Thỏ Sư Tử là một loài thú cưng nổi tiếng thế giới. Đặc điểm lớn nhất chính là chúng có bộ lông cực kỳ dày và xù. Đặc biệt là phần đầu. Nhìn cái bờm bay bay, lông mi dài dài, trông giống một cái đầu sư tử trong truyện tranh hay các nhân vật hoạt hình. Đây cũng chính là lý do chúng có tên như vậy. Để hiểu thêm về đặc điểm, tập tính và cách chăm sóc giống thỏ đáng yêu này mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của petmart.vn.

Mục lục
ẩn
1.
Đặc điểm ngoại hình của Thỏ sư tử

2.
Kỹ thuật nuôi dưỡng thỏ kiểng

3.
Một số bệnh thường gặp ở Thỏ Sư Tử

Đặc điểm ngoại hình của Thỏ sư tử

Đặc trưng: mũi hếch, chân trước dài, cổ, hai má. Đỉnh đầu đều có lông dài, màu sắc có màu trắng thuần, màu lông chuột, màu nâu, màu trắng đốm đen… Thỏ Sư Tử và Thỏ Angora rất giống nhau, nhưng tai của chúng khá rộng, giống hình tam giác. Ngoài ra lông ở phần cổ cũng mọc khá dài. Trông giống như bờm của sư tử đực. Vì thế được gọi là Thỏ Sư Tử. Thể trọng thỏ trưởng thành khoảng 1.5kg, dài khoảng 35cm. Loài thỏ này được Hiệp hội thỏ Anh Quốc (British Rabbit Council) và các nước châu Âu chứng nhận.

Xem thêm  Nguyên nhân và cách điều trị cho vẹt bị bệnh chướng diều

Đặc điểm ngoại hình của Thỏ sư tử

Kỹ thuật nuôi dưỡng thỏ kiểng

Đối với việc bố trí lồng cho Thỏ Sư Tử tuyệt đối không được xem nhẹ. Đầu tiên không nên dùng nền chuồng bằng nan sắt nhỏ. Tốt nhất là đặt thảm mềm hoặc vải mỏng vào đáy lòng. Vì chân sau của thỏ bẩm sinh có đệm mềm cảm ứng. Nó có tác dụng để trinh sát khi kẻ thù đến tập kích.

Đứng lâu trên đáy lồng sẽ khiến chân sau của thỏ xuất hiện vết chai. Cẳng chân sẽ biến thành hình chữ bát. Rất không tốt cho đi lại, nghiêm trọng hơn có thể khiến cho chúng kháng cự lại khi bị bế lên. Ngoài ra, thỏ sẽ chọn một trong bốn góc chuồng làm chỗ vệ sinh trước, rồi chọn góc chéo làm giường ngủ. Chỉ cần chỗ giường ngủ để thêm vải mềm thì nó sẽ yên giấc vô lo.

Kỹ thuật nuôi dưỡng thỏ kiểng

Rải mùn cưa là việc quy định. Nó có tác dụng hút nước tiểu và khiến cho lông thỏ vung rụng không bay lên xung quanh. Phải thay thường xuyên, nếu không thỏ sẽ rất dễ mắc bệnh về da. Ví dụ như rụng lông ngón chân, nổi vết chai… Thỏ tốt nhất là nên đi vệ sinh trên mùn cưa. Cần huấn luyện thỏ dùng nhà vệ. Nhất là khi chúng đại tiện thì ngay lập tức bế chúng vào nhà vệ sinh. Sau này chúng sẽ biết được chỗ nào “đi vệ sinh”.

Cứ 3 tháng dùng nước ấm tắm một lần. Cần duy trì tạo hình của Thỏ Sư Tử. Định kì chỉnh sửa bộ lông là điều không thể thiếu.Theo bác sĩ thú y tốt nhất mỗi ngày nên chải lông cho Thỏ sư tử một lần. Nếu không lông sẽ vón thành một cục. Đồng thời khiến cho ngoại hình trở nên xấu xí. Hơn nữa còn khiến cho lần chỉnh sửa sau khó khăn hơn. Cắt lông tốt nhất là cho nhân viên chuyên nghiệp ở cửa hàng thú cưng phụ trách. Nếu không rất dễ làm tổn thương đến lớp da non mềm của chúng.

Xem thêm  Phác đồ cách chữa trị bệnh thối mai ở Rùa cảnh

Một số bệnh thường gặp ở Thỏ Sư Tử

Nếu phát hiện thỏ đi ngoài phân lỏng, mông dính bẩn có thể là bị tiêu chảy. Hoặc chúng ăn quá nhiều hoặc tâm trạng lo lắng. Đôi khi cũng có thể là mắc bệnh dạ dày ruột hoặc là bệnh gan. Nếu như là Thỏ Sư Tử chưa trưởng thành bị tiêu chảy, thì khả năng nhiều là mắc cầu khuẩn. Bạn phải nhanh chóng đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y.

Thỏ Sư Tử cứ kéo lê chân, đi khập khiễng có thể là sau khớp chân hoặc gãy xương. Nếu như tủy sống của chúng bị tổn thương, thì sẽ xuất hiện tình trạng đại tiểu tiện không kiểm soát. Sau khi Thỏ Sư Tử đi vệ sinh xong sẽ không muốn ăn gì. Lượng đại tiện cũng khá ít hơn bình thường. Khi thỏ tự vệ sinh lông nuốt phải lông vào trong dạ dày kết thành búi lông. Đó cũng chính nguyên nhân mắc bệnh búi lông.

Một số bệnh thường gặp ở Thỏ Sư Tử

Thỏ Sư Tử hắt xì hoặc chảy nước mũi làm ướt lông xung quanh mũi có thể bị cảm. Nghiêm trọng một chút có thể mắc viêm phổi hoặc nghẹt mũi. Hoặc mắc bệnh tụ huyết trùng truyền nhiễm. Biểu hiện lâm sàng sau khi mắc bệnh là rụng lông, da khô, viêm kết mạc mắt…

Thỏ Sư Tử không ăn thức ăn, nhỏ nước dãi có thể mắc chứng dị tật răng. Đó là lúc đầu răng hàm trên và hàm dưới không thể hoàn toàn khớp nhau. Răng càng dài thì sự sai lệch trên dưới càng lớn. Do đó không thể nhai được thức ăn. Nếu thỏ túm tai hoặc lắc lư tai giống như đang gãi ngứa có thể mắc bệnh nấm ghẻ tai.

Xem thêm  8 phương cách chữa trị khi Rắn bị bệnh thường gặp

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các giống thỏ cảnh, các địa chỉ mua bán thỏ kiểng giá rẻ tại Hà Nội, TPHCM có thể tham khảo các bài viết tại petmart.vn.

5/5 – (1 bình chọn)

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ 4 con!!!