chúng thức ăn. Tạo thành phản xạ có điều kiện bắt trúng viên bi thì có thức ăn để ăn. Không bắt được viên bi thì sẽ không có thức ăn. Từ đó về sau, có thể ném viên bi dần dần xa và cao hơn. Sau đó tăng số lượng viên bi lên. Chim đã huấn luyện được thành tích tốt, có thể nhặt liên tục được 3 – 4 viên bi ném vào không trung. Nhưng huấn luyện nhặt đồ và biểu diễn, chỉ có thể thực hiện vào mùa thu và đầu xuân. Sau đó vì gần đến thời kì sinh sản, phản xạ của chúng sẽ khó duy trì.

Xem thêm  Cách tắm cho chó hết hôi đơn giản dễ thực hiện

Huấn luyện chim bay lên tay chủ

Muốn huấn luyện chim làm được điều này, nhất định phải bắt đầu luyện tập từ bé. Khi bắt đầu phải để chúng thường xuyên tiếp xúc với con người. Ví dụ vẹt gáy vàng sau khi ra đời được 18 ngày, chim Bạc Má khi ra được được 14 – 15 ngày… Cần đưa ra khỏi ổ, sau đó đặt chúng vào trong chiếc ổ chim được bện bằng rơm rạ mới mua. Sau đó dùng thìa canh nhỏ cho ăn.

Nếu như chim con không chịu mở miệng, thì có thể dùng tay khẽ tách mỏ chim ra để cho ăn. Sau đó chúng sẽ tự mình ở miệng đòi ăn. Về lượng thức ăn cho chúng thì có thể quan sát túi diều hai bên cổ họng có phình ra không.

Huấn luyện chim bay lên tay chủ

Khi bắt đầu cứ cho ăn 2 tiếng một lần. Sau 2 – 3 ngày đổi thành 4 tiếng cho ăn một lần. Khi chim được khoảng 3 tuần thường sẽ tự ăn. Lúc này có thể đặt thức ăn vào lòng bàn tay sau đó dụ chim đến lấy thức ăn. Cứ duy trì như vậy khoảng 1 tháng, thì có thể kết thúc huấn luyện. Đợi sau khi chim non hoàn toàn trưởng thành, mỗi ngày có thể mở lồng chim và để chúng có khoảng thời gian chơi đùa. Tạo tương tác và gắn kết tình cảm giữa chủ nhân và chim.

Nếu bạn cũng muốn nuôi chim cảnh và huấn luyện chim nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn có thể gửi tin nhắn về page của bác sĩ thú y để được hỗ trợ và tư vấn.

4.5/5 – (2 bình chọn)

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ 4 con!!!