Có nhiều cách chăm sóc rùa cảnh khác nhau. Ngoài việc phải đa dạng các loại thức ăn cho rùa, bạn cần bổ sung Canxi cho rùa,  thêm các chất Vitamin và Canxi cho rùa. Các Vitamin khác nhau cũng đóng vai trò khác nhau. Vì vậy bất kể là thiếu hụt loại Vitamin nào thì đều có ảnh hưởng nhất định tới cơ thể của rùa cảnh.

Mục lục
ẩn
1.
Vai trò của Vitamin trong cách chăm sóc rùa cảnh

2.
Các loại Vitamin phổ biến khi chăm sóc rùa cảnh

2.1.
Vitamin A

2.2.
Vitamin B1

2.3.
Vitamin B2

2.4.
Vitamin B11

2.5.
Vitamin B12

2.6.
Vitamin C

2.7.
Vitamin D

2.8.
Vitamin E

2.9.
Vitamin K

2.10.
Vitamin P

3.
Lưu ý cách chăm sóc rùa con bằng Vitamin

3.1.
Vitamin tan trong nước

3.2.
Vitamin tan trong dầu

3.3.
Liều lượng sử dụng

Vì thế bình thường khi chúng ta cho ăn cần phải đảm bảo cân bằng các nguyên tố dinh dưỡng cho rùa, đừng để phát sinh tình trạng thiếu nguyên tố dinh dưỡng nào đó. Tuy nhiên chúng ta cũng nên biết rằng việc gì cũng có tính hai mặt. Do đó, qua bài viết dưới đây, Pet Mart sẽ cùng bạn tìm hiểu về tác dụng và những lưu ý khi bổ sung Vitamin trong cách chăm sóc rùa con tại nhà nhé.

Vai trò của Vitamin trong cách chăm sóc rùa cảnh

Rùa là một trong những loài bò sát được nuôi nhiều nhất hiện nay. Chúng được nuôi làm cảnh là chủ yếu. Đặc biệt là rùa cảnh. Chúng rất dễ nuôi và không có nhiều yêu cầu. Tuy nhiên không phải thế mà đơn giản trong cách chăm sóc rùa cảnh.

Cũng như nhiều giống vật nuôi khác, rùa cũng cần bổ sung thêm Vitamin để cân bằng dinh dưỡng. Nếu thiếu Vitamin, rùa cảnh sẽ rất dễ mắc bệnh. Đặc biệt phổ biến nhất là những bệnh nguy hiểm do thiếu Vitamin A và D gây ra. Không khắc phục nhanh có thể tử vong. Nếu bổ sung Vitamin một cách mù quáng cho rùa sẽ gây tác dụng phụ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể chúng. Chính vì vậy, vai trò của Vitamin cực kỳ quan trọng.

Các loại Vitamin phổ biến khi chăm sóc rùa cảnh

Vitamin A

Vitamin A  là chất dầu màu vàng ở trạng thái dịch lỏng, hòa tan trong chất béo. Chất Caroten có thể chuyển hóa thành Vitamin A. Khi thiếu hụt chất này sẽ gây ra bệnh quáng gà hoặc khô mắt. Gan động vật và dầu gan cá chứa một lượng khá lớn Vitamin A.

Biểu hiện cho thấy khi cách chăm sóc rùa cảnh không đúng dẫn đến bị thiếu Vitamin A. Dấu hiệu bao gồm mí mắt sưng, khóe mắt đỏ lên. Da thô ráp do bị ô nhiễm vi khuẩn. Miệng bị viêm, lở loét và chảy nước mũi. Sự phát triển bất thường của mắt trong phôi. Mất cảm giác ngon miệng và rùa bỏ ăn.

Xem thêm  Tuổi thọ của heo cảnh là bao nhiêu năm?

Vitamin B1

Trạng thái tinh thể không màu, tan trong nước, có tác dụng gia tăng cảm giác thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa, lại có thể thúc đẩy phát triển, duy trì chức năng sinh sản…Khi bị thiếu Vitamin B1 thì có thể dẫn đến bệnh phù chân, chán ăn, rối loạn tiêu hóa… Cách chăm sóc rùa cảnh để có Vitamin là sử dụng  trấu cám, cám gạo, rau chân vịt và gan có chứa nhiều vitamin B1 nhất.

Vitamin B2

Dạng tinh thể màu vàng, có vị hơi ngọt. Khi thiếu Vitamin B2 có thể dẫn đến viêm khóe miệng, viêm da, bệnh vể mắt, thiếu máu… Cách chăm sóc rùa để có Vitamin B2 là sử dụng men, gan, các loại sữa và lương thực phụ (ngô, khoai, sắn, đậu).

Vitamin B11

Dạng tinh thể màu vàng, tan trong nước, có ý nghĩa quan trọng đối với việc tổng hợp Axit Nucleic trong cơ thể, kết hợp với Vitamin B12 có tác dụng điều trị hiệu quả bệnh thiếu máu ác tính. Chất này có nhiều trong các loại rau xanh tươi, gan và thận. Còn được gọi là Axit Folic.

Vitamin B12

Chất rắn màu đỏ sẫm có thể tan trong nước và chất có cồn. Có tác dụng kích thích chức năng tạo máu của tủy xương, có tác dụng điều trị đới với bệnh thiếu máu ác tính khi chăm sóc rùa cảnh. Vitamin B12 còn được gọi là Cobalamin có khá nhiều trong gan và thận.

Vitamin C

Dạng tinh thể không màu, tan trong nước và chất cồn, dễ dàng bị phân hủy bởi nhiệt độ. Vitamin C có thể tăng cường sức đề kháng, bảo vệ các mao mạch, phòng ngừa bệnh máu xấu, thúc đẩy vết thương mau lành. Khi thiếu Vitamin C có thể dẫn đến chảy máu chân răng, bong da và bệnh máu xấu. Vitamin C còn được gọi là Axit Ascorbic có nhiều trong hoa quả và các loại rau củ tươi.

Nghiên cứu của các chuyên gia đã chỉ ra rằng, có thể sử dụng dung dịch Vitamin C để sát trùng cho rùa non. Phương pháp mới này có tác dụng bảo vệ lớp da và màng da của rùa non, còn có tác dụng diệt khuẩn. Bởi vì Vitamin C cùng vơi 1 loại Protein có trong trong da của rùa non có tác dụng tái tạo các mô liên kết của các tế bào da, từ đó nó có thể bảo vệ da.

Đồng thời, Vitamin C còn là một chất có tính Axit, khi Axit đạt đến nồng độ nhất định, nó sẽ phản ứng khử trùng. Cho nên Vitamin C được tiến hành khử trùng cho rùa non. Không chỉ là một phương pháp đơn giản mà còn mang lại hiểu quả tốt, chi phí thấp, dễ sử dụng, người nông dân có thể làm chủ phương pháp này.

Những điểm chính khi tiến hành khử trùng bằng Vitamin C là dùng 1 chậu nhựa có đường kính 1m, pha 8 lít nước và cho 4gram Vitamin C khuấy đều cho hòa tan. Sau đó đưa khoảng 160 con rùa non vào chậu, ngâm trong vòng 10 phút để khử trùng. Sau khi ngâm xong, đa số người nuôi rùa vớt chúng ra. Nói chung, với cách chăm sóc rùa cảnh này, liều lượng sử dụng có thể tăng lên gấp 4 lần cho khoảng 800 con rùa non.

Xem thêm  Những lưu ý khi nuôi Nhện Tarantula bạn cần biết

Vitamin D

Dạng tinh thể không màu không mùi, tan trong chất béo. Tích cựu thúc đẩy sự hấp thụ Vitamin và Photpho trong cơ thể. Có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của xương khớp. Khi bị thiếu Vitamin D thì rùa mới nở, rùa con có thể sẽ bị bệnh còi xương. Rùa trưởng thành có thể bị bệnh nhuyễn xương.

Vitamin D có nhiều nhất trong dầu gan cá, gan, lòng đỏ trứng, chất béo trong sữa. Dưới tác động của ánh nắng mặt trời, Cholesterol trong cơ thể có thể chuyển hóa thành Vitamin D. Vì vậy cần cho rùa phơi nắng nhiều hơn, nhằm tăng cường vitamin trong cơ thể.

Nếu cách chăm sóc rùa cảnh không hợp lý, dẫn tới bị thiếu Vitamin D sẽ khiến chúng không thể tổng hợp Canxi. Bạn có bổ sung bao nhiêu Canxi mà không có Vitamin nhóm D thì cũng vô ích. Hay bổ sung nhiều Vitamin D nhưng lại không thêm Canxi vào chế độ ăn thì không giải quyết được gì cả.

Canxi và vitamin D phải song hành với nhau. Nếu thiếu 1 trong 2 thì tất cả các cách chăm sóc rùa cảnh coi như thất bại. Không chỉ có rùa, gần như tất cả các loài động vật sống đều cần. Ngoài việc phơi nắng ra, có vài loại thực phẩm có thể hỗ trợ việc bổ sung Vitamin D. Bạn nên bổ sung thêm vào thực đơn cho rùa.

Vitamin E

Dạng dung dịch dầu màu vàng nhạt, tan trong chất béo cùng với dung môi khác. Có thể thúc đẩy khả năng sinh sản. Khi thiếu Vitamin E thì sẽ lầm giảm khả năng sinh sản, thậm chí là vô sinh. Vitamin E có khá nhiều trong các loại rau, gan, lương thực phụ và các loại mầm hạt. Tùy theo từng cách chăm sóc rùa cảnh để sử dụng các nguồn thức ăn 1 cách khoa học,

Vitamin K

Dạng lỏng dầu hoặc dang rắn màu vàng, tan trong chất béo. Khi chảy máu có thể thúc đẩy đông kết máu có tác dụng cầm máu. Vitamin K có khá nhiều trong các loại rau màu xanh và thịt cá. Bạn có thể sử dụng những thực phẩm này cho rùa ăn. Đảm bảo bằng mọi cách chăm sóc rùa cảnh một cách tốt nhất.

Vitamin P

Dạng tinh thể màu vàng, tan trong chất cốn. Khi thiếu Vitamin P, các mao mạch sẽ trở nên dễ vỡ dấn đến chảy máu. Vitamin P còn được gọi là Axit Citric có nhiều trong chanh Tây, quýt hồng, kiều mạch và các loại rau củ.

Lưu ý cách chăm sóc rùa con bằng Vitamin

Hiện nay, mỗi người chơi lại có cách chăm sóc rùa cảnh khác nhau. Tuy nhiên, rùa cảnh được chia làm rùa cạn, rùa nước và rùa bán cạn. Vì thế cách chăm sóc rùa cạn không thể giống hoàn toàn cách chăm sóc rùa nước. Người nuôi cần lưu ý những điều này để lên kế hoạch nuôi dưỡng chúng.

Đối với những chú rùa mini con non, khi mới bắt về nhà mới. Không nhất thiết phải cho ăn ngay. Hãy để chúng được nghỉ ngơi ít ngày. Khi bổ sung Vitamin cho rùa bạn cần chú ý những vấn đề sau:

Vitamin tan trong nước

Vitamin tan trong nước sau khi ăn vào sẽ dễ dàng được hấp thu trong ruột, không tồn đọng trong cơ thể rùa. Khi bổ sung quá nhiều Vitamin tan trong nước, lượng Vitamin thừa sẽ được bài tiết ra ngoài theo quá trình lọc của thận, thường sẽ không gây ra bệnh tật gì đối với cơ thể rùa. Tuy nhiên, nên chú ý lại cách chăm sóc rùa cảnh của bạn.

Xem thêm  Chi phí các khóa học cắt tỉa lông chó TPHCM và Hà Nội

Vitamin tan trong dầu

Vitamin tan trong dầu sau khi được đưa vào cơ thể sẽ cần đến sự giúp đỡ của dịch gan mới có thể được hấp thu. Nếu rùa nạp vào quá nhiều lượng Vitamin này, chúng sẽ bị ngộ độc. Ví dụ, Vitamin A có thể thúc đẩy sự sinh trưởng phát triển của rùa, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, còn có thể phòng ngừa và chữa trị bệnh khô mắt.

Nếu thiếu Vitamin A, rùa sẽ rất dễ mắc phải bệnh viêm giác mạc, kết mạc. Nhưng khi bổ sung quá nhiều Vitamin A, rùa bị bệnh thèm ngủ, tiêu chảy… Ngộ độc nghiêm trọng cũng sẽ gây tử vong cho rùa. Nếu bạn không chắc cách chăm sóc rùa cảnh của mình là đúng, hãy nhờ sự trợ giúp của bác sĩ thú ý.

Liều lượng sử dụng

Khi bổ sung Vitamin cho rùa Núi Vàng, rùa Đá Pond, rùa Tai Đỏ, rùa Cổ Sọc, rùa Sulcata…chủ nuôi nhất định cần chú ý nắm chắc liều lượng thích hợp. Tùy theo giống loài, rùa cạn hay rìa nước và kích thước của chúng ra sao. Không thể đột ngột bổ sung một lượng lớn trong thời gian ngắn rồi một thời gian dài sau không bổ sung thêm.

Phương pháp nuôi dưỡng và cách chăm sóc rùa con như vậy rất dễ khiến chúng ngộ độc và dẫn đến tử vong. Phương án tốt nhất để bổ sung dinh dưỡng, chăm sóc cho rùa cảnh chính là làm theo các bước tuần tự, khoa học.

Đầu tiên phải xác định xem rùa bị thiếu loại Vitamin nào, sau đó tiến hành bổ sung hàng ngày với liều lượng và thời gian nhất định. Duy trì trong thời gian dài. Như vậy mới khiến Rùa tránh được những nguy hiểm xảy ra do ngộ độc Vitamin.

Trên đây là những thông tin liên quan đến cách chăm sóc rùa cảnh bằng việc bổ sung Vitamin đúng chuẩn. Nuôi rùa cảnh hay bất cứ loại thú cưng nào cũng đều là một việc cần nhiều kiên nhẫn.

Muốn thú cưng khoẻ mạnh trưởng thành, chủ nuôi cũng phải có những kiến thức nhất định để có cách chăm sóc rùa cảnh 1 cách đúng chuẩn nhất. Nếu phát hiện rùa có gì bất thường cũng đừng quá nôn nóng mà phải bình tĩnh xem xét để tìm ra cách giải quyết đúng đắn nhất nhé.

5/5 – (1 bình chọn)

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ 4 con!!!