Theo các chuyên gia, mô hình nuôi Yến Phụng sinh sản được đánh giá là mang lại hiệu quả cao, chi phí thấp. Hơn nữa, nhu cầu thị trường hiện nay đối với loài chim này đang ngày càng gia tăng. Chim Yến Phụng được ưa chuộng do vẻ đẹp đặc biệt và sức sống mạnh mẽ của chúng.

Mục lục
ẩn
1.
Tập tính sống của chim Yến Phụng

2.
Chuẩn bị chuồng nuôi Yến phụng sinh sản

3.
Cách nuôi chim Yến Phụng sinh sản

Nuôi Yến Phụng sinh sản không khó vì loài chim này sinh sản nhanh, không tốn công chăm sóc. Vậy kỹ thuật nuôi chim sinh sản như thế nào? Cần chú ý gì khi nuôi giống chim này? Hãy cùng bác sĩ thú y tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Tập tính sống của chim Yến Phụng

Tập tính sống của chim Yến Phụng

Chim Yến Phụng hay vẹt Hồng Kông, là một giống chim thuộc họ Vẹt. Chúng có kích thước nhỏ, thân dài 10-20cm. Hai bên má thường có vài đốm màu xanh biển hoặc tím. Trên gáy, lưng và cánh có nhiều vân màu vàng và đen.

Phần còn lại trên cơ thể chúng có nhiều màu sắc rất sặc sỡ như xanh lá cây, tím, xanh biển, vàng, trắng… Mỏ chim màu trắng hoặc vàng. Chim Yến Phụng có bộ lông rất bắt mắt, tính cách hoạt bát, thân thiện. Hơn nữa tiếng kêu của chúng khá trong và hay.

Xem thêm  Điểm danh 10 giống Chim đẹp dễ nuôi phổ biến tại Việt Nam

Chim Yến Phụng du nhập vào Việt Nam từ những năm 80 và trở nên phổ biến ở khắp các tỉnh. Do được nhân giống từ các trại nuôi, chúng rất dễ thuần hóa và được ưa chuộng để nuôi làm cảnh.

Chim Yến Phụng sống theo cặp hoặc theo đàn. Trong tự nhiên chúng thường tụ tập thành đàn hàng chục thậm chí hàng trăm con. Thức ăn của chúng là các loại hạt như gạo, kê, lúa mì, rau xanh và hoa quả. (Xem thêm cách nuôi chim Yến Phụng tại petmart.vn)

Chuẩn bị chuồng nuôi Yến phụng sinh sản

Chuẩn bị chuồng nuôi Yến phụng sinh sản

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị một cái chuồng đủ rộng cho chim vui chơi, cặp đôi và làm ổ. Chuồng cần che chắn để hạn chế ánh sáng. Do ánh sáng làm giảm hiệu quả ấp trứng thành công của chim mái. Chuồng chim phải có 2 phần: phần chim ở và phần sân chơi.

Nên cho chim sinh sản và mùa thu, đông, xuân hàng năm. Mùa hè do thời tiết nóng bức, chim mái nằm trong ổ liên tục có thể gặp nhiều vấn đề sức khỏe. Hơn nữa trong thời gian này, tỉ lệ ấp nở chim non cũng rất thấp. Do đó không nên nhân giống chim vào mùa hè.

Thường xuyên tiến hành tiêu độc khử trùng chuồng nuôi chim. Trong chuồng phải luôn đảm bảo có đủ thức ăn, nước uống và nhiều cành cây để chim vui chơi.

Cách nuôi chim Yến Phụng sinh sản

Cách nuôi chim Yến Phụng sinh sản

Mỗi năm chim Yến Phụng đẻ 3-4 lứa, mỗi lứa 4-7 trứng, tối đa có thể lên tới 10 trứng. Chim mái ấp trứng trong 18 ngày và nuôi con 1 tháng. Sau khoảng 40 ngày, chim non có thể tách đàn và sống độc lập. Tuổi thọ của chúng khoảng 7 năm.

Xem thêm  Nuôi Rùa cạn thế nào để không bị chết yểu

Chim Yến Phụng trưởng thành ở 6-8 tháng tuổi, độ tuổi sinh sản tốt nhất là 1-5 tuổi. Chúng sinh sản quanh năm, cả chim trống và chim mái đều cùng nuôi con. Trong thời gian ấp trứng, chim mái rất dễ bị kích động.

Nhiệt độ chuồng nuôi cần duy trì trên 20°C, độ ẩm 45-50%, thoáng khí. Ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè. Chuồng nuôi phải yên tĩnh, không có người lạ hoặc động vật ra vào để tránh làm chúng sợ hãi.

Chim yến phụng là loài chim đẹp và được ưa chuộng. Nếu chịu khó đầu tư và áp dụng nhiều kiến thức bổ ích, bạn sẽ được những cặp chim yến phụng rực rỡ với nhiều màu sắc. Chúc bạn thành công.

4/5 – (3 bình chọn)

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ 4 con!!!