Rùa Câm là loại Rùa rất được mọi người yêu quý, chúng không chỉ có ngoại hình đẹp đẽ mà còn rất dễ nuôi, hơn nữa giá cả trên thị trường cũng không quá đắt, nếu đem ra so sánh cũng không quá tổn thất. Bài viết dưới đây Bác sĩ thú y sẽ giới thiệu cho mọi người về môi trường cần thiết khi nuôi Rùa Câm. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
ẩn
Bố trí bãi phơi nắng trong ao nuôi
Thả bèo Lục bình với lượng vừa phải
Điều chỉnh chất lượng nước
Bố trí bãi phơi nắng trong ao nuôi
Rùa Câm rất thích phơi nắng, tốt nhất chủ nuôi nên dùng sỏi suối trứng ngỗng với kích thước lớn một chút để làm vật liệu dựng bãi phơi nắng cho Rùa. Để khi Rùa leo lên bãi, có thể tiện thể giúp chúng “mài móng”, tránh cho móng Rùa mọc quá dài. Trên các diễn đàn, chúng ta thường thấy ảnh một vài chú Rùa Câm có bộ móng quá dài, nếu bạn nào từng nuôi Chim ắt cũng biết cứ cách một khoảng thời gian, chúng ta phải sửa móng cho chúng, điều này cũng tương tự với Rùa.
Trong điều kiện môi trường tự nhiên, móng của Rùa nhất định sẽ được mài mòn về độ dài vừa phải, đây cũng là một trong những bí kíp để phân biệt Rùa nhà và “Rùa hoang”. Khi sửa móng cho Rùa, chủ nuôi cũng nên chú ý chỉ cắt đi 3/4 phần nhọn màu trắng của móng là được rồi.
Thả bèo Lục bình với lượng vừa phải
Bèo Lục bình hay còn gọi là Bèo tây, rất thích hợp để thả vào bể nuôi Rùa. Không những giúp lọc nước, che nắng mà còn có thể làm thức ăn trực tiếp cho Rùa cưng. Đồng thời cũng tạo ra tính thẩm mỹ nhất định!
Điều chỉnh chất lượng nước
Mặc dù yêu cầu về chất nước của Rùa Câm không quá cao nhưng nếu muốn chúng phát triển khỏe mạnh, chủ nuôi nhất định cũng cần lưu ý. Lượng Clo trong nước máy có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của Rùa, đặc biệt với những khu vực khác nhau, chất nước cũng khác nhau và lượng Clo trong nước cũng có sự khác biệt.
Những bạn nào từng nuôi Cá cũng biết nếu khi thay nước, bạn trực tiếp bơm nước máy vào bể, thân cá lập tức sẽ chứa đầy bọt khí, lâm vào tình trạng “đầu nặng đuôi nhẹ”, sau đó thân cá sẽ xuất hiện các tia máu, do đó nếu dùng nước máy, bạn phải “phơi nước” trong khoảng 1 ngày trở nên rồi mới bơm vào bể nuôi. Tần suất thay nước khoảng 2 – 3 ngày/lần. Mỗi sáng hãy dùng lưới để vớt những tạp chất trong nước ra khỏi bể.
Trên đây là những thông tin liên quan đến môi trường cần thiết khi nuôi dướng Rùa Câm, hi vọng bài viết hôm nay sẽ giúp ích cho các bạn!
Biên tập viên
Bài mới
- Tin tức23 Tháng tư, 202410 tips chụp ảnh thú cưng tại nhà siêu đơn giản, dễ thực hiện
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Khứu giác nhạy cảm của chó đánh hơi được bệnh ung thư
- Tin tức21 Tháng Một, 2024Cách nuôi và huấn luyện chó Yorkshire Terrier
- Tin tức21 Tháng Một, 20245 mẫu chuồng nuôi chó cảnh thông dụng nhất hiện nay