Làm cách nào để nuôi chung 2 cá Rồng trong bể, hồ thủy sinh mà không xảy ra tranh chấp, xung đột. Như mọi người đều đã biết, cá Rồng là một trong những giống cá cảnh phong thủy được yêu thích tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
ẩn
Tại sao nên nuôi chung 2 cá Rồng Kim Long và Ngân Long
Hiện tượng đánh nhau khi nuôi chung 2 cá Rồng
Chú ý tỷ lệ kích thước khi nuôi chung 2 cá Rồng
Cách nuôi chung 2 cá Rồng Hồng Long với nhau
Kích thước cá Rồng Hồng Long
Kích thước bể cá khi nuôi chung 2 cá Rồng Hồng Long
Duy trì chất lượng nước cho bể cá ghép
Quy luật cho ăn khi nuôi chung 2 cá Rồng Hồng Long
Cách chọn thức ăn phù hợp khi nuôi chung 2 cá Rồng
Nuôi ghép cá Rồng với những loại cá khác
Nuôi cá Rồng với cá Hổ cảnh
Cá Đuối nước ngọt
Cá Phi Phụng
Nuôi cá Rồng chung với cá Ngân Bảng (cá Đô La)
Với vẻ đẹp lấp lánh, nhiều màu sắc ánh lên từ bộ vảy cá giúp bể cá gia đình bạn trở nên lung linh, bắt mắt hơn. Đặc biệt, khi sở hữu giống cá này có thể mang may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Thông thường người ta thường nuôi ghép chung cá Rồng với nhiều giống cá cảnh khác nhau. Cũng có người thích nuôi chung 2 cá Rồng với nhau. Đặc biệt, là cá Rồng Kim Long và Ngân Long. Để nuôi chung 2 loại cá này cần chú ý những gì, hãy cùng Pet Mart tìm hiểu nhé.
Tại sao nên nuôi chung 2 cá Rồng Kim Long và Ngân Long
Bề ngoài Cá Kim Long tạo cảm giác ánh kim mạnh mẽ. Toàn thân lại lấp lánh ánh bạc rực rỡ. Trong hai loại này lúc chỉ nuôi một sẽ cảm thấy có phần thiếu sót không hoàn mỹ.
Hiện nay, đại đa số người chơi cá Rồng không chỉ đơn thuần nuôi 1 giống cá đơn lẻ. Phương pháp nuôi ghép sẽ giúp bể cả thêm đẹp và ấn tượng. Hơn nữa 2 loại cá Rồng sẽ giúp tôn vinh vẻ đẹp lẫn nhau.
Việc nâng cấp lên thành nuôi ghép cũng không phải là việc dễ. Cấp độ này cũng dần dần trở thành thử thách với đại đa số người yêu thích chơi cá Rồng. Đối mặt với phạm vi rộng lớn của việc nuôi chung 2 cá Rồng Kim Long với Ngân Long là một trong những lựa chọn của đa số các bạn yêu thích nuôi cá.
Hơn nữa có một số người chơi cá Rồng thích tính thử thách cao hơn. Việc lựa chọn nuôi ghép Kim Long và Hồng Long là một thử thách càng khó khăn hơn. Bởi vì hình dáng hung dữ của Kim Long cùng với hình thể hơi mỏng dẹt của Ngân Long vừa hay lại là hợp quần tăng sức mạnh. Nuôi chung 2 cá Rồng Kim Long và Ngân Long sẽ khiến cho bể cá của bạn lộ ra vẻ dũng mãnh hơn.
Hiện tượng đánh nhau khi nuôi chung 2 cá Rồng
Nuôi chung 2 cá Rồng Kim Long và Ngân Long cần phải chú ý hiện tượng cá đánh nhau. Tính chiếm hữu lãnh thổ của Kim Long vô cùng mạnh. Toàn thân toát ra một kiểu khí chất bá chủ, cũng đúng là khí chất của Kim Long. Nuôi ghép Kim Long cũng thự sự thuộc kiểu không dễ dàng gì.
Hơn nữa hiện tượng đánh nhau cũng thường xuyên xảy ra. Hiện tượng này tương đối rõ ràng trong thời gian đầu nuôi ghép. Số lượng lần đánh nhau cũng sẽ rất nhiều. Theo thời gian trạng thái này của chúng sẽ dần dần giảm nhẹ, số lần sẽ giảm bớt đi.
Ngân Long nhìn thì hung dữ khác thường, nhưng trên thực tế lại là dòng có tính cách ôn hòa. Trong các loại cá Rồng thích hợp với việc nuôi ghép. Ngân Long đối lập với sự hung dữ của Kim Long sẽ có tác dụng bổ sung cho nhau.
Chú ý tỷ lệ kích thước khi nuôi chung 2 cá Rồng
Nhưng khi nuôi chung 2 cá Rồng cũng phải chú ý vấn đề tỉ lệ kích thước của Kim Long và Ngân Long. Nếu như Ngân Long lớn hơn rất nhiều so với Kim Long, thì cho dù Ngân Long có tính cách ôn hòa hơn Kim Long bao nhiêu thì cũng sẽ xuất hiện uy ép với Kim Long nhỏ.
Điều này khiến cho Kim Long nhỏ xuất hiện hiện tượng không dám bơi. Thậm chí tỉ lệ khác biệt quá lớn sẽ xảy ra hiện tượng Kim Long nhỏ mới vào bể bị đánh. Hoặc là trực tiếp bị đánh chết.
Cách nuôi chung 2 cá Rồng Hồng Long với nhau
Cá Rồng Hồng Long hay còn gọi là cá Hồng Long. Rất nhiều người chơi cá Rồng đều không chỉ thỏa mãn với việc nuôi một con cá Rồng. Cùng với sự yêu thích, hễ cứ nhìn thấy cá Rồng đẹp liền muốn mang về nhà. Nhưng chú cá Rồng trước đó lại không nỡ tặng cho người khác. Càng không nỡ đem đi phóng sinh.
Cách giải quyết chỉ có một đó là nuôi chung 2 cá Rồng. Hơn nữa có những người chơi vì thú vui mà nuôi ghép. Nhưng muốn nuôi chung 2 cá Rồng một bể thành công, thì không đơn giản như thế.
Kích thước cá Rồng Hồng Long
Cần phải xem xét sự khác biệt kích thước cơ thể của cá Rồng. Tính chiếm hữu lãnh thổ của cá Rồng khá mạnh. Nếu như xuất hiện một con cá khác trong địa bàn của mình, chúng chắc chắn sẽ tranh đấu ác liệt. Cho đến khi phân thắng thua mới được.
Vì vậy thông thường khuyến khích mọi người bắt đầu nuôi chung 2 cá Rồng khi cá còn nhỏ. Bởi vì cá đều cón bé, ý thức lãnh thổ không mạnh, dễ dàng nuôi ghép hơn.
Nếu như nuôi chung 2 cá Rồng sắp trưởng thành hoặc trưởng thành, thì phải chọn lựa kích thước cá nuôi ghép khác ít. Nếu như chênh lệnh quá lớn, cá nhỏ sẽ bị bắt nạt rất thê thảm.
Kích thước bể cá khi nuôi chung 2 cá Rồng Hồng Long
Kích thước cơ thể cá Hồng Long tương đối lớn. Nuôi ghép nhiều cá Rồng Hồng Long thì phải cân nhắc đến kích thước không gian. Đương nhiên không phải bể cá càng lớn càng tốt, chỉ cần có đủ không gian cho Cá Hồng Long bơi lội là được.
Duy trì chất lượng nước cho bể cá ghép
Nuôi ghép nhiều Cá Hồng Long thì các chất thải bài tiết trong bể càng nhiều. Lúc này phải xem hệ thống lọc có đủ mạnh mẽ hay không. Nếu bạn có một hệ thống lọc tốt, thay nước theo quy luật, đảm bảo chất nước tốt, cá có môi trường sống tốt mới có thể thúc đẩy việc nuôi ghép thành công.
Đừng tự ý thay đổi bất cứ điều kiện sống nào của cá. Điều này sẽ khiến cá đột nhiên hoảng sợ. Hoặc tính quy luật bị phá bỏ đều sẽ khiến cho cá trở nên nhạy cảm. Tinh thần lo lắng, tình trang tranh đấu càng nghiêm trọng.
Quy luật cho ăn khi nuôi chung 2 cá Rồng Hồng Long
Quy luật cho ăn rất quan trọng, phải đảm bảo rằng mỗi con cá Hồng Long đều ăn được thức ăn. Lượng cho ăn ngang bằng nhau, có thể tránh được sự tranh đấu giữa cá Rồng.
Nuôi chung 2 cá Rồng Hồng Long không chỉ xem kĩ thuật nuôi ghép, có lúc cũng phải dựa vào vận may. Xử lý đúng đắn việc đánh nhau của cá Rồng và tiếp tục kiên trì mới có thể nuôi ghép thành công. Nếu như phát hiện tình huống quá nghiêm trọng, cũng phải tách chúng ra ngay lập tức.
Cách chọn thức ăn phù hợp khi nuôi chung 2 cá Rồng
Thức ăn khi nuôi chung 2 cá Rồng phải dựa trên thức ăn phổ biến của cá Rồng. Hầu hết các loài cá đều ăn cá nhỏ và tôm nhỏ. Do đó, cá nhỏ và tôm nhỏ có thể được sử dụng trong quá trình nuôi ghép.
Nhưng thức ăn bắt buộc phải được khử trùng. Sau khi xác định được loại cá nuôi ghép, bạn cũng cần chú ý đến lượng thức ăn. Lượng thức ăn khi nuôi ghép phải được kiểm soát theo số lượng cá nuôi ghép.
Khi cho cá ăn, đảm bảo rằng mỗi con cá đều được cho ăn. Ít nhất là no 4 – 5 phần. Và tùy theo từng loại cá mà kiểm soát tần suất cho ăn của chúng.
Đừng để bể cá có thức ăn thừa sau khi cho cá ăn. Nếu có thì cần vệ sinh một cách kịp thời. Nuôi ghép càng nhiều loại cá thì yêu cầu chất lượng nước càng cao. Do đó, bạn cần duy trì chất lượng nước ở mức tốt.
Sau khi đã kiểm soát được lượng thức ăn, cần phải xem xét độ dữ dội khi được cho ăn của các loài cá. Nếu các loài cá nuôi ghép vừa to lớn vừa ăn rất nhiều, chẳng hạn như cá mỏ vịt, thì bạn phải chú ý hơn khi cho ăn, để tránh việc cá Rồng hoặc các loại cá khác sợ hãi.
Nuôi ghép cá Rồng với những loại cá khác
Ngoài việc nuôi chung 2 cá Rồng với nhau, nhiều người còn nuôi ghép cá Rồng với 1 số giống cá cảnh khác:
Nuôi cá Rồng với cá Hổ cảnh
Cá Hổ cảnh là loài cá thuộc loài tầng trung và tầng đáy. Nó với cá Rồng không tấn công lẫn nhau. Hơn nữa cá Hổ tính tình hung dữ mạnh mẽ, size vừa phải, sẽ không bị cá Rồng bắt nạt quá gay gắt.
Cá Đuối nước ngọt
Cá Đuối là một loài cá sống ở tầng đáy. Nó sẽ không phát sinh ẩu đả với cá Rồng, gia tăng tính thưởng thức trong bể. Nhưng yêu cầu của cá Đuối với chất nước tương đối cao. Vì thể lúc nuôi chung phải chú ý khống chế chất nước.
Cá Phi Phụng
Phi Phụng chỉ ăn thức ăn thừa hoặc các loại tảo rêu trong bể. Sẽ tăng thêm sức sống cho bể cá, cũng đủ tác dụng làm sạch bể. Vậy mới có hàm ý cát tường của câu “Long Phụng sum vầy”.
Như vậy, ngoài là bạn đồng hành với cá Rồng, cá Phi Phụng còn giúp bạn thanh lọc bể cá sạch sẽ hơn. Đảm bảo môi trường sống của tất cả các giống cá trong bể.
Nuôi cá Rồng chung với cá Ngân Bảng (cá Đô La)
Hình dáng của cá Ngân Bảng khá nhỏ, tính cách ôn hòa. Thích hợp làm nền cho cá Rồng. Hơn nữa khả năng tự hồi phục của cá Ngân Bảng bạc tương đối nhanh.
Cho dù sau khi ẩu đả với cá Rồng bị thương cũng có thể hồi phụ rất nhanh. Ngoài ra, cá Ngân Bảng bạc vô cùng khỏe mạnh. Yêu cầu với chất nước không cao, nuôi cùng tương đối dễ dàng.
Sau khi lựa chọn được loài nuôi ghép với cá Rồng, giai đoạn đầu của việc nuôi chung, cá ghép phát sinh ẩu đả là chuyện khá thường gặp.
Bởi vì cá Rồng là loài cá có tính chiếm hữu lãnh thổ tương đối cao. Nếu như không đánh nhau quá gay gắt, thì không cần cách li. Bởi vì sau khi cách li, cá Rồng vẫn sẽ thể hiện tính chiếm hữu lãnh thổ và tấn công cá nuôi ghép.
Do đó sẽ kéo dài thời gian thích nghi. Nếu như sau khi đánh nhau phát hiện cá bị thương, nhất định phải duy trì chất nước tốt. Tránh khiến cho vết thương của cá bị nhiễm trùng hai lần.
Vì thế người chơi cá cảnh cần phải nắm được kỹ thuật nuôi ghép nhất định. Nâng cao chăm sóc và xử lý đúng đắn việc tranh đấu khi nuôi ghép.
Biên tập viên
Bài mới
- Tin tức23 Tháng tư, 202410 tips chụp ảnh thú cưng tại nhà siêu đơn giản, dễ thực hiện
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Khứu giác nhạy cảm của chó đánh hơi được bệnh ung thư
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Cách nuôi và huấn luyện chó Yorkshire Terrier
- Tin tức21 Tháng Một, 20245 mẫu chuồng nuôi chó cảnh thông dụng nhất hiện nay