Vẹt Parrotlet hay Pacific Parrotlet (tên khoa học Forpus coelestis) là một loài vẹt nhỏ nhắn đáng yêu. Chúng có ngoại hình xinh đẹp, kích thước nhỏ bé. Hơn nữa lại rất yên tĩnh, thích nghi với môi trường mới rất nhanh. Rất phù hợp với những người mới bắt đầu nuôi chim cảnh.

Mục lục
ẩn
1.
Đặc điểm sinh sản của vẹt Parrotlet

2.
Xác định giới tính của vẹt

3.
Chuồng nuôi vẹt

Hiện nay Parrotlet đang được nhiều người ưa chuộng. Vậy làm thế nào để nuôi sinh sản loài chim này? Xác định giới tính của loài vẹt này như thế nào? Hãy cùng bác sĩ thú y tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đặc điểm sinh sản của vẹt Parrotlet

Vẹt Pacific Parrotlet là loài chim nhiệt đới, không nên nuôi ở nơi lạnh giá hoặc có sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn. So với những loài vẹt có kích thước nhỏ như Yến Phụng, Lovebird thì chúng yếu ớt hơn một chút. Nếu nuôi nhốt ở trong lồng thời gian dài thì dễ trở nên béo phì. ưa thích rỉa lông.

Việc nhân giống vẹt Parrotlet không quá khó. Chỉ cần ghép đôi nuôi riêng, chúng sẽ sinh sản quanh năm. Mỗi lứa chim mái đẻ 4-6 trứng, thời gian ấp trứng khoảng 20 đến 22 ngày. Thời gian để chim non mọc lông hoàn chỉnh là 4-5 tuần. Sau khoảng 10 tháng, vẹt đã trưởng thành nhưng nên đợi đến khi chúng được gần 2 tuổi rồi mới cho sinh sản.

Xem thêm  Tổng hợp giống chó mini đẹp nhất được nhiều người lựa chọn nuôi

Đặc điểm sinh sản của vẹt Parrotlet

Đối với chim mới trưởng thành hoặc chim non, tuyệt đối không được nuôi ghép nhiều con. Cho dù là cùng loài hay khác loài. Mặc dù kích thước của Parrotlet nhỏ, nhưng tính cạnh tranh khá mạnh. Chỉ cần không chú ý là có thể gây thương tích ngay cả với những con lớn hơn một chút.

Xác định giới tính của vẹt

Giới tính của vẹt Parrotlet có thể dễ dàng xác định dựa vào ngoại hình. Chim trống phần lông đuôi có màu xanh lam đậm nổi bật. Lông bên dưới cánh cũng có một khu vực màu xanh rực rỡ. Ngoại hình của chim trống và chim mái tương tự nhau. Nhưng trên cánh chim mái không có những điểm màu xanh lam.

Vẹt non thông thường sẽ mọc đầy đủ lông khi được 4 tuần tuổi. Phải đến lúc này mới xác định được giới tính của chim non. Nhưng với người nuôi lâu năm, chỉ cần có ánh đèn chất lượng tốt cùng với kinh nghiệm thì có thể dễ dàng phân biệt trống mái khi được khoảng 15 ngày.

Chuồng nuôi vẹt

Với vẹt Parrotlet, chuồng sinh sản thường có kích thước cao 45cm, rộng 45cm, dài 60cm. Mỗi lồng nên cách nhau ít nhất 60cm. Hoặc đặt liền nhau nhưng có một tấm gỗ ngăn cách. Điều này sẽ ngăn không cho chim nhìn thấy đồng loại. Tránh được việc chúng tranh cãi hoặc đánh nhau với hàng xóm. Có hại cho việc sinh sản.

Xem thêm  Ưu đãi khi mua thức ăn Royal Canin chỉ có ở Mèo Cún Pet Shop

Chuồng nuôi vẹt

Đối với tổ chim, có thể sử dụng tổ đẻ của chim Yến Phụng. Kích thước khoảng 15x18x20 cm. Vật liệu làm tổ sử dụng cỏ hoặc rơm bện lại thành giỏ. Nên cắt rơm ngắn lại, để tránh mắc vào chân của chim non. Hoặc rải một lớp mùn cưa dày khoảng 5cm.

Thỉnh thoảng ta sẽ thấy chim mái vứt rơm lót ra khỏi ổ. Lúc này cần bổ sung vật liệu để tránh một số vấn đề khi chim mái đẻ trứng và ấp trứng. Tuy nhiên không phải chim cứ trốn vào trong ổ tức là muốn sinh sản. Bởi vì một số con chỉ xem ổ là nơi để ngủ buổi tối mà thôi. Nhưng con nhát gan cũng sẽ thường xuyên trốn trong tổ.

Trên đây là những thông tin cơ bản khi nuôi vẹt Pacific Parrotlet. Nếu bạn đang quan tâm: vẹt Parrotlet giá bán bao nhiêu. Bạn có thể tìm hiểu thêm các loại vẹt cảnh đẹp được nuôi nhiều hiện nay tại petmart.vn. Hoặc gửi câu hỏi về fanpage để được tư vấn đầy đủ và chi tiết nhất nhé.

5/5 – (1 bình chọn)

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ 4 con!!!
Bài mới
Xem thêm  Cách điều trị bệnh khò khè ở mèo tại nhà đơn giản, hiệu quả