nuôi ghép Rùa là việc khá phổ biến, dù với bể nuôi nho nhỏ hay một hồ lớn đều có thể nuôi Rùa và Cá chung với nhau. Cách nuôi trộn này sẽ giúp gia tăng hiệu quả kinh tế, đồng thời cũng tạo không gian giống như một trang trại nhỏ, rất thú vị! Hãy cùng tìm hiểu với Bác sĩ thú y nhé.

Mục lục
ẩn
1.
Xây dựng ao nuôi trộn Rùa và Cá

2.
Chuẩn bị Cá và Rùa trước khi thả

3.
Các Tips quan trọng khi nuôi

4.
Chăm sóc hàng ngày

5.
Lợi ích của việc nuôi ghép

Xây dựng ao nuôi trộn Rùa và Cá

  • Thiết kế: Rùa có tính thích bắt nạt đồng loại nên bắt buộc cần phân chia lớn nhỏ rõ ràng và tách ao nuôi riêng. Hồ nuôi ghép chia thành ao Rùa bố – mẹ, ao Rùa trưởng thành, ao Rùa non với diện tích theo tỉ lệ 2:1:6, nằm dọc theo chiều Đông – Tây, mép ao dựng hình chữ T, dựng một gò phơi nắng với độ rộng khoảng 50 – 100 cm ở phía Bắc của ao, trải cát sỏi lên đó để Rùa có chỗ phơi nắng và đẻ trứng; Dựng thêm một gò làm nơi cho ăn, độ dốc khoảng 30° so với mặt nước, để nước ngập chừng 20 cm, trải lên đó lớp cát dày từ 10 – 20 cm.
  • Dựng lán giữ nhiệt: Dựng lán nằm dọc theo chiều Nam – Bắc, có thể dùng thép hoặc tre trúc đều được. Khi nhiệt độ xuống dưới 28°C thì dùng màng nhựa che lại.
  • Thiết bị sưởi: Nếu có điều kiện, hãy đặt thiết bị sưởi hơi nước kép ở cửa ao.
Xem thêm  Ba điều cần chú ý trong cách nuôi Rùa con mới về nhà

Chuẩn bị Cá và Rùa trước khi thả

Khử trùng ao nuôi theo quy cách thông thường sau khi bơm nước vào hồ. Đặt 2 – 4 nhiệt kế ở các góc đối nhau của hồ để kiểm soát nhiệt độ của nước. Thả các động vật làm mồi như ốc, tôm vào hồ. Nhớ chọn Cá và Rùa không có bệnh nhé, các loại Cá có thể chọn như các loại cá Da trơn, cá Mè trắng, cá Mè hoa, cá Chép, cá Trắm cỏ,…

Các Tips quan trọng khi nuôi

  • Chọn các cá thể Rùa có kích thước, thể chất tương tự nhau và Cá thả vào ao nuôi ghép. Tỉ lệ và mật độ: 1 – 2 Rùa và 2 – 3 Cá trong 1m² ao nuôi rùa giống bố mẹ; 6 – 8 Rùa và 4 – 6 cá với mỗi m² ao nuôi Rùa non; Ở ao Rùa trưởng thành, mỗi m² ao thả 4 – 6 Rùa và 3 – 5 Cá.
  • Loại cá: Cá ăn sinh vật phù du chọn cá Mè trắng, cá  Mè hoa; Cá ăn cỏ chọn cá Trắm cỏ; Cá ăn tạp chọn cá Chép, cá Giếc, cá Da trơn. Tỉ lệ số lượng của 3 loại cá này là 3:1:10.

Chăm sóc hàng ngày

  • Cho ăn: Cho Cá và Rùa ăn thức ăn động vật (như bọ gậy, thức ăn cho gia súc gia cầm, giòi hoặc giun) và thức ăn hỗn hợp.
  • Công thức phối: Bột cá, bột xương, bột ngô, cám lùa mì 15%, bột mì 7%, muối ăn, bã đậu 30%, keo thực phẩm, hoocmon sinh trưởng (Auxin) 1%.
  • Phòng tránh: Phòng bệnh (nấm thuỷ mi, đỏ cổ, ban đỏ trắng,…). Dùng kháng sinh 1‰ mỗi 10 – 15 ngày cho ăn 1 lần, ngày thứ 2 giảm 1 nửa lượng thuốc, duy trì 5 ngày là một đợt điều trị; Loại bỏ kẻ thù tự nhiên (Rắn, chuột, chim, muỗi,…); Ao Rùa non không có lán che, nên dùng lưới giăng bên trên.
  • Kiểm tra thường xuyên vào sáng, trưa, chiều mỗi ngày.
  • Quan sát: Quan sát xem Rùa có hoạt động bình thường không, liệu xem chúng có an toàn không, độ ấm của nước đã phù hợp chưa (nên giữ mức nhiệt ở 28 – 30C), chất nước có ổn định không, nước có màu xám và có các vẩn mây màu vàng nâu, độ trong khoảng 20 – 30cm.
Xem thêm  Cách tiểu phẫu và chữa trị mộng mắt ở chó an toàn

Lợi ích của việc nuôi ghép

Nuôi trộn Rùa và Cá sẽ làm tăng Oxy trong nước, tăng đối lưu giữa các tầng nước. Khi Rùa hoạt động trong nước, chúng sẽ giúp tăng đối lưu giữa các tầng nước, làm Oxy trong nước phong phú hơn. Khi Rùa hoạt động dưới đáy nước sẽ làm các lớp trầm tích dưới đáy ao phân giải nhanh hơn, giảm lượng tiêu hao Oxy của các vật chất hữu cơ.

Khi nuôi trộn Rùa và Cá sẽ có lợi cho việc sinh sản của các loại mồi sống. Thức ăn thừa và chất thải sẽ làm nước giàu dinh dưỡng hơn, kích thích sự sinh sôi của các sinh vật phù du và sinh vật tầng đáy. Đồng thời, nuôi trộn cũng giúp chất nước sạch hơn.

Cá có thể tận dụng thức ăn thừa của Rùa, chất thải của Cá sẽ là thức ăn cho sinh vật phù du, từ đó khiến nước sạch hơn. Nuôi trộn giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh ở Cá. Rùa sẽ ăn Cá bệnh và Cá chết, giảm xác suất truyền nhiễm.

4/5 – (4 bình chọn)

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ 4 con!!!