Rùa Câm có sức đề kháng rất mạnh, có thể chịu đói chịu rét. Là một loài rùa nửa cạn vừa sống dưới nước vừa sống trên cản, nhưng chúng hoạt động sinh sống trong nước nhiều hơn. Hiện nay nguồn tài nguyên Rùa Câm tự nhiên đã ngày càng suy kiệt, bắt buộc phải có kỹ thuật nuôi rùa câm nhân tạo và gây giống.

Mục lục
ẩn
1.
Lựa chọn rùa câm con

2.
Kỹ thuật nuôi rùa câm hàng ngày

2.1.
Cho ăn

2.2.
Quản lý chất lượng nước

2.3.
Chăm sóc hàng ngày

Lựa chọn rùa câm con

Tốt nhất nên mua rùa con từ những nơi nhân giống, bởi vì rùa con thuần dưỡng của người nhân giống đã thích nghi với môi trường nuôi dưỡng nhân tạo rồi, khả năng sống sẽ cao hơn. Nếu như mua trên thị trường thì nên mua vào tháng 5 đến tháng 8, và lần lượt kiểm tra tình trạng sức khỏe của rùa cùng với việc trong miệng có móc câu không. Thông thường mà nói, rùa con khỏe mạnh nên có sẵn 3 điều kiện sau:

Phản ứng linh hoạt, hai mắt có thần, cơ bắp bốn chân đầy đặn, có nhiều tính đàn hồi, có thể tự chống đỡ cơ thể để đi lại chứ không phải bò lết bằng yếm bụng;

  • Bên ngoài cơ thể không có vết thương và lở loét;
  • Đặt rùa vào trong nước sâu thì nó có thể chìm xuống.
Xem thêm  Bệnh viêm phổi ở chó mèo có chữa được không?

Kỹ thuật nuôi rùa câm hàng ngày

Cho ăn

Rùa Câm là loài rùa ăn tạp, phạm vi thức ăn rất rộng. Trong điều kiện nuôi dưỡng nhân tạo, có thể cho chúng ăn các loại thịt động vật như cá nhỏ, nội tạng động vật… Cũng có thể cho ăn các loại thức ăn hỗn hợp. Nhưng đòi hỏi phải có một khoảng thời gian để chúng thích ứng.

Đầu tiên nên cho ăn thức ăn mồi tươi trộn cùng với thức ăn hỗn hợp, nặn thành viên tròn đặt ở bên cạnh nước, sau khi cho ăn nhiều lần liên tiếp, sau khi đã được phần lớn rùa thích ứng thì có thể cho chúng ăn trực tiếp thức ăn hỗn hợp.

Rùa Câm tìm kiếm thức ăn ở trong nước, do đó nên đặt thức ăn ở trên chỗ cho ăn gần rìa nước, số lượng thức ăn cho ăn nên ước lượng để rùa ăn hết, thông thường thì lượng thức ăn bằng 5% trọng lượng cơ thể rùa. Khi cho ăn sẽ có sự khác biệt với các mùa, tháng 4, tháng 5, tháng 10 nên cho ăn trước và sau buổi trưa, tháng 6 đến tháng 9 thì nên cho ăn lúc 8-9 giờ sáng hoặc vào chiều tối lúc khoảng 6 giờ, tháng 7 là mùa cao điểm rùa đẻ trứng nên tăng lượng thức ăn cho rùa.

Quản lý chất lượng nước

Hồ nuôi dưỡng có diện tích nhỏ thì nên thay nước 1 tuần 1 lần, hồ nuôi diên tích lớn thì 2-3 ngày nên rút bớt một phần nước cũ, cho thêm nước mới vào, và mỗi tuần sử dụng Furazolidone 20mg/lít hoặc là nước vôi trong 10mg/lít vẩy rắc luân phiên.

Xem thêm  Vẹt Hyacinth Macaw với phương pháp ghép đôi cực dễ

Chăm sóc hàng ngày

Trong việc chăm sóc hàng ngày nên làm được việc quan sát tỉ mỉ và ghi chú cẩn thận. Quan sát có thể hiểu được tình trạng ăn uống hoạt động phát triển của rùa, mỗi ngày sáng 1 lần, tối 1 lần, tùy ý kiểm tra ngẫu nhiễn tình trạng sức khỏe của 2-3 con rùa, và ghi chú các phương diện như nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước, hoạt động, bệnh tật, cho ăn…

5/5 – (1 bình chọn)

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ 4 con!!!